Bài 27. Ôn tập phần Tiếng Việt (Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập,...)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Ôn tập phần Tiếng Việt (Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập,...) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Bài 27 - Tiết 127
ôn tập
tiếng việt
Giáo viên: Nguyễn Thị Thuý
Lớp dạy: 9A
Trường PT Đông Đô
Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức tư tưởng:
Hệ thống hoá kiến thức về:
- Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
- Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nghĩa tường minh và hàm ý.
2. Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn.
3. Rèn kĩ năng sử dụng các thành phần câu;
nghĩa tường minh và hàm ý.
b. Kết cấu nội dung bài học
I. Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
II. Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
III. Ôn tập nghĩa tường minh và hàm ý.
I. Ôn tập khởi ngữ và các thành phần biệt lập
1. Khái niệm:
a. Khởi ngữ:
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu và có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
C. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.


B. Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu và có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
b. Thành phần biệt lập:
(?) Thành phần biệt lập của câu là gì?

A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới trong câu.
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm,. được nói tới trong câu.
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu.



A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
I.2. Bài tập 1 - SGK/109
Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó. (Làng, Kim Lân)
=> Xây cái lăng ấy là khởi ngữ.
b. Tim tôi đập cũng không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. (Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)
=> Dường như là thành phần tình thái.
c. Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy. (Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long)
=> những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy -> là thành phần phụ chú.

d. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! (Làng, Kim Lân)
=> - Thưa ông là thành phần gọi đáp;
- vất vả quá là thành phần cảm thán.
Bảng tổng kết về
khởi ngữ và các thành phần biệt lập
I.3. Bài tập vận dụng
3.a. C©u v¨n nµo sau ®©y cã khëi ng÷?

A. VÒ trÝ th«ng minh th× nã lµ nhÊt.
B. Nã th«ng minh nh­ng h¬i cÈu th¶.
C. Nã lµ mét häc sinh th«ng minh.
D. Ng­êi th«ng minh nhÊt líp lµ nã.

A. Về trí thông minh thì nó là nhất
Đẹp thì đẹp nhưng bức tranh đã cũ.
I.3.b. Viết lại các câu sau,
chuyển phần in đậm thành khởi ngữ:
(1). Nó làm bài tập rất cẩn thận.
Bài tập thì nó làm rất cẩn thận.
(2) Bức tranh đẹp nhưng cũ.
I.3.c. Câu nào sau đây không chứa
thành phần biệt lập cảm thán?
Chao ôi, bông hoa đẹp quá.
B. ồ, ngày mai là chủ nhật rồi.
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc.
D. Kìa, trời mưa.
C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi píc-níc.
I.3.d. Trong các câu sau,
câu nào có thành phần phụ chú?

A. Này, hãy đến đây nhanh lên!
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
D. Tôi đoán chắc là thế nào ngày mai anh ta cũng đến.

C. Mọi người kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn.
I.3.e. Từ có lẽ trong câu "Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người quan trọng nhất" là thành phần gì?
A. Thành phần trạng ngữ.
B. Thành phần bổ ngữ.
C. Thành phần biệt lập tình thái.
D. Thành phần biệt lập cảm thán.


C. Thành phần biệt lập tình thái.

I.3.g. Gạch chân thành phần phụ chú trong câu văn sau và cho biết kiểu quan hệ của thành phần phụ chú với những từ ngữ có liên quan.
Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản - khoảng cách ước chừng năm chục phân. (Bến quê)

từ mép tấm đệm nằm ra mép tấm phản
Kiểu quan hệ:
Thành phần phụ chú giải thích cho vị ngữ
II. liên kết câu và liên kết đoạn văn
II.1. Ví dụ(SGK/1101) (?) Gọi tên phép liên kết được thể hiện bằng các từ ngữ in đậm?
a. ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. (Lê Minh Khuê, Những ngối sao xa xôi)
b. Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phéi hỏi Nhĩ: "Bác cần nằm xuống phải không ạ?" (Nguyễn Minh Châu, Bến quê)
c. Nhưng cái "com pa" kia lấy làm bất bình lắm, tỏvẻ khinh bỉ, cười kháy tôi nhưcười kháy một người Pháp không biết Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy! Rồi nói:
- Quên à! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!
Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói:
- Đâu có phải thế! Tôi...
(Lỗ Tấn, Cố hương)
Trả lời:
- Đoạn trích a: sử dụng phép nối (nhưng, nhưng rồi, và)
- Đoạn trích b: sử dụng phép lặp từ vựng (cô bé); phép thế đại từ (cô bé - nó).
- Đoạn trích c: sử dụng phép thế đại từ (bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa - thế!)
II.2. Lập bảng tổng kết về các phép liên kết đã học

a. Bắt đầu từ gà gáy một tiếng, trâu bò lục tục kéo thợ cày cũng như những người cổ cày, vai bừa kia đã lần lượt đi ra ruộng làm việc cho chủ. (Ngô Tất Tố)


II.3. Bài tập vận dụng

=> Phép thế: Tổ hợp:
- giờ ấy thế cho bắt đầu từ gà gáy một tiếng.
- những con vật này thế cho trâu bò.
- những người cổ cày, vai bừa kia thế cho thợ cày.

b. Đảng và Chính phủ thành tâm giúp trí thức tiến bộ mãi (...). Vì văn hoá ngày càng cao lên thì thói quen của trí thức ngày càng hợp với lao động. Điều đó anh em trí thức cần hiểu rõ. (Hồ Chí Minh)

=> Phép lặp từ vựng: trí thức - trí thức - trí thức.
- Phép thế bằng tổ hợp đại từ hoá: điều đó -> thế cho cả 2 câu trước.


c. Nguyễn Tuân có kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy (...). Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
d. Mà bà ấy lại giàu nữa mới rầy rà chứ! Nhà, bà ấy có hàng dãy ở các phố. Ruộng, bà ấy có hàng trăm mẫu ở nhà quê.
=> - Cụm từ vốn từ vựng ấy thế cho một kho từ vự hết sức phong phú.
- Thế đại từ lâm thời: ông thế cho Nguyễn Tuân.
=> Phép lặp: cụm từ bà ấy.
III.1.Khái niệm:
a. Nghĩa tường minh là gì?
A. là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.
B. là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
C. là nghĩa tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
D. là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.


III. ôn tập Nghĩa tường minh và Hàm ý
A. Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu.
b. Điền từ thích hợp vào dấu ba chấm trong câu: "... là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy".

A. Nghĩa tường minh C. Nghĩa cụ thể
B. Hàm ý D. Nghĩa khái quát
Khái niệm "hàm ý":
"Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng những từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy".
III.2. Ví dụ 1(SGK/111)
a. Ví dụ 1. Chiếm hết chỗ (?) Cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện?
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: - Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy! Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: - Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên ấy! Người nhà giàu nói: - Đã xống địa ngục sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt?Người ăn mày đáp: - Thế không được nên mới phải lên. ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! (Theo Chương Chính, Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam).
Hàm ý của câu nói: + ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi!
+ Địa ngục mới chính là nơi dành cho các ông (nhà giàu).
b. Ví dụ 2. Tìm hàm ý của các câu: (1)- Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp.
(2)- Tớ báo cho Chi rồi.
- Hàm ý của câu là:
(1) + đội bóng huyện chơi không hay hoặc
+ Tôi không muốn bình luận về việc này.
(2)+ Tôi chưa muốn báo cho anh và Tuấn.
+ Tôi không muốn nhắc đến tên Nam và Tuấn.
=> Người dọc dã cố ý vi phạm phương châm về lượng.

Cho câu sau: Hôm nay, trời đẹp.
a. Đặt một tình huống giao tiếp có sử dụng câu trên.
b. Xác định hàm ý của câu trong tình huống sử dụng đó.


III.3. Bài tập vận dụng:

Trả lời: Có thể xảy ra tình huống sau:
a. Nam muốn rủ Dũng đi chơi. Nam nói với Dũng: - Hôm nay, trời đẹp.
b. Hàm ý của câu trong tình huống này là: Chúng mình đi chơi đi.

ôn tập tiếng việt
1. Khởi ngữ
2. Các thành phần biệt lập:
-tình thái
-cảm thán
-gọi - đáp
-phụ chú
3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
4. Nghĩa tường minh và hàm ý.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)