Bài 27. Lực điện từ

Chia sẻ bởi Lâm Thị Tiểu Vi | Ngày 27/04/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Lực điện từ thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

LỰC ĐIỆN TỪ
VẬT LÍ 9 – BÀI 27
KIỂM TRA BÀI CŨ
a) Nêu một số ứng dụng của nam châm điện ?
b) Để làm một nam châm điện mạnh với dòng điện có cường độ cho trước thì nên quấn nhiều hay ít vòng dây dẫn quanh một ống dây cách điện ?
Trả lời
Một số ứng dụng của nam châm điện : loa điện , rơle điện từ , chuông báo động , cần cẩu điện ….
Độ mạnh của nam châm điện càng tăng nếu ống dây có nhiều vòng dây . Trong trường hợp có cường độ dòng điện không đổi thì nên dùng dây dẫn dây mảnh để quấn được nhiều vòng , như thế sẽ tạo được một nam châm điện mạnh
KIỂM TRA BÀI CŨ
Rơle điện từ có chức năng gì ?
A Đảm bảo an toàn cho thiết bị điện
B Điều khiển sự làm việc của mạch điện
C Tự động đóng , ngắt mạch điện
D Tự động cho thiết bị điện hoạt động
C
Câu 1 : Nêu sự tương tác giữa hai nam châm
Câu 2 : Hãy thiết kế một mạch điện có lắp rơle điện từ để điều khiển : khi đóng khóa điện thì đèn đang sáng sẽ tắt .
KIỂM TRA BÀI CŨ
Trả lời
Câu 1 : Hai nam châm đặt gần nhau , các cực từ cùng tên thì đẩy nhau , các cực từ khác nhau thì hút nhau
+
-
K
Câu 2 : Mạch điện như hình vẽ sau :
Theo dõi lại thí nghiệm của Ơxtet về dòng điện tác dụng với từ trường . Vậy từ trường có tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chay qua không ?
Hình 22.1
LỰC ĐIỆN TỪ
TÁC DỤNG CỦA TỪ TRƯỜNG LÊN DÂY DẪN CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA
Thí nghiệm :
Mắc mạch điện như hình sau , đoạn dây AB đặt trong từ trường của một nam châm
- Khi đóng công tắc K . Quan sát hiện tượng gì xảy ra đối với đoạn dây AB
LỰC ĐIỆN TỪ
S
N
Hình 27.1
Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường . Lực đó gọi là lực điện từ
Đoạn dây AB chịu tác dụng của một lực nào đó ?
S
N
Hình 27.1
II. CHIỀU CỦA LỰC ĐIỆN TỪ . QUY TẮC BÀN TAY TRÁI
1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
S
N
Hình 27.1
Đổi chiều dòng điện
1. Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
S
N
Hình 27.1
Đổi chiều đường sức
LỰC ĐIỆN TỪ
Kết luận
Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ .
2. Quy tắc bàn tay trái
Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hường vào lòng bàn tay
chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều của dòng điện
thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ .
LỰC ĐIỆN TỪ
III. VẬN DỤNG : Bài 1
Trong thí nghiệm của hình dưới đây , nếu khóa K đóng rồi dịch chuyển con chạy của biển trở về một phía thì dây dân AB sẽ
Không chuyển động
Chuyển động về một phía
Chuyển động đu đưa
Không xác định được
B
Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong phát biểu sau :
Đặt bàn tay trái sao cho ………………………………………………… xuyên vào lòng bàn tay , chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa chỉ ………………………………… thì chiều của ngón tay cái choãi ra 900 chỉ ……………………………..


Chiều của lực từ
;
chiều của đường sức từ
Chiều của dòng điện
đi ra ở cực Bắc đi vào ở cực Nam
N
S
+
-
Bài 3 : Áp dụng quy tắc bàn tay trái , tìm chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB đặt trong từ trường của nam châm ( hình bên)
A
B
F
Bài 4 : Tìm chiều của dòng điện trong hình vẽ sau ?
M
N
F
Bài 5 : Tại sao dây dẫn AB có dòng điện chạy qua và đặt trong từ trường lại có lực từ xuất hiện ?
Trả lời : Vì xung quanh dây dẫn AB có từ trường , nên khi đặt dây AB trong từ trường sẽ có lực từ tác dụng lên dây dẫn AB .
Học quy tắc bàn tay trái
Làm các bài tập : C2,C3.C4 trong SGK và SBT
Xem trước bài động cơ điện một chiều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lâm Thị Tiểu Vi
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)