Bài 27. Bến quê

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Nguyệt | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Bến quê thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Bến quê
Nguyễn Minh Châu
I, Giới thiệu tác giả và tác phẩm
1. Tác giả


Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là cây bút xuất sắc
của văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông
trong thời kì kháng chiến chống Mĩ ( như Cửa sông,
Dấu chân người lính (tiểu thuyết), Mảnh trăng cuối
rừng (truyện ngắn)) ở trong số những tác phẩm tiêu
biểu của nền văn học theo khuynh hướng sử thi thời
kì này. Từ sau năm 1975, nhất là từ đầu những năm
80 của thế kỉ XX, Nguyễn Minh Châu đã trăn trở
tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật,
mở ra chặng đường mới trong sáng tác của mình và
thúc đẩy công cuộc đổi mới công cuộc đổi mới
văn học dân tộc.
2. Tác phẩm

Truyện ngắn Bến quê in trong tập truyện cùng tên của
Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản được
đưa vào SGK lược bỏ một phần ở đầu truyện.
ở truyện ngắn này cũng như nhiều truyện cùng thời kì
ấy của Nguyễn Minh Châu, ngòi bút nhà văn hướng vào
đời sống thế sự nhân sinh thường ngày, với những chi
tiết sinh hoạt đời thường, có khi nhỏ nhặt để phát hiện ra
những chiều sâu của cuộc sống. Tác giả cho rằng "cuộc
đời vốn đa sự, con người thì đa đoan". Triết lí trong Bến
quê là một triết lí giản dị mà sâu sắc, mang ý nghĩa
trải nghiệm, tổng kết cuộc đời một con người.
II, Đọc- hiểu văn bản
1. Nhân vật Nhĩ


Nhĩ xuất hiện trong một hoàn cảnh đặc biệt:
Căn bệnh hiểm nghèo đã khiến Nhĩ hầu như bị liệt
toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù là nhích
chuyển trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của
anh đều trông vàpo sự giúp đỡ của người khác mà
chủ yếu là Liên- vợ của anh. Nhà văn đã đặt nhân
vật trong một hoàn cảnh đặc biệt, tạo nên một tình
huống nghịch lí để chiêm nghiệm
về đời người.
Mạch truyện phát triển theo dòng cảm xúc và suy nghĩ
của nhân vật Nhĩ:
a. Cảm nhận về vẻ đẹp của
thiên nhiên trong buổi sáng đầu thu
Nhĩ đã nhìn ngắm cảnh vật từ vị trí nào? vị trí đó có chi phối tới cảm xúc của anh không?
Hình ảnh nào của thiên nhiên để lại trong Nhĩ sự ưu tư?
Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn
của Nhĩ, từ vị trí giường bệnh, thu cả
cảnh vật trong tầm mắt, từ gần đến xa, tạo
thành một không gian có chiều sâu, rộng, gợi
bao cảm xúc về cuộc sống. Từ bông hoa bằng lăng
ngay phía ngoài cửa sổ đến con sông Hồng với màu
nước đỏ nhạt lúc đã vào thu, vòm trời và sau cùng
là bãi bồi bên kia sông. không gian và những cảnh
sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như
rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như
lần đầu tiên anh cảm nhận được tất
cả vẻ đẹp và sự giàu có của nó.
b. Những suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh
của mình mà phát hiện quy luật giống như
một nghịch lí của đời người:
Trong buổi sáng hôm đó, bằng trực giác,
Nhĩ nhận thấy thời gian của mình chẳng
còn bao lâu nữa. Bệnh tật hiểm nghèo khiến
anh hoàn toàn lệ thuộc vào người vợ.
Chính trong những ngày cuối đời, Nhĩ mới thấu
hiểu và nhận ra sự hi sinh của người vợ. Nhĩ đã
tìm được nơi nương tựa là gia đình trong những
ngày này. Lần đầu tiên, Nhĩ cảm nhận được tất
cả những hình ảnh thân thương của người vợ.
Vậy mà cuộc sống của anh chẳng còn bao lâu.
Niềm khát khao của Nhĩ được đặt chân lên bãi bồi bên kia
bến sông xuất hiện ngay trong buổi sáng hôm ấy, khi mà
Nhĩ chợt nhận thấy thời gian mình sống chẳng còn bao lâu.
Niềm khát khao của Nhĩ chính là sự thức tỉnh về những giá
trị bền vững, bình thường và sâu xa của cuộc sống. Sự nhận
thức này chỉ đến được với người ta ở cái độ đã từng trải, với
Nhĩ thì đó là lúc cuối đời. Sự thức tỉnh của anh có xen với
niềm ân hận, xót xa.
c. Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai và
sự chiêm nghiệm của anh về một quy luật
của đời người.

Không thể làm được cái điều mình khao khát, Nhĩ đã nhờ
đứa con thay mình đi sang bên kia sông, đặt chân lên cái
bãi phù sa màu mỡ. Nhưng ở đây anh lại gặp một nghịch
lí nữa: đứa con không hiểu được ước muốn của cha nên
làm một cách miễn cưỡng và rồi lại bị cuốn hút vào trò
chơi hấp dẫn nó gặp trên đường đi, để rồi có thể lỡ chuyến
đò sang ngang duy nhất trong ngày. Từ sự việc ấy, Nhĩ đã
nghiệm ra được cái quy luật phổ biến của đời người: con
người ta trên đường đời thật khó tránh những điều vòng
vèo hoặc chùng chình".
Nhĩ có trách người con không nghe lời mình không? Nếu là em thì em có trách hay không?
Hãy giải thích hành động của Nhĩ ở cuối truyện khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông?


ở cuối truyện khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi
vào bờ đất bên này sông, Nhĩ đã thu hết tàn lực dồn
vào một cử chỉ có vẻ kì quặc (.). Hành động cuối
cùng này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng
thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy
nhất trong ngày. Nhưng hình ảnh này con gợi ra ý
nghĩa khái quát hơn. Đó là ý muốn thức tỉnh mọi
người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng
ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để
hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần
gũi và bền vững.
Nhận xét chung
Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng, một loại
nhân vật nổi lên trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu
giai đoạn sau năm 1975. Nhà văn đã gửi gắm qua nhân
vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí về cuộc đời.
Nhưng nhân vật không vì thế mà biến thành cái loa phát
ngôn cho tác giả. Những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc
đời và con người đã được chuyển hóa vào trong đời sống
nội tâm của nhân vật, với diễn biến của tâm trạng dưới
sự tác động của hoàn cảnh đựợc miêu tả tinh tế, hợp lí.
2. Nghệ thuật
a. Tình huống truyện
Khái niệm:


Tình huống của Bến quê là một chuỗi những nghịch lí móc
nối lại với nhau khiến tình cảnh nhân vật càng thêm trớ trêu:
Nhĩ có một công việc tốt, có điều kiện đi khắp mọi nơi
trên thế giới thế nhưng giờ đây căn bệnh quái ác buộc chặt
anh trên giường bệnh. Anh phải trông cậy vào vợ con và
những đứa trẻ hàng xóm mới có thể xoay xở trên giường
bệnh.
Khi Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia
sông, ngay phía trước cửa sổ thì cũng là lúc anh biết sẽ
không bao giờ còn có cơ hội tự mình đặt chân lên đó. Anh
những tưởng cậu con trai có thể thay mình thực hiện điều
đó thì nó lại sa vào một trò chơi, đã để lỡ
chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
b. Những hình ảnh, chi tiết mang
ý nghĩa biểu tượng
Trong Bến quê, hầu như mọi hình ảnh đều mang
hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa biểu tượng.
hai lớp nghĩa này gắn bó thống nhất khiến cho
các hình ảnh không bị tước đi giá trị tạo hình và
sức gợi cảm để chỉ trở thành hình ảnh ước lệ. ý
nghĩa biểu tượng được gợi ra từ hình ảnh thực,
nhưng phải xem xét trong cả hệ thống hình ảnh
và chỉ có thể toát lên khid đặt vào sự quy chiếu
chủ đề của tác phẩm.
Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên
nhiên trong truyện biểu tượng cho vẻ đẹp cua đời sống
trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc.
Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm
hơn; tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này, khi cơn
lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của
Nhĩ lúc gần sáng- cho thấy sự sống của nhân vật Nhĩ đã
vào những ngày cuối cùng.
Đứa con trai của Nhĩ sa vào một
đám chơi cờ phá thế trên lề đường
gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng
chình, vòng vèo ma trên đường đời
chúng ta khó tránh khỏi.
Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện
như một lời thúc giục để con người thóat
ra khỏi những khó khăn cám dỗ trên đường
đời và hướng tới những giá trị đích thực
vốn rất giản dị và gần gũi.
Bến quê là một tác phẩm hay nhưng khó có thể cảm nhận được hết chiều sâu của nó. Em có suy nghĩ gì sau khi học xong tác phẩm này?
Luyện tập
Chủ đề của tác phẩm là gì?
Chúc các em không để lỡ chuyến đò quan trọng trong cuộc sống!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)