Bài 27. Bến quê

Chia sẻ bởi Nông Thị Thanh | Ngày 08/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Bến quê thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:



tiết 136 +137 : Hướng dẫn đọc thêm

BếN QUÊ

Nguyễn Minh Châu
I. Giới thiệu chung.
1. Tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989) là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
Từ sau năm 1975, Nguyễn Minh Châu đã trăn trở tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật, mở ra chặng đường mới trong sáng tác.
2. Tác phẩm:
Bến quê" - In trong tập truyện cùng tên, xuất bản năm 1985.
- Văn bản được trong SGK lược bỏ một phần ở đầu truyện.
- Ngòi bút nhà văn hướng vào đời sống thế sự nhân sinh để phát hiện ra những chiều sâu của cuộc sống.
2. Tình huống truyện:
+ Nhĩ đi rất nhiều nơi trên thế giới, thấy bao
cảnh đẹp nhưng chưa bao giờ đặt chân lên
bãi bồi quê hương.
+ Cuối đời Nhĩ nằm một chỗ trong cơn
bạo bệnh anh mới nhận thấy vẻ đẹp của thiên nhiên của bãi bồi, của mọi người...
+ Nhĩ muốn được đến thăm nhưng đã muộn.
Nhân vật tự chiêm nghiệm về cuộc sống.
Chân lý giản dị mà sâu sắc: cái đẹp, hạnh
phúc không ở đâu xa chỉ ở quanh ta.
Những gì gần gũi thân quen ngày thường ta
lãng quên lại là những gì quý giá nhất.
=> Những triết lý mà nhà văn gửi gắm....
ý nghĩa của tình huống?
a. Hình ảnh nhân vật Nhĩ:
+ Nằm liệt trên giường.
+ Ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn.
+ Ngửa mặt như một đứa trẻ... lau miệng lau cằm.
2. Chú thích: (SGK)
3. Phân tích:
=> Mọi sinh hoạt đều phải nhờ người khác giúp đỡ...
- Tác giả đặt nhân vật trong một hoàn cảnh đặc biệt, tạo nên một tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm về đời người.
- Mạch truyện phát triển theo dòng
cảm xúc và suy nghĩ của
nhân vật Nhĩ.
b. Cảm nhận về vẻ đẹp của thiên nhiên
trong buổi sáng đầu thu:
Nhĩ nhìn cảnh vật từ cửa sổ bên giường bệnh:
Nhĩ thu cả cảnh vật trong tầm mắt, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng, gợi bao cảm xúc về cuộc sống.
* tiết trời đã sang thu
+ Bông hoa bằng lăng:
* Đậm sắc hơn
* Cuối mùa
=> Một cảnh sắc cuối thu thật đẹp.
- Con sông Hồng nước màu đỏ nhạt.
- Bầu trời mùa thu, những tia nắng.
- Bãi bồi màu mỡ.
=> Không gian và những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc, gần gũi nhưng lại như rất mới mẻ với Nhĩ, lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của quê hương.
- Nhĩ nhận thấy một nghịch lý nhưng không thể sửa chữa:
+"đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là chân trời gần gũi mà xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến."
=>Và ở anh nảy ra những băn khoăn,
trăn trở làm anh day dứt, không yên.
c. Những suy ngẫm của Nhĩ về hoàn
cảnh của mình và những giá trị cuộc sống:
- Nhĩ nhận thấy thời gian của mình chẳng còn bao lâu nữa:
Bông hoa cuối mùa.
Tiếng đất lở đêm qua.
=> Dự cảm thầm kín về sự tàn lụi,
héo rụng, sự đỗ vỡ và cái chết.
- Nhĩ chú ý đến người vợ:
* Lần đầu tiên .Liên mặc áo rách.
* Nhận sự chăm sóc, lo lắng của vợ.
* Lắng nghe tiếng bước chân của vợ.
=> Nhĩ nhận thấy vẻ đẹp tảo tần mà đáng
quý vợ mình. Nhĩ hiểu sâu sắc giá trị
bền vững của gia đình trong cuộc
sống của mỗi người.
- Nhĩ muốn đi thăm bãi bồi -> ham muốn
cuối cùng của anh.
Nhờ con làm việc kì quặc: sang bãi bồi
bên kia và trở về để chẳng làm gì cả, với
giọng điệu khẩn khoản.
=> Khi mà Nhĩ chợt nhận thấy thời gian mình sống chẳng còn bao lâu. Nhĩ khát khao được đặt chân lên bãi bồi bên kia
bến sông.
Một nhận thức mới nảy sinh trong Nhĩ:
Những giá trị bền vững, đẹp đẽ không phải chỉ là những gì xa lạ mà nó là những gì gần gũi, bình thường trong cuộc sống hằng ngày ngay xung quanh ta.
Cái đẹp chỉ là những điều giản dị
- Nhĩ nhận ra điều này thì đã quá muộn
khi sự sống của Nhĩ không còn bao lâu để sửa chữa sai lầm.
=> Nhận thức của Nhĩ xen lẫn niềm ân hận xót xa.
=> Hãy biết thương yêu trân trọng tất cả
những gì khi còn có thể nếu không
con người sẽ phải ân hận xót xa.
d. Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai:
- Tuấn không hiểu ý cha.
- Sà vào đám cờ thế, để chậm mất
chuyến đò cuối cùng trong ngày.
Nhĩ suy ra triết lý cuộc đời.
Nhĩ có trách người con không nghe lời mình không? Nếu là em thì em có trách hay không?
Hãy giải thích hành động của Nhĩ ở cuối truyện khi thấy con đò ngang vừa chạm mũi vào bờ đất bên này sông?
đ. Hành động của Nhĩ:
- Nhờ bọn trẻ giúp di chuyển.
- Cố gắng cuối cùng.
=> Hành động cuối cùng này của Nhĩ có thể hiểu là anh đang nôn nóng thúc giục cậu con trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
=> Nhưng hình ảnh này còn gợi ra ý nghĩa khái quát hơn. Đó là ý muốn thức tỉnh mọi người về những cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững.
Nhận xét chung
- Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng,
Nhà văn đã gửi gắm qua nhân vật nhiều điều
quan sát, suy ngẫm, triết lí về cuộc đời.
- Những chiêm nghiệm, triết lí về cuộc đời và con
người đã được chuyển hóa vào trong đời sống nội
tâm của nhân vật, với diễn biến của tâm trạng
dưới sự tác động của hoàn cảnh đựợc miêu tả tinh
tế, hợp lí.
3. Những hình ảnh, chi tiết mang
ý nghĩa biểu tượng:
+ Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn
bộ khung cảnh thiên nhiên trong
truyện biểu tượng cho vẻ đẹp của
đời sống trong những cái gần gũi,
bình dị, thân thuộc.
+ Những bông hoa bằng lăng cuối mùa
+ Tiếng những tảng đất lở ở bờ sông
bên này, khi cơn lũ đầu nguồn đã dồn
về, đổ ụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ.
+ Đứa con trai của Nhĩ sa vào một
đám chơi cờ phá thế trên lề đường
gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng
chình, vòng vèo mà trên đường đời
chúng ta khó tránh khỏi.
+ Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối
truyện như một lời thúc giục để con
người thoát ra khỏi những khó khăn
cám dỗ trên đường đời và hướng tới
những giá trị đích thực vốn rất giản dị
và gần gũi.
ý nghĩa nhan đề:
Bến quê:
+ nhắc lại hình ảnh bến đò ngay cạnh cửa sổ căn gác nhà Nhĩ nhìn sangbến đò của quê hương
+ hình ảnh biểu tượng cho những gì thân
thiết gần gũi, giản dị mà đẹp đẽ của mỗi con người
+ Là bến đỗ bình yên nhất cho mọi cuộc đời
con người không thể thiếu nó ...
Chúc các em không để lỡ chuyến đò quan trọng trong cuộc sống!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Thị Thanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)