Bài 27. Bến quê

Chia sẻ bởi Trần Minh Hieu | Ngày 07/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 27. Bến quê thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY, CÔ GIÁO VỀ DỰ TIẾT HỌC NÀY
Kiểm tra bài cũ
? Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh.
? Hai câu thơ : “ Sấm cũng bớt bất ngờ
trên hàng cây đứng tuổi” có những ý nghĩa gì?
ĐÁP ÁN: Hai câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực, lại vừa có nghĩa hàm ẩn. Ý nghĩa tả thực về hiện tựợng sấm và hàng cây lúc sang thu. Còn ý nghĩa hàm ẩn là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (sấm) đã bớt đi sự bất ngờ đối với những người từng trải ( hàng cây đứng tuổi). Đây là sự suy ngẫm của tác giả về nhân sinh, về quy luật của cuộc sống nhân nói về cảnh thiên nhiên đất trời lúc sang thu
Giới thiệu bài mới
Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, ai cũng luôn khát khao được đi đây đó mở rộng tầm nhìn, khát khao tìm kiếm cái mới lạ, cái đẹp, nhưng đôi khi có những cái đẹp gần ngay trước mặt, rất đáng quý, đáng trân trọng thì lại bị ta lãng quên. Đến khi nhận thức được thì lại không còn thời gian để cảm nhận được nữa. “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”. Cái điều vòng vèo hoặc chùng chình đó đã được Nguyễn Minh Châu cảm nhận như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong truyện ngắn “ Bến quê” của ông.
BẾN QUÊ
Nguyễn Minh Châu
HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
(Trớch)
I.Giới thiệu chung




1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989). Quê Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông là lớp nhà văn quân đội, nổi tiếng từ thời chống Mỹ. Ông chính là người “ mở đường tinh anh và tài năng” cho cuộc đổi mới văn học. Truyện ngắn của ông trong thập niên 80 đã gây xôn xao trong dư luận xã hội vì những trăn trở, tìm tòi, đổi mới mạnh mẽ về tư tưởng và nghệ thuật với các truyện ngắn Bức tranh, Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành…Năm 2000, ông được truy tặng giải thưởng HCM về VHNT.
2. Tác phẩm: Bến quê nằm trong tập truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Minh Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản đọc thêm đã lược bỏ phần đầu.
3. Đọc văn bản:
Đọc giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động, đượm buồn, trong tâm thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo sắp bước vào ngưỡng của thế giới bên kia với những xót xa, tiếc nuối và ân hận.
Bằng sự chuẩn bị và hiểu biết của mình qua phần chú thích ở SGK,
em hãy trình bày những nét chính về tác giả và tác phẩm?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Thể loại: Truyện ngắn
2. Tìm hiểu tình huống truyện:




= > ( Nhân vật chính là Nhĩ, một người đã từng đi khắp nơi trên trái đất, cuối đời lại bị căn bệnh hiểm nghèo, bại liệt nửa thân nằm chờ chết, phải nhờ vào sự giúp đỡ của vợ con, hàng xóm và khát khao cuối đời cũng không thực hiện được.)
? Truyện được viết theo diễn biến sự việc hay diễn biến tâm trạng của nhân vật?
( Truyện được viết theo diễn biến tâm trạng của nhân vật Nhĩ, một người đã có thời đắc chí nhưng cuối đời lại lâm vào cảnh sống trớ trêu đầy nghịch lý).


Truyện thuộc thể loại nào?
Em hãy nêu tình huống của truyện?
Trong bến quê Nhĩ đựợc đặt vào hoàn cảnh nào?

? Câu chuyện được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật nào?
( Từ diễn biến tâm trạng của nhân vật, câu chuyện được trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Nhĩ)
? Xác định ngôi kể của chuyện?
( Ngôi thứ 3)
? Có thể phân dòng suy tư của Nhĩ theo bố cục của cốt truyện như thế nào?
3. Bố cục: Ba phần
- Từ đầu đến “bậc gỗ mòn lõm”: Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên.
- Tiếp đến “một vùng nước đỏ”: Nhĩ chờ con trai sang bên kia sông và nhờ bọn trẻ con hàng xóm giúp anh ngồi tựa sát cửa sổ để ngắm cảnh và suy tư, nghĩ ngợi.
- Còn lại: Cụ giáo Khuyến ghé vào hỏi thăm và hành động cố gắng cuối cùng của Nhĩ.
4.1/ Cảnh ngộ và diễn biến tâm trạng của Nhĩ:
a. Cảnh ngộ của Nhĩ.
? Người đàn ông có tên Nhĩ là người như thế nào?
? Ông lâm vào cảnh ngộ ra sao?
=> Nhĩ là một người từng trải,“đã từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, lại có cảm nhận tinh tế trước vẻ đẹp của đất trời và hay suy nghĩ chiêm nghiệm về cuộc đời và con người.
=> Cuối đời, ông lâm vào cảnh ngộ bi đát: Nằm liệt giường chờ chết.

b. Tâm trạng và cảm nhận của Nhĩ.
? Trong cảnh ngộ đó, Nhĩ đã nhận ra những nghịch lý gì? Ông đã chiêm nghiệm ra những điều gì của đời người?
=> Từ cuộc đời mình Nhĩ đã nhận ra những nghịch lý của đời mình và từ đó chiêm nghiệm được những quy luật sâu sắc của đời người.
4. Phân tích:

Thảo luận: (5phút)
Tìm nghịch lý cuộc đời của Nhĩ qua những nội dung sau:

Câu 1: : Đọc những đoạn văn sau và cho biết ông Nhĩ đã nhận ra nghịch lý gì của đời mình?

“ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất…Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình…”

“Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một chú bé mới đẻ…Cả bọn trẻ xúm vào…giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép nệm ra mép tấm thảm, khoảng cách ước chừng năm chục phân”


Câu 2: : Những đoạn văn sau cho biết ông Nhĩ đã cảm nhận ra điều nghịch lý gì?

“ Bên kia những cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông , và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non…”
“ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất , đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”


Câu 3: Vì sao ông Nhĩ lại muốn được sang bên kia sông? Lý do nào khiến ông Nhĩ muốn con trai sang bên kia sông?



Câu 4: Đọc đoạn văn sau và cho biết ông Nhĩ đã cảm nhận được điều gì về người vợ của mình?
“ Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ…Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có được điều đó mà sau nhiều ngày tìm kiếm…Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.
Câu 1: : Đọc những đoạn văn sau và cho biết ông Nhĩ đã nhận ra nghịch lý gì của đời mình?
“ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất…Nhĩ khó nhọc nâng một cánh tay lên khẽ ẩy cái bát miến trên tay Liên ra. Anh ngửa mặt như một đứa trẻ để cho thằng Tuấn cầm chiếc khăn bông tẩm nước ấm khẽ lau miệng, cằm và hai bên má cho mình…”
“Nhĩ nhận thấy hoàn cảnh của mình thật buồn cười, y như một chú bé mới đẻ…Cả bọn trẻ xúm vào…giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép nệm ra mép tấm thảm, khoảng cách ước chừng năm chục phân”

Trả lời: - Từ cuộc đời của mình, ông nhận ra nghịch lý của đời người: Quãng đời vừa qua, ông đã “từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Thế mà cuối đời ông lại bị cột chặt vào giường bệnh vì căn bệnh bại liệt nửa người đến nỗi không thể tự trở người được, phải nhờ vào vợ con, hàng xóm. ( Nghịch lý thứ nhất)

* ĐÁP ÁN:


Câu 2: : Đoạn văn sau và cho biết ông Nhĩ đã cảm nhận ra điều nghịch lý gì?
- “ Bên kia những cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. Vòm trời cũng như cao hơn. Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông , và cả một vùng phù sa lâu đời của bãi bồi ở bên kia sông Hồng lúc này đang phô ra trước khuôn cửa sổ của gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen với màu xanh non…”
- “ Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến - cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình”


Trả lời: - Đến bây giờ ông mới nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật quê nhà. Ông từng đi khắp nơi, vậy mà cái bãi bồi bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà mình thì ông chưa bao giờ đặt chân đến và sẽ không bao giờ đặt chân đến đó được nữa. ( Nghịch lý thứ hai)

Câu 3: Vì sao ông Nhĩ lại muốn được sang bên kia sông? Lý do nào khiến ông Nhĩ muốn con trai sang bên kia sông?

Trả lời: - Vì chưa bao giờ Nhĩ đặt chân lên mảnh đất ấy và lúc này anh mới cảm nhận được vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thương mà thiêng liêng của nó.
Vì biết rằng không bao giờ có thể đặt được chân lên bãi bồi bên kia sông nên ông muốn con trai giúp mình thực hiện khát khao cuối đời của ông nhưng giữa đường anh con trai lại sa vào đám chơi phá cờ thế nên không thực hiện được.
(Nghịch lý thứ ba)



Câu 4: Đọc đoạn văn sau và cho biết ông Nhĩ đã cảm nhận được điều gì về người vợ của mình?
“ Nhĩ chợt nhớ ngày bố mẹ anh mới cưới Liên từ một làng bên kia sông về làm vợ anh Liên vẫn đang còn mặc áo nâu và chít khăn mỏ quạ…Tuy vậy, cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa, và cũng chính nhờ có được điều đó mà sau nhiều ngày tìm kiếm…Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”.



Trả lời: - Ông đã sống với vợ gần cả cuộc đời mà đến những ngày cuối đời ông mới hiểu được tấm lòng và sự hy sinh cao cả của vợ, mới thấu hiểu được hết vẻ đẹp tâm hồn và công lao trời biển của vợ. ( Nghịch lý thứ tư)



? Đọc những đoạn văn sau và cho biết ông Nhĩ đã chiêm nghiệm được những điều gì qua nghịch lý của đời mình?

+ “ Chỉ có anh đã từng trải, đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một cái bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ, và cái điều riêng anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết”.
=>Chỉ có người từng trải như anh mới thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của quê nhà ngay cả trong những nét tiêu sơ
+ “ Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.
=> Cuộc sống và số phận con người thường chứa đầy những nghịch lý , những ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định, ước muốn.
+ “ Sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm…Nhĩ đã tìm thấy được gia đình là nơi nương tựa trong những ngày này”.
=> Gia đình và ngõ xóm chính là “bến quê” neo đậu của cuộc đời mỗi con người.





“ Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”.
+ Hành động đó của Nhĩ là ý thức muốn thức tỉnh mọi người về những cái điều vòng vèo, chùng chình mà chúng ta đang sa vào trên đường đời, để dứt ra khỏi nó, để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững.
? Qua những chiêm nghiệm và hành động trên của Nhĩ chúng ta có thể hiểu thông điệp của truyện ngắn “Bến quê” là gì?
=> Hãy trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương

4.2/ Chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Em hiểu về hành động khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”. của Nhĩ ở đoạn văn sau có ý nói điều gì với chúng ta?
? Tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện mang những ý nghĩa biểu tượng sau?
+ Hình ảnh bãi bồi, bến sông, người vợ hiền, lũ trẻ con, ông giáo…
Là tượng trưng cho vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc như một bến sông quê.
+ Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối cùng và bờ đất lở ...
Gợi ra cho ta biết sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
+ Chi tiết đứa con trai trên đường sang bãi sông đã sà vào đám người chơi phá cờ thế trên vỉa hè
Gợi ra điều mà Nhĩ gọi là sự chùng chình, vòng vèo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.
? Liên hệ với bài “ Sang thu” của Hữu Thỉnh, em có nhận xét gì về cách sử dụng chi tiết, hình ảnh của các nhà văn, nhà thơ?
( Thường sử dụng các chi tiết,hình ảnh chứa ý nghĩa biểu tượng, hàm ẩn)
III. TỔNG KẾT.
? Qua những điều vừa tìm hiểu, hãy xác định chủ đề của tác phẩm?

=> Chủ đề tác phẩm: Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những nghịch lý, những ngẫu nhiên vuợt ra ngoài dự định, ước muốn. Bởi vậy trong cuộc đời cần biết trân trọng những giá trị đích thực vốn rất giản dị, gần gũi, thân thuộc ở quanh ta.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu?

Ghi nhớ: SGK
CỦNG CỐ.


LUYỆN TẬP

1. Dòng nào dưới đây không phải là tình huống có tính nghịch lý được xây dựng trong truyện?
A . Nhĩ là người từng đi khắp mọi nơi trên thế giới nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh.
B. Khi Nhĩ phát hiện vẻ đẹp bãi bồi bên kia sông và muốn khám phá thì anh không còn đi được nữa.
C. Nhĩ nhờ con trai giúp mình nhưng nó lại sà vào đám cờ thế để lỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
D. Nhĩ thu hết sức tàn còn lại để đu người ra ngoài như ra hiệu với con đò vừa cập bến.
2. Hình ảnh “bãi bồi bên kia sông” là hình ảnh biểu tượng cho:
A. Vẻ đẹp gần gũi, bình dị của quê hương, xứ sở
B. Vẻ đẹp tiêu sơ, hoang dã.
C. Vẻ giàu có, hấp dẫn.
D. Vẻ suy tàn, kiệt quê.
DẶN DÒ.

Học thuộc ghi nhớ và nắm được nội dung ý nghĩa, nghệ thuật của truyện.
Soạn bài ôn tập Tiếng Việt, chuẩn bị các nội dung sau:
=> Nắm lại các khái niệm:
+ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
+ Liên kết câu và liên kết các đọan văn
+ Nghĩa tường minh và hàm ý
+ Làm các bài tập 2 ở trang 110,
bài tập 3 trang 111.
XIN CHÂN THÀNH
CẢM ƠN VÀ
KÍNH CHÀO QUÝ
THẦY, CÔ GIÁO!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Minh Hieu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)