Bài 26. Thuế máu
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Như Bông |
Ngày 03/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thuế máu thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Tiết 105 - Bài 26
Thuế máu
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
Nguyễn ái Quốc
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
Nguyễn ái Quốc- Tên của Bác Hồ trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1942
2. Tác phẩm:
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam.
Đoạn trích " Thuế Máu" nằm trong chương I của tác phẩm.
Nhan đề " Thuế máu" có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc và đầy sức ám ảnh. Cái tên ấy gắn với sự thực người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí, tàn nhẫn và ghê gớm nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Tác giả đã dùng cái tên đó để nói lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, đồng thời bày tỏ lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
Trình tự và cách đặt tên các phần như trong văn bản đã gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt của bọn thực dân cai trị, đồng thời thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, thái độ phê phán triệt để của Nguyễn ái Quốc.
II. Đọc - hiểu:
Các con có nhận xét gì về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản?
Thảo luận đôi (3 phút):
Các con hãy so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra?
Vì sao lại có sự thay đổi thái độ như vậy?
Thái độ đó đã vạch trần bộ mặt thật của chính quyền thực dân là gì?
1. Phần I: Chiến tranh và "Người bản xứ"
a) Thái độ của các quan cai trị
1. Phần I: Chiến tranh và "Người bản xứ"
a) Thái độ của các quan cai trị
Trước khi có chiến tranh có người dân thuộc địa bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như xúc vật (Trước năm 1941, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta)
Khi cuộc chiến tranh vừa bùng nổ: Lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về như những đứa "con yêu" những người bạn hiền của "các quan cai trị", phong cho cái danh hiệu tối cao là "Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" ? Điều đó nói lên thủ đoạn lừa bịp của chính quyền thực dân để biến họ thành vật hi sinh.
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
- Con có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn này?
b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
Qua phần I, con có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và giọng điệu của tác giả?
- Hình ảnh vừa có tính xác thực, vừa có tính châm biếm trào phúng sắc sảo mà xót xa, mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
Thuế máu
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
Nguyễn ái Quốc
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
Nguyễn ái Quốc- Tên của Bác Hồ trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1942
2. Tác phẩm:
Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng Pháp xuất bản lần đầu tiên năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam.
Đoạn trích " Thuế Máu" nằm trong chương I của tác phẩm.
Nhan đề " Thuế máu" có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc và đầy sức ám ảnh. Cái tên ấy gắn với sự thực người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí, tàn nhẫn và ghê gớm nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Tác giả đã dùng cái tên đó để nói lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, đồng thời bày tỏ lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
Trình tự và cách đặt tên các phần như trong văn bản đã gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt của bọn thực dân cai trị, đồng thời thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, thái độ phê phán triệt để của Nguyễn ái Quốc.
II. Đọc - hiểu:
Các con có nhận xét gì về cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản?
Thảo luận đôi (3 phút):
Các con hãy so sánh thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa trước khi có chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra?
Vì sao lại có sự thay đổi thái độ như vậy?
Thái độ đó đã vạch trần bộ mặt thật của chính quyền thực dân là gì?
1. Phần I: Chiến tranh và "Người bản xứ"
a) Thái độ của các quan cai trị
1. Phần I: Chiến tranh và "Người bản xứ"
a) Thái độ của các quan cai trị
Trước khi có chiến tranh có người dân thuộc địa bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử, đánh đập như xúc vật (Trước năm 1941, họ chỉ là những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu giỏi lắm thì cũng chỉ biết kéo xe tay và ăn đòn của các quan cai trị nhà ta)
Khi cuộc chiến tranh vừa bùng nổ: Lập tức họ được các quan cai trị tâng bốc vỗ về như những đứa "con yêu" những người bạn hiền của "các quan cai trị", phong cho cái danh hiệu tối cao là "Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do" ? Điều đó nói lên thủ đoạn lừa bịp của chính quyền thực dân để biến họ thành vật hi sinh.
- Số phận thảm thương của người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa được miêu tả như thế nào?
- Con có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn này?
b) Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
Qua phần I, con có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh và giọng điệu của tác giả?
- Hình ảnh vừa có tính xác thực, vừa có tính châm biếm trào phúng sắc sảo mà xót xa, mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Như Bông
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)