Bài 26. Thuế máu

Chia sẻ bởi Phạm Quốc Sơn | Ngày 02/05/2019 | 28

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thuế máu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục và đào tạo hoa lư
Bài giảng
Ngữ văn 8
Bài 26 - tiết 105
Thuế máu
(Trích "Bản án chế độ thực dân Pháp") Nguyễn ái Quốc
Kiểm tra bài cũ
Qua kiến thức ở tiết học trước, em hãy giải thích ý nghĩa nhan đề "Thuế máu"?
- "Thuế máu" là một ẩn dụ làm ta liên tưởng đến một thứ thuế đóng bằng xương máu, tính mạng con người. Nhan đề bằng hình ảnh, gợi đau thương, căm thù, tố cáo tính vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân Pháp. Chúng đã lợi dụng xương máu, tính mạng của hàng triệu, hàng chục triệu nhân dân lao động nghèo khổ ở các nước thuộc địa á - Phi trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918).
Chế độ lính tình nguyện
Những cuộc lùng ráp, lớn về nhân lực.
Tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ.
Đòi đến con cái nhà giàu để kiếm tiền.
Người dân trốn lính, tự huỷ hoại mình.
Cái vạ mộ lính
ấy thế mà trong một bản bố cáo với những người bị bắt lính, phủ toàn quyền Đông Dương, sau khi hứa hẹn ban phẩm hàm cho những người lính sẽ còn sống sót và truy tặng những người sẽ hy sinh "cho Tổ quốc", đã trịnh trọng tuyên bố rằng:
"Các bạn đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến để người thì hiến xương máu của mình như lính khố đỏ, kẻ thì hiến dâng cánh tay lao động của mình như lính thợ".
Nếu quả thật người An Nam phấn khởi đi lính đến thế, tại sao lại có cảnh, tốp thì bị xích tay điệu về tỉnh lị, tốp thì trước khi xuống tàu, bị nhốt trong một trường trung học ở Sài Gòn, có lính Pháp canh gác, lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn? Những cuộc biểu tình đổ máu ở Cao Miên, những vụ bạo động ở Sài Gòn, ở Biên Hoà và ở nhiều nơi khác nữa, phải chăng là những biểu hiện của lòng sốt sắng đầu quân "tấp nập" và "không ngần ngại"?
Tuyên bố trịnh trọng:
- Các bạn tấp nập đầu quân...
không ngần ngại rời bỏ quê hương...
- hiến xương máu...
- dâng cánh tay...
Sự thật thảm khốc:
- Tốp xích tay điệu về, tốp bị nhốt trong trường học có lính canh gác lưỡi lê tuốt trần, đạn lên nòng sẵn?
- biểu tình đổ máu...
- Bạo động...
Tương phản, đối lập
=> Phản bác, giễu nhại
"Ngày 1/8/1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Thực dân Pháp đẩy mạnh việc vơ vét sức nười, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh đế quốc. Số lính thợ người Đông Dương cung cấp cho chiến tranh chiếm 1/4 tổng số lính thợ trong tất cả các thuộc địa của thực dân Pháp..."
(SGK Lịch sử 8)
Thảo luận nhóm
Câu hỏi:
Để làm rõ luận điểm "Kết quả của sự hy sinh", tác giả đã dùng những luận cứ nào? Hãy xác định rõ và nhận xét về cách trình bày các luận cứ đó?
- Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột...đó sao?
- Chẳng phải người ta đã giao họ...đó sao?
Chẳng phải người ta đã cho họ ăn...đó sao?
- Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được...đó sao?
-> Câu hỏi tu từ, trùng điệp cấu trúc.
=> Cách đối xử vô ơn, vô nhân, nham hiểm, tàn bạo, độc ác của thực dân Pháp.
Chúng tôi chắc rằng thương binh và quả phụ chiến tranh sẽ đá văng món quà nhơ nhớp ấy và nhổ vào mặt kẻ tặng quà. Chúng tôi cũng tin chắc rằng thế giới văn minh và người Pháp lương thiện sẽ đứng về phía chúng tôi lên án bọn cá mập thực dân đang không ngần ngại đầu độc cả một dân tộc để vơ vét cho đầy túi.
1. Nghệ thuật:
- Luận điểm tập trung, rõ ràng, luận cứ, luận chứng phong phú, chuẩn xác.
- Nghệ thuật châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình.
- Yếu tố trào phúng kết hợp chính luận, giàu tính biểu cảm, giọng điệu phong phú.
2. Nội dung:
- Tố cáo, lên án đanh thép tội ác, bản chất của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với nhân dân các thuộc địa.
Cảm thông, thương xót với nhân dân thuộc địa.
- Bước đầu vạch ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc - con đường cách mạng.
1. BàI tập 1
2. Bài tập 2.
Bài tập trắc nghiệm
3. Bài tập 3 (về nhà)
- SGK - trang 92.
Giờ học kết thúc
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các em
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Quốc Sơn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)