Bài 26. Thuế máu

Chia sẻ bởi Trần Thị Yến | Ngày 02/05/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thuế máu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ TIẾT HỌC HÔM NAY.
3/9/2012
KIỂM TRA BÀI CŨ
CÂU 1 :Từ văn bản “Bàn về phép học” em hãy cho biết mục đích học và quan điểm học của tác giả?
ĐÁP ÁN
* Mục đích của việc học
-Chỉ có học mới trở thành người tốt
-Học để hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người
*Quan điểm học tập của tác giả
-Mở trường dạy học ở phủ, huyện, trường tư, tiện đâu học đấy
-Dạy học theo phép Chu Tử học từ thấp lên cao
-Học rộng rồi tóm gọn
-Theo điều học mà làm
-Chấp nhận nhiều tầng lớp họ
(Trích “bản án chế độ thực dân Pháp”)
NGUYỄN ÁI QUỐC
THUẾ MÁU
Trường THCS Tân Bình
Giáo sinh :Trần Thị Yến
THUẾ MÁU
NGUYỄN ÁI QUỐC
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
Chân dung Nguyễn Ái Quốc
Em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Ái Quốc?
- Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) quê ở Nghệ An
Là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động cách mạng trước năm 1945.
THUẾ MÁU
NGUYỄN ÁI QUỐC
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
b.Tác phẩm
- Thuế máu trích trong chương 1’’ của “Bản án chế độ thực dân Pháp” được viết bằng tiếng Pháp.
Tác phẩm “bản án chế độ thực dân Pháp” có bao nhiêu chương?
Bản án chế độ thực dân
Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời gian nào?
 Là bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân đồng thời phản ánh cuộc sống khốn cùng của người dân thuộc địa. Giáng đòn quyết liệt vào CNTD và vạch ra con đường cứu nước của dân tộc.
Chương 1: Thuế máu
Chương 2: Việc đầu độc người bản xứ
Chương 3: Các quan thống đốc
Chương 4: Các quan cai trị
Chương 5: Những nhà khai hóa
Chương 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị
Chương 7: Bóc lột người bản xứ
Chương 8: Công lí
Chương 9: Chính sách ngu dân
Chương 10: Chủ nghĩa giáo hội
Chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ
Chương 12 : Nô lệ thức tỉnh
Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam
- Gồm 12 chương và phần phụ lục
Bản án chế độ thực dân Pháp đưa ra những vấn đề gì?
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
b.Tác phẩm
Văn bản được viết theo thể loại gì ?
- Văn bản Thuế máu thuộc kiểu văn bản chính luận. Vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề xã hội: thuế máu trong chế độ thực dân Pháp.
- Thể loại : Văn chính luận
THUẾ MÁU
NGUYỄN ÁI QUỐC
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
b.Tác phẩm
- Thể loại : văn chính luận
Cho biết văn bản “ Thuế máu” sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
- PTBĐ : Nghị luận kết hợp miêu tả và biểu cảm
Nêu đại ý của đoạn trích ?
-Đại ý : Tố cáo và lên án chủ nghĩa thực dân Pháp đối với các dân tộc thuộc địa, và bước đầu vạch ra con đường cách mạng đấu tranh, giành độc lập tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
THUẾ MÁU
NGUYỄN ÁI QUỐC
b.Tác phẩm
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
2.Chú giải: (sgk)
Em có suy nghĩ gì về cách tác giả đặt tên của văn bản là “thuế máu’’?
3.Ý nghĩa nhan đề
“Thuế máu’’ là thứ thuế tàn nhẫn, độc ác, phũ phàng nhất mà thực dân Pháp đã bóc lột xương máu, mạng sống của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918)
Em hãy nhận xét về tên chương và tên các phần trong văn bản ?
- Tên chương: gợi lên số phận bi thảm của người dân thuộc địa bao hàm cả thái độ mỉa mai, lòng căm phẩn đối với những tội ác mà thực dân Pháp gây ra
-Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương ý nói lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến kiệt cùng của bọn thực dân cai trị, các phần nối tiếp chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, và sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
THUẾ MÁU
NGUYỄN ÁI QUỐC
Có rất nhiều thứ thuế như thuế nhà nước, thuế đất,…nhưng trong bản án chế độ thực dân lại có một thứ thuế khác đó là thuế máu. Và đây là cách gọi của tác giả. Thuế máu gợi lên số phận thảm thương của nhân dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẩn thái độ mỉa mai đối với tội ác tàn bạo của chính quyền thực dân.
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tác giả - Tác phẩm
a. Tác giả
b.Tác phẩm
3.Ý nghĩa nhan đề
2.Chú giải : (sgk)
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
a.Thể hiện qua lời nói
Tìm những chi tiết thể hiện lời nói của thực dân Pháp đối với người bản xứ trước chiến tranh ?
-Là bọn da đen bẩn thỉu
-Những tên An-nam-mít bẩn thỉu chỉ biết kéo xe tay
-Bị xem là giống người hạ đẳng
THUẾ MÁU
NGUYỄN ÁI QUỐC
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
a.Thể hiện qua lời nói
* Trước chiến tranh
Coi là nô lệ khinh miệt họ
- Tên da đen bẩn thỉu
-Những tên An-nam-mít bẩn thỉu chỉ biết kéo xe tay
-Bị xem là giống người hạ đẳng
THUẾ MÁU
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Thái độ chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
a.Thể hiện qua lời nói
* Trước chiến tranh
* Khi chiến tranh bùng nổ
Khi có chiến tranh xảy ra thì chúng như thế nào?
Chúng quay ngoắt 180 độ, chúng biến những con lừa, con bò,con lợn, những tên nô lệ thành những ‘‘đứa con yêu, ban hiền, những chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do’’
Đứa con yêu
Bạn hiền
- Chiến sĩ bảo vệ công lý, và tự do
Anh hùng cứu quốc
THUẾ MÁU
NGUYỄN ÁI QUỐC
-“ tấp nập đầu quân” “ không ngần ngại rời bỏ quê hương…”
-“ hiến dâng máu, hiến dâng cánh tay lao động…”
V� sao ng���i bạn x�� t�� moôt ��a v� thaâp ke�m lái tr�� tha�nh nh?ng ``chieân s� bạo veô cođng l� va� t�� do `` ?
* Sau khi chiến tranh kết thúc:
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
a.Thể hiện qua lời nói
* Trước chiến tranh
* Khi chiến tranh bùng nổ
- Chào đón bằng một bài diễn văn yêu nước “các anh đã bảo vệ tổ quốc thế là tốt. Bây giờ chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi !”
Sau khi chiến tranh kết thúc thì thực dân Pháp đối xử với người dân bản xứ ra sao?
-Đuổi “cút đi ! ”
“Trở lại người bẩn thỉu”
=>Bọn chúng đã trở mặt, vô ơn, và giờ họ trở về với thân phận nô lệ
Các cụm từ đặt trong dấu ngoặc kép được dùng với dụng ý gì ?
Qua các chi tiết trên, tác giả đã dùng nghệ thuật gì? Và tác dụng của nó ?
-Nghệ thuật đối lập tương phản, từ ngữ mỉa mai thấy được bộ mặt lừa dối, thủ đoạn lừa bịp của thực dân Pháp
Vì sao khi chiến tranh kết thúc họ lại trở về thân phận nô lệ ?
Trước chiến tranh
- Tên da đen bẩn thỉu
-Những tên An-nam-mít bẩn thỉu chỉ biết kéo xe tay
-Bị xem là giống người hạ đẳng
Sau chiến tranh
-Đuổi “cút đi ! ”
“Trở lại người bẩn thỉu”
Khi chiến tranh xảy ra
Đứa con yêu
Bạn hiền
- Chiến sĩ bảo vệ công lý, và tự do
b.Thể hiện qua hành động
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
a.Thể hiện qua lời nói
Tìm những chi tiết cho thấy những hành động của chúng đối với người dân bản xứ (trứơc chiến tranh )?
- Bị đánh đập rất dã man và bị coi là súc vật
Khi chiến tranh xảy ra ?
* Trước chiến tranh
+Đánh đập rất dã man
=>Hành động bạo chúa
-Đột ngột xa vợ con, rời bỏ đàn lợn, đàn cừu, đi phơi thây trên các chiến trường châu Âu,…
-‘‘Lấy máu của mình tưới lên vòng…’’
-Những người ở hậu phương thì làm việc kiệt sức trong các nhà máy, đã từng khạc ra từng miếng phổi...”
‘‘Chúng còn tiến hành rùng …nếu chống đối sẽ bị đánh đập rất dã man’’.
+Đột ngột xa gia đình, quê hương
+Bỏ xác trên chiến trường
+Làm việc kiệt sức trong các nhà máy
=>Hành động dã man phi nhân tính
* Khi chiến tranh bùng nổ
* Sau khi chiến tranh kết thúc:
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
a.Thể hiện qua lời nói
b.Thể hiện qua hành động
Em hiểu thế nào là lính tình nguyện ?
Thực dân Pháp đã thực hiện chế độ lính tình nguyện như thế nào ?
Trước hành động đó thì người dân thuộc địa chống trả ra sao ?
Chiến tranh kết thúc những người sống sót trở về thì thực dân đã trả ơn cho họ như thế nào ?
‘‘ lột hết tất cả của cải … không khí, …môn bài bán lẻ thuốc phiện’’
-Trở về với thân phận nô lệ
-Hủy diệt nòi giống
* Sau khi chiến tranh kết thúc:
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
II.ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1.Thái độ của chính quyền thực dân Pháp đối với người dân các nước thuộc địa
b.Thể hiện qua hành động
Tại sao tác giả lại nêu rõ 2 con số 70 vạn và 8 vạn ?
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để tố cáo tội ác dã man của thực dân?
Nghệ thuật : trào phúng, châm biếm,đả kích => tác giả đã vạch trần bộ mặt độc ác, nham hiểm của chính quyền thực dân đồng thời thể hiện tình cảm xót xa đối với nhân dân thuộc địa.
-Trở về với thân phận nô lệ
-Hủy diệt nòi giống
a.Thể hiện qua lời nói
Bài tập củng cố
Câu 1 :Tác giả sáng tác Bản án chế độ thực dân bằng tiếng gì ?
A.Tiếng Nhật
B.Tiếng Anh
C.Tiếng Pháp
Câu 2 : Khi có chiến tranh xảy ra chính quyền thực dân thay đổi thái độ với nhân dân thuộc địa nhằm mục đích gì ?
a. Giúp đỡ họ để họ có cuộc sống tốt hơn
b. Lợi dụng họ để đẩy họ ra làm bia đỡ đạn cho quyền lợi của chúng
c.Muốn cho họ có được danh phận trong xã hội
A.Trước chiến tranh
B.Trong chiến tranh
C.Trong chế độ lính tình nguyện
D.Sau chiến tranh
Tiến hành lùng ráp,vây bắt và cưỡng bức đi lính,lợi dụng xoay xở kiếm tiền,sẵn sàng đàn áp dã man nếu như có chống đối.
Kéo xe tay,bị ăn đòn,
Phải rời bỏ gia đình, quê hương,bỏ xác trên chiến trường,làm việc cận lực trong các nhà máy
Cướp bóc, cấp môn bài thuốc phiện hủy hoại nòi giống,…
Câu 3:Hãy nối các nội dung tương ứng với nhau?
* Hoạt động nối tiếp
Về nhà học bài và phân tích tiếp số phận của những người dân thuộc địa.
Kính chúc các thầy cô mạnh khỏe




Cảm ơn thầy cô và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)