Bài 26. Thuế máu

Chia sẻ bởi Dương Thị Huệ | Ngày 02/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thuế máu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Thuế máu
(Trích Bản án chế độ thực dân Pháp)
1/ Tác giả:
* Hồ Chí Minh(chú thích SGK bài Tức cảnh Pác Pó)
Nguyễn Ái Quốc là một trong những tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kì hoạt động cách mạng trước năm 1945.

2./Tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam. Với tư liệu phong phú, chính xác,với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác phẩm tố cáo và kết án những tội ác tày trời của chế độ chủ nghĩa thực dân Pháp trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội,…Tác phẩm cũng nói lên tình cảnh khốn cùng ,tủi nhục của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa trên thế giới, từ đó bước đầu vạch nên đường cách mạng đúng đắn để tự giải phóng, giành quyền độc lập.Sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đòn tấn công quyết liệt vào chủ nghĩa thực dân

Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục
Chương 1: Thuế máu
Chương 2: Việc đầu độc người bản xứ
Chương 3: Các quan thống đốc
Chương 4: Các quan cai trị
Chương 5: Những nhà khai hoá
Chương 6: Tệ tham nhũng trong bộ máy cai trị
Chương 7: Bóc lột người bản xứ
Chương 8: Công lí
Chương 9: Chính sách ngu dân
Chương 10: Chủ nghĩa giáo hội
Chương 11: Nỗi khổ nhục của người phụ nữ bản xứ
Chương 12: Nô lệ thức tỉnh
Phụ lục: Gửi thanh niên Việt Nam
II/Đọc hiểu văn bản
Đọc tác phẩm Thuế máu và trả lời các câu hỏi sau:
Em hãy cho biết tác phẩm được chia thành
mấy đoạn ?
Nêu ý chính của mỗi đoạn
+Bố cục: 3 đoạn
.Đoạn 1: phần 1
->Chiến tranh và ‘’người bản xứ’’
.Đoạn 2: phần 2
->Chế độ lính tình nguyện
.Đoạn 3: phần 3
->Kết quả của sự hi sinh

Trước chiến tranh :
+như người hạ đẳng : ’’những tên da đen bẩn thiểu, an-nam-mít, chỉ biết kéo xe và chịu đòn ‘’
+bị đánh đập hành hạ như súc vật
Sau chiến tranh :
+biến thành những đứa “con yêu” ,”bạn hiền”
+tôn sùng với danh hiệu “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
Trước và trong chiến tranh ‘’người bản xứ’’ được đối xử như thế nào?
+Phơi thây nơi chiến trường
+Vùi xác nơi đáy biển
+Bỏ xác tại vùng hoang vu
+Kiệt sức trong xưởng thuốc súng
1/Chiến tranh và ‘’người bản xứ’’
*Thái độ của quan cai trị thực dân với ‘’người bản xứ’’
-Cảm hứng mỉa mai, ngôn ngữ trào phúng.
=>Thủ đoạn lừa bịp của chính quyền thực dân Pháp.
*Số phận của người dân thuộc địa
-Số phận thảm thương bị biến thành vật hi sinh.
=>Tố cáo thủ đoạn xảo trá, bản chất tàn bạo của bọn thực dân đối với người bản xứ.
Các em hiểu thế nào là tình nguyện?
-Nghĩa là tự do, tự nguyện không ai cưỡng ép, áp bức
Đọc đoạn trích sgk phần 2 và trả lời câu hỏi sau:
+Thông qua việc đọc hiểu văn bản hãy cho biết cách dùng các từ ngữ trong đoạn trên?
+Cho ta biết gì về bọn thực dân Pháp?

Tác giả đã đặt tên cho nhan đề là ‘’chế độ lính tình nguyện’’ vậy mà trong đoạn văn luôn có những động từ như : tóm, bắt, …
=>thủ đoạn bịp bợm đê hèn của bọn thực dân Pháp
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác
Trên con đường giải phóng dân tộc, không thể thống kê được bao nhiêu nhà cách mạng Việt Nam phải trải qua những giờ phút tột cùng đau đớn bởi những đòn tra tấn thâm hiểm trong lao tù của thực dân Pháp. Ngày nay, những thế hệ đi sau chỉ có thể hình dung được một phần nào những nỗi đau này thông qua vật chứng là những công cụ tra tấn còn được lưu giữ. Những công cụ này là bằng chứng của những tội ác không bao giờ phai mờ mà bè lũ đế quốc và bè lũ bán nước đã gây ra trên đất nước Việt Nam
   

Đánh đập tù nhân cách mạng bằng các loại dùi cui và roi là hình thức tra tấn cơ bản và phổ biến nhất trong các nhà tù của thực dân Pháp.
2/Chế độ lính tình nguyện
-Các thủ đoạn mánh khóe bắt lính của chính quyền thực dân tàn bạo, dã man.
=>Dẫn chứng sinh động, nội dung tố cáo từ ngữ mỉa mai
-Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền
=>Vạch trần thủ đoạn lừa dối bịp bợm bản chất tàn bạo hòng che mắt dư luận.
Các em hãy nhận xét kết quả của sự hi sinh là gì ?
Kết quả của sự hi sinh là:
+lột hết tất cả của cải quần aó
+giao cho bọn súc sinh kiểm soát, đánh đập hành hạ , giam cầm ở nơi tâm tối
+không cần đến họ nữa ’’cút đi’’
=>hoàn toàn trái ngược với lúc trong chiến tranh(con yêu, bạn hiền)
Hãy nhận xét nghệ thuật đoạn văn trên
=>nghệ thuật trào phúng, đã kích sắc sảo tài tình
3/Kết quả sự hi sinh
-Phép tương phản nghệ thuật trào phúng, đã kích sắc sảo tài tình
=>Tố cáo bộ mặt lật lộng tráo trở, tàn nhẫn nhân vô đạo của chính quyền thực dân. Nổi nhục của người dân bản xứ khi bị đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa
III/Tổng kết :
+NT:Tư liệu phong phú xác thực, hình ảnh giàu giá trị biểu cảm, thể hiện giọng điệu đanh thép, mỉa mai.
+ND:Là một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của thực dân đẩy người dân thuộc địa vào lò lửa chiến tranh
DẶN DÒ
-Soạn bài hội thoại
-Làm tiếp bài tập còn lại trong sgk
Cảm ơn quí thầy cô đã đến dự giờ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thị Huệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)