Bài 26. Thuế máu

Chia sẻ bởi Phan Hoàng Duy | Ngày 02/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thuế máu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

CHÀO CÁC EM
Một số hình ảnh về cuộc chiến tranh Thế giới lần I (1914 - 1918)
Dữ dội và tàn khốc …
Cảnh đau đớn
chết chóc...
Đau thương và mất mát ...
I. Tỏc gi? v� tỏc ph?m :
1.Tỏc gi? :

Tiết 105 + 106 : Văn bản THUẾ MÁU
( Trích “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của Nguyễn Ái Quốc )
Nguyễn Ái Quốc (1890 -1969 ) là một trong những tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động Cách mạng trước năm 1945.
2. Tác phẩm :
Tác phẩm
“Bản án chế độ thực dân Pháp”


- “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” được viết tại Pháp bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa - ri năm 1925, tại Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục “ Gửi thanh niên Việt Nam ”.
- Đoạn trích là chương I của tác phẩm có nhan đề là “Thuế máu”.
Bản án chế độ thực dân Pháp
( gồm 12 chương )
Chương I: Thuế máu
- Chương II: Việc đầu độc người bản xứ
Chương III: Các quan toàn quyền thống đốc
Chương IV: Các quan cai trị
Chương V: Những nhà khai hoá
Chương VI: Gian lận trong bộ máy nhà nước
Chương VII: Việc bóc lột người bản xứ
Chương VIII: Công lí
- Chương IX: Chính sách ngu dân
Chương X: Giáo hội
- Chương XI: Nỗi nhục của người đàn bà bản xứ
Chương XII: Nô lệ thức tỉnh
Phần phụ lục : Gửi thanh niên Việt Nam
Tiết 105 + 106 : Văn bản THUẾ MÁU
( Trích “ Bản án chế độ thực dân Pháp ” của Nguyễn Ái Quốc )

II. Đọc – Chú thích :
III. Tìm hiểu văn bản :
* Nhận xét cách đặt tên chương, tên các phần trong văn bản :
- Cách đặt tên chương : “ Thuế máu ” là cách gọi của Nguyễn Ái Quốc. Tên gọi nói lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa và thể hiện lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai của tác giả đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.

- Cách đặt tên các phần trong văn bản : “ Chiến tranh và người bản xứ ”, “ Chế độ lính tình nguyện ”, “ Kết quả của sự hi sinh ” đó là quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân. Đó cũng là sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc.
Phần I : Chiến tranh và người bản xứ.
1. Thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa :
- Trước khi chiến tranh xảy ra : Người dân thuộc địa bị xem là giống người hạ đẳng, bị hành hạ như súc vật.
- Khi chiến tranh xảy ra : Họ được tâng bốc, vỗ về, phong cho những danh hiệu cao quý.
 Thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của chính quyền thực dân.
Nhân dân lao động bị hành hạ như súc vật
2. Số phận của người dân thuộc địa :
* Người ra trận :
- Họ không được hưởng tí nào về quyền lợi, biến thành vật hi sinh cho danh dự, lợi ích của kẻ cầm quyền.
Họ phải xa vợ con, rời bỏ quê hương, đem mạng sống để đổi lấy những vinh dự hão huyền.
- Phơi thây trên các chiến trường châu Âu, bỏ xác tại các miền hoang vu.
* Người ở hậu phương : làm công việc chế tạo vũ khí cũng bị bệnh tật, cái chết đau đớn.
Số phận người dân thuộc địa
Chế tạo vũ khí
Phần II : Chế độ lính tình nguyện.
1. Thủ đoạn, mánh khóe bắt lính :
- Tiến hành lùng ráp, vây bắt và cưỡng bức.
- Lợi dụng chuyện bắt lính mà dọa nạt, xoay xở kiếm tiền đối với những nhà giàu.
- Trói, xích, nhốt người như nhốt súc vật.
 Tàn bạo, dã man.
2. Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền :
- Chính quyền thực dân rêu rao về lòng tự nguyện đầu quân.
- Thực tế : không hề có sự tự nguyện : người dân thuộc địa hoặc trốn tránh hoặc xì tiền ra ; tự mình làm nhiễm bệnh để khỏi đi lính.
 Sự lừa bịp trơ trẽn.
Lùng ráp vây bắt đi lính
Phần III : Kết quả của sự hi sinh.
- Khi chiến tranh chấm dứt : lời tuyên bố trước nay im bặt.
- Bị tước hết mọi của cải mà người lính thuộc địa đã bỏ tiền túi ra mua, bị đánh đập vô cớ.
- Sự hi sinh là vô ích vì chế độ bản xứ không biết đến công lí và chính nghĩa.
- Người dân thuộc địa lại trở về vị trí hèn hạ ban đầu sau khi bóc lột trắng trợn hết “ thuế máu ”.
- Chính quyền thực dân còn khuyến khích việc bán thuốc phiện.
 + Bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản chất tàn bạo của chính quyền thực dân.
+ Số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
* Nghệ thuật châm biếm, đả kích :
- Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và có sức mạnh tố cáo.
- Ngôn từ mang màu sắc trào phúng, châm biếm sâu cay : con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, lấy máu mình tưới vào vòng nguyệt quế, đem xương mình chạm nên những chiếc gậy …, vật liệu biết nói , …
- Giọng giễu cợt, mỉa mai : ấy thế mà, đùng một cái, …
IV. Tổng kết : Ghi nhớ ( SGK / 92 ).
* Ý nghĩa văn bản :
Văn bản có ý nghĩa như một “ bản án ” tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân, đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
H?c b�i.
Chu?n b? b�i " H?i tho?i ".
Chào tạm biệt !
Đóng cửa sổ và về lớp trật tự, nghiêm túc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hoàng Duy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)