Bài 26. Thuế máu

Chia sẻ bởi Phan Tấn Quan | Ngày 02/05/2019 | 21

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Thuế máu thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ
GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN
8
KIỂM TRA BÀI CŨ

Mục đích chân chính của việc học là gì ?
- Tác giả đã phê phán lối học lệch lạc sai trái nào ?
- Tác giả đã khẳng định phép học nào là chân chính ?
- Nêu nội dung chính của văn bản.
THUẾ MÁU
Nguyễn Ái Quốc
Bài 26
I/ Giới thiệu :
1/ Tác giả :
Nguyễn Ái Quốc -Đây là tên thường dùng của Bác khi hoạt động ở nước ngoài.
2/ Tác phẩm :
Văn bản Thuế máu trích chương I của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ( gồm 12 chương và một phần phụ lục )



Nhận xét về cách đặt tên chương Thuế máu,
cách đặt tên từng phần trong văn bản ?
II/ Đọc - hiểu văn bản :
1/ Nhận xét về cách đặt tên chương, tên từng phần trong văn bản :
- Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công, vô lí nhưng thứ thuế tàn nhẫn nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Cái tên thuế máu gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, mỉa mai đối với tội ác ghê tởm của bọn thực dân.

- Trình tự tên từng phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân  thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của Bác.
So sánh thái độ của bọn cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra ?
2/ Phần I : Chiến tranh và người bản xứ
a/ Số phận của ngừơi dân thuộc địa :
Trước chiến tranh Khi có chiến tranh


Họ bị xem là giống người hạ đẳng, bị đối xử đánh đập như thú vật : những tên da đen bẩn thỉu, những tên An-nam-mít bẩn thỉu .

Họ được tâng bốc, vỗ về, phong cho những danh hiệu cao quí như : con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
 Thủ đoạn lừa bịp bỉ ổi của bọn thực dân.
b/ Số phận của họ trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa :
- Phải đột ngột xa gia đình, quê hương, đem mạng sống đổi lấy những vinh dự hão huyền.
- Bị biến thành vật hi sinh cho lợi ích, danh dự của bọn thực dân.
- Những người chế tạo vũ khí cũng bị bệnh tật, cái chết đau đớn.
 8/70 vạn người đã chết trên đất Pháp.

Nêu rõ các thủ đoạn
mánh khoé bắt lính
của bọn thực dân.
3/ Phần II: Chế tạo lính tình nguyện
a/ Các thủ đoạn, mánh khoé bắt lính của bọn thực dân :
- Tiến hành lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính ( lính khố đỏ, lính thợ …)

- Trước tiên là những người nghèo khổ, khoẻ mạnh, những người này không trốn vào đâu được. Sau đó đến con cái nhà giàu, không đi thì doạ nạt, bắt họ phải xì tiền ra.
- Trói, xích, nhốt người ta như súc vật, nếu chống đối sẽ bị đàn áp dã man.
 
MỘT SỐ THỦ ĐOẠN BẮT LÍNH
CỦA BỌN THỰC DÂN
- Bắt đóng công trái.
- Hành hạ thân nhân người trốn lính.
- Lấy dây chặn 2 đầu đường chính để bắt lính.
- Thích vào tay lính mới con số không bôi được.
- Nhốt ở trường Trung học Sài Gòn có lính canh giác.
b/ Lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền :
Chúng rêu rao người dân thuộc địa tự nguyện đầu quân. Sự thật là họ đã trốn tránh hoặc xì tiền ra hay tìm cách làm cho mình nhiễm bệnh để khỏi phải đi lính ( bệnh đau mắt toét chảy mủ ).
 

Kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa trong chiến tranh
như thế nào ?
4/ Phần III : Kết quả của sự hi sinh
- Khi chiến tranh chấm dứt thì những người được tâng bốc trước đây trở lại giống người bẩn thỉu.
- Sự hi sinh chẳng mang lại lợi ích gì cho họ. Họ còn bị tước đoạt của cải, bị đánh đập, đối xử như súc vật, bị đuổi đi.
- Bỉ ổi hơn, bọn thực dân còn đầu độc cả một dân tộc khi cấp môn bài bán thuộc phiện lẻ cho thương binh và vợ con tử sĩ người Pháp.

 

Tìm hiểu đặc sắc về
nghệ thuật
4/ Đặc sắc nghệ thuật :
- Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu sức biểu cảm và sức mạnh tố cáo, châm biếm.
- Ngôn từ trào phúng đặc sắc.
- Giọng điệu mỉa mai, giễu cợt sâu cay.

5/ Ý nghĩa văn bản :
Văn bản có ý nghĩa như một bản án tố cáo thủ đoạn và chính sách vô nhân đạo của bọn thực dân đẩy người dân thuộc địa vào các lò lửa chiến tranh.
III/ Tổng kết : GN/ 92
CỦNG CỐ
- Nhận xét về cách đặt tên chương Thuế máu, cách đặt tên từng phần trong văn bản ?
- So sánh thái độ của bọn cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa ở hai thời điểm trước chiến tranh và khi chiến tranh xảy ra ?
- Nêu rõ các thủ đoạn mánh khoé bắt lính của bọn thực dân.
- Nêu nội dung chính của văn bản.
DẶN DÒ
- Đọc chú thích.
- Tìm hiểu tác dụng của các từ trái nghĩa sử dụng trong văn bản.
- Sưu tầm tranh ảnh lịch sử minh họa cho nội dung bài học.
- Đọc diễn cảm bài văn ( Chú ý đọc với giọng điệu mỉa mai, đanh thép trong bút pháp trào phúng của tác giả )

 
DẶN DÒ
Soạn : Chương trình địa phương
( Phần Tập làm văn )
 
XIN CHÀO
TẠM BIỆT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Tấn Quan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)