Bài 26. Kiểm tra về thơ
Chia sẻ bởi Mika Misu |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Kiểm tra về thơ thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
ĐÁP ÁN ÔN TẬP KIỂM TRA MÔN VĂN 9
Câu 1:
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tác giả Thanh Hải. Hoàn cảnh sáng tác: được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời (11/1980)
b. Nội dung chính của khổ thơ trên: ước nguyện chân thành của nhà thơ trước mùa xuân
Câu 2: Ý nghĩa nhan đề bài thơ MXNN
Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Từ những hình ảnh cụ thể: con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm, tất cả đều mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện một tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Mỗi người người hãy mang một nét đẹp riêng - phần tinh túy nhất của mình để góp vào cuộc đời chung tạo nên mùa xuân lớn của dân tộc.
Câu 3: Ý nghĩa trò chơi sáng tạo của em bé trong bài Mây và sóng
Để từ chối lời mời gọi của mây em đã nghĩ ra trò chơi sáng tạo bằng cách biến mình thành mây và thành sóng, còn mẹ là trăng và bến bờ kì lạ. Trò chơi ấy hấp dẫn và kì thú hơn nhiều vì em không chỉ có mây và sóng - thiên nhiên kì thú mà em còn có mẹ để cùng sóng dưới một mái nhà cho em được ôm ấp được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng và em còn có bến bờ kì lạ, hiện thân của lòng mẹ thật bao dung, rộng mở và luôn sẵn sàng mở ra đón tiếp em để em được lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Câu 4: Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước
Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên tác giả chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước với hai lực lượng quan trọng. Người cầm súng và người ra đồng tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Hình ảnh lộc non của mùa xuân, hình ảnh lộc non cành lá ngụy trang theo người ra trận và lộc trải dài nương mạ theo chân người ra đồng. Hình ảnh lộc non là chồi non, mầm non của mùa xuân nhưng cũng là sự may mắn, thành đạt của người cầm súng và người ra đồng đã đem đến mùa xuân cho đất nước với khí thế hối hả, xôn xao của không khí khẩn trương, sôi nổi mà cả đất nước đang rộn rã vào xuân. Khí thế ấy được so sánh với hình ảnh " Đất nước như vì sao" "Cứ đi lên phía trước".
Câu 5:
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tác giả Thanh Hải. Thời điểm sáng tác 11/1980
b. Nội dung chủ yếu của khổ thơ trên là Cảm xúc tước mùa xuân đất nước
Câu 6: Ý nghĩa câu thơ " Con lăn ... chốn nào"
Hai câu thơ đã tạo ra hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lí sâu sắc nhất. Tác giả đã so sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây - trăng, sóng - bến bờ kì lạ. Tình mẫu tử đã được nâng lên kích cỡ của vũ trụ và tình cảm ấy còn được nâng cao hơn nữa. "Con lăn, lăn ... lòng mẹ" chứng tỏ tình mẫu tử đã có mặt khắp nơi và không ai có thể tách rời, phân chia được và nó trở thành thiêng liêng, bất diệt.
Câu 7: Cảm xúc của tác giả về mùa xuân thiên nhiên
Chỉ một vài nét phác họa, tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa xuân vừa cao rộng với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng chim chiền chiện hót vang trời với không gian cao rộng của dòng sông, mặt đất và bầu trời bao la. Cả màu sắc tươi thắm hài hòa rực rỡ của sông xanh, của hoa tím biếc - đặc trưng của xứ Huế và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim chiền chiện hót vang trời và cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên được diễn tả ở chi tiết tạo hình "Từng giọt long lanh rơi" "Tôi đưa tay tôi hứng". Hình ảnh giọt long lanh là giọt sương mùa xuân long lanh dưới anh mặt trời nhưng giọt long lanh còn là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - đó là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện mà tác giả đưa tay hứng bằng tất cả sự say sưa trân trọng và nâng niu trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mùa xuân.
Câu 8:
a. Đọan thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác. Tác giả Viễn Phương. Hoàn cảnh sáng tác: 4/1976, lăng CT HCM khánh thành, tác giả lần đầu tiên ra thăm lăng Bác
b. Câu thơ thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả trong khổ thơ trên Mà sao nghe nhói ở trong tim
Câu 9: Cảm nhận về hình ảnh ẩn dụ trong khổ 3 của bài VLB
Hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng
Câu 1:
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tác giả Thanh Hải. Hoàn cảnh sáng tác: được viết không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời (11/1980)
b. Nội dung chính của khổ thơ trên: ước nguyện chân thành của nhà thơ trước mùa xuân
Câu 2: Ý nghĩa nhan đề bài thơ MXNN
Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Từ những hình ảnh cụ thể: con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm, tất cả đều mang vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường, thể hiện một tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ. Mỗi người người hãy mang một nét đẹp riêng - phần tinh túy nhất của mình để góp vào cuộc đời chung tạo nên mùa xuân lớn của dân tộc.
Câu 3: Ý nghĩa trò chơi sáng tạo của em bé trong bài Mây và sóng
Để từ chối lời mời gọi của mây em đã nghĩ ra trò chơi sáng tạo bằng cách biến mình thành mây và thành sóng, còn mẹ là trăng và bến bờ kì lạ. Trò chơi ấy hấp dẫn và kì thú hơn nhiều vì em không chỉ có mây và sóng - thiên nhiên kì thú mà em còn có mẹ để cùng sóng dưới một mái nhà cho em được ôm ấp được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng và em còn có bến bờ kì lạ, hiện thân của lòng mẹ thật bao dung, rộng mở và luôn sẵn sàng mở ra đón tiếp em để em được lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Câu 4: Cảm xúc của tác giả về mùa xuân đất nước
Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên tác giả chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước với hai lực lượng quan trọng. Người cầm súng và người ra đồng tượng trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. Hình ảnh lộc non của mùa xuân, hình ảnh lộc non cành lá ngụy trang theo người ra trận và lộc trải dài nương mạ theo chân người ra đồng. Hình ảnh lộc non là chồi non, mầm non của mùa xuân nhưng cũng là sự may mắn, thành đạt của người cầm súng và người ra đồng đã đem đến mùa xuân cho đất nước với khí thế hối hả, xôn xao của không khí khẩn trương, sôi nổi mà cả đất nước đang rộn rã vào xuân. Khí thế ấy được so sánh với hình ảnh " Đất nước như vì sao" "Cứ đi lên phía trước".
Câu 5:
a. Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Tác giả Thanh Hải. Thời điểm sáng tác 11/1980
b. Nội dung chủ yếu của khổ thơ trên là Cảm xúc tước mùa xuân đất nước
Câu 6: Ý nghĩa câu thơ " Con lăn ... chốn nào"
Hai câu thơ đã tạo ra hình ảnh tượng trưng mang màu sắc triết lí sâu sắc nhất. Tác giả đã so sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây - trăng, sóng - bến bờ kì lạ. Tình mẫu tử đã được nâng lên kích cỡ của vũ trụ và tình cảm ấy còn được nâng cao hơn nữa. "Con lăn, lăn ... lòng mẹ" chứng tỏ tình mẫu tử đã có mặt khắp nơi và không ai có thể tách rời, phân chia được và nó trở thành thiêng liêng, bất diệt.
Câu 7: Cảm xúc của tác giả về mùa xuân thiên nhiên
Chỉ một vài nét phác họa, tác giả đã vẽ nên bức tranh mùa xuân vừa cao rộng với dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và tiếng chim chiền chiện hót vang trời với không gian cao rộng của dòng sông, mặt đất và bầu trời bao la. Cả màu sắc tươi thắm hài hòa rực rỡ của sông xanh, của hoa tím biếc - đặc trưng của xứ Huế và cả âm thanh vang vọng, tươi vui của tiếng chim chiền chiện hót vang trời và cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên được diễn tả ở chi tiết tạo hình "Từng giọt long lanh rơi" "Tôi đưa tay tôi hứng". Hình ảnh giọt long lanh là giọt sương mùa xuân long lanh dưới anh mặt trời nhưng giọt long lanh còn là hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - đó là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện mà tác giả đưa tay hứng bằng tất cả sự say sưa trân trọng và nâng niu trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời mùa xuân.
Câu 8:
a. Đọan thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác. Tác giả Viễn Phương. Hoàn cảnh sáng tác: 4/1976, lăng CT HCM khánh thành, tác giả lần đầu tiên ra thăm lăng Bác
b. Câu thơ thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả trong khổ thơ trên Mà sao nghe nhói ở trong tim
Câu 9: Cảm nhận về hình ảnh ẩn dụ trong khổ 3 của bài VLB
Hình ảnh ẩn dụ được tác giả sử dụng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mika Misu
Dung lượng: 18,46KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rtf
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)