Bài 26. Hội thoại

Chia sẻ bởi Mai Dung | Ngày 03/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Hội thoại thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Tiết 107
Tiếng việt
1.Ví dụ (SGK Tr92)
- Quan hệ giữa các nhân vật :
+ Vai trên :
+ Vai dưới :
- Cách xử sự của người cô :




-Thái độ của chú bé Hồng :

I. Vai xã hội trong hội thoại
Quan hệ gia tộc
Cô của Hồng
Chú bé Hồng
+ Thiếu thiện chí
+ Không phù hợp với quan hệ ruột thịt
+ Không thể hiện thái độ đúng mực của người trên với người dưới.
. tôi cúi đầu không đáp . Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất . cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng .
? Hồng phải kìm nén sự bất bình vì em là người thuộc vai dưới, có bổn phận tôn trọng người trên.
2.Ghi nhớ (SGK Tr94)

Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội :
- Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) ;
- Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
3.Nhận xét :
Nhìn chung, vai xã hội được phân biệt theo hai tuyến:
- Tuyến vai trên, vai dưới, ngang vai : ba kiểu vai này phân biệt theo những nội dung khác nhau, đó có thể là cấp bậc của địa vị xã hội, tuổi tác, quan hệ họ hàng.
- Tuyến quan hệ thân - sơ
+ Quan hệ thân - sơ là khoảng cách về tình cảm, quan hệ tình cảm này có thể xa hoặc gần, đến mức không còn khoảng cách. Có trường hợp bạn bè thân thiết hơn, gần gũi nhau hơn là anh em ruột.
+ Trong giao tiếp, một trong những cách nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao là tạo ra quan hệ thân tình, tức là rút ngắn khoảng cách về tình cảm vốn xa lạ với nhau giữa đôi bên.
iI. Luyện tập
Bài 1
Đọc đoạn văn sau và cho biết trong đoạn văn có bao nhiêu nhân vật, hãy xác định vai xã hội của các nhân vật tham gia vào cuộc thoại.
Tìm những chi tiết thể hiện vai xã hội của nhân vật.
Thật là khó học
ở làng kia có một địa chủ họ Tiền, mời thầy về dạy đứa con đần độn của ông học chữ, những mong nó sau này sẽ thành tài như bao người khác.
Lão Tiền dặn con :
- Thày đây tài cao đức trọng, con nhất thiết phải chăm chỉ học hành, noi theo lời ăn tiếng nói và cử chỉ của thầy con nhé!
Một hôm, cậu công tử ngồi ăn cơm với thầy, thấy thầy cầm đũa hắn cũng cầm đũa, thầy mở miệng nói thì hắn cũng nói theo. Thầy thấy kì lạ quá, ngẩng đầu nhìn hắn, hắn cũng nhìn thầy.
Thầy tức cười không nhịn nổi bèn cười hô hố, lập tức hắn cũng cười vang. Thầy bị nghẹn, ho sặc sụa chảy cả nước mắt. Đến nước này thì cậu công tử không thể bắt chước được nữa. Cậu quỳ xuống lạy thầy, nói với giọng buồn rầu :
- Thưa thày, bài này của thầy thật là khó học, con không thể nào học theo được ạ!
Truyện cười chọn lọc (NXB Thanh Niên)
1. Bài 1
- Đoạn văn trên có ba nhân vật : Địa chủ họ Tiền, ông thầy đồ, con trai của địa chủ (cậu công tử).
- Vai xã hội của các nhân vật :
+ Địa chủ họ Tiền mang vai người cha đối với cậu công tử và mang vai người chủ đối với ông thầy đồ.
+ Ông thầy đồ : mang vai người làm thuê đối với địa chủ họ Tiền và mang vai người thầy đối với cậu công tử.
+ Cậu công tử : mang vai người con đối với người địa chủ và mang vai người học trò đối với ông thầy đồ.
- Vai xã hội của nhân vật được thể hiện qua các chi tiết miêu tả trong truyện và lời thoại của các nhân vật.
iI. Luyện tập
Bài 1
Bài 2 (Tr94)
2.Bài 2 (SGK Tr94)
- Vai xã hội của các nhân vật tham gia cuộc thoại :


- Thái độ của ông giáo với lão Hạc :



- Thái độ của lão Hạc với ông giáo :


- Tâm trạng không vui, sự giữ ý của lão Hạc :
+ Xét về địa vị xã hội : ông giáo có vị thế cao hơn một người nông dân nghèo như lão Hạc.
+ Xét về tuổi tác : Lão Hạc là bậc trên.
+ Ông thưa gửi với lão Hạc bằng những lời lẽ ôn tồn, nhã nhặn, ông giáo gọi lão Hạc là cụ, xưng hô gộp hai người là ông con mình (kính trọng), xưng tôi (bình đẳng).
+ Ông thân mật nắm lấy vai lão, mời lão uống nước, hút thuốc, ăn khoai.
+ Gọi người đối thoại với mình là ông giáo, dùng từ dạy thay cho từ nói (thể hiện sự tôn trọng), xưng hô gộp chúng mình, cách nói xuề xoà nói đùa thế thể hiện sự thân tình.
+ Lão Hạc vẫn có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách
+ Lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo.
iI. Luyện tập
Bài 1
Bài 2 (Tr94)
Bài 3
Đọc truyện ngắn sau và cho biết mối quan hệ của các nhân vật trong truyện ngắn trên là mối quan hệ gì ?
Xác định vai xã hội của nhân vật tôi trong truyện ngắn trên, tìm những chi tiết thể hiện rõ vai xã hội của nhân vật đó.
Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa :
- Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
Không biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi đã nói dối ba. Mỗi lần nói dối tôi đều ân hận, nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.
Cho đến một hôm, vừa yên vị trong rạp chiếu bóng, tôi chợt thấy em gái mình lướt qua cùng một đứa bạn. Từ ngạc nhiên, tôi chuyển sang giận dữ và mặc lời năn nỉ của bạn, tôi bỏ về.
Về đến nhà, tôi mắng em dám nói dối ba bỏ học đi chơi, không chịu khó học hành. Nhưng đáp lại sự giận dữ của tôi, nó chỉ thủng thẳng :
- Em đi tập văn nghệ.
- Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à ?
Nó cười, giả bộ ngây thơ :
- ủa, chị cũng ở đó sao ? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà !
Tôi sững sờ, đứng im như phỗng. Ngước nhìn ba, tôi đợi một trận cuồng phong. Nhưng ba tôi chỉ buồn rầu bảo :
- Các con ráng bảo ban nhau mà học cho nên người.
Từ đó, tôi bỏ hẳn những trò chơi vô bổ và tập trung vào học tập. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi em tôi nhắc lại chuyện rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm tôi tỉnh ngộ.
Theo Liên Hương
Chị em tôi
3. Bài 3
- Mối quan hệ của các nhân vật trong truyện ngắn

- Vai xã hội của nhân vật tôi :
+ Nhân vật mang vai người con đối với người cha.
+ Nhân vật mang vai người chị đối với người em.
+ Nhân vật mang vai người bạn đối với các bạn của mình.
- Vai xã hội của nhân vật được thể hiện qua các chi tiết :
+ Với người cha, nhân vật thưa gửi lễ phép :

+ Với người em, nhân vật tỏ thái độ mình là người lớn hơn
là mối quan hệ gia tộc.
Thưa ba, con xin phép đi học nhóm.
(giận dữ, mắng em : Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à?).
Ghi nhớ (SGK Tr94)

Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội :
- Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) ;
- Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).
Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
iii. Bài tập về nhà
- Bài 1,3 (Tr94)
- Học thuộc ghi nhớ SGK Tr94
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)