Bài 26. Hội thoại

Chia sẻ bởi Đào Việt Phương | Ngày 03/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Hội thoại thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng
Các Thầy Giáo, Cô Giáo Về dự giờ với lớp 8d1
Năm học:2007- 2008
Môn : Ngữ Văn 8
Thực hiện : Gv Ngô phú Chiến
Trường THCS Yên Phomg
Tiết 111: Hội thoại
I. lượt lời trong hội thoại
1.Ví dụ : Đoạn trích SGK( trang 92,93)
2. Nhận xét:
Trong cuộc trò chuyện: người cô nói 6 lần, bé Hồng nói 2 lần
- Có 4 lần lẽ ra Hồng được nói nhưng Hồng không nói ( im lặng ). Sự im lặng thể hiện thái độ bất bình trước những lời nói của người cô.
- Mặc dù không muốn nghe nhưng Hồng không cắt lời người cô vì Hồng là vai dưới cần phải tôn trọng lời nói của bà cô.

3. Bài học:
- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
II. Luyện tập Bài 1.
a) Nhân vật cai lệ: hạch sách, doạ dẫm; xưng hô trịnh thượng ( ông - thằng kia / mày) => Thể hiện tính cách hách dich, cửa quyền, lỗ mãng độc ác.
b) Nhân vật chị Dậu:
- Lúc đầu thì nhỏ nhẹ van xin thiết tha, xưng hô nhún nhường ( " cháu/ nhà cháu - ông")
- Về sau thì thách thức, đe doạ; xưng hô thay đổi ( tôi - ông -> bà - mày)
=> Chị Dậu là người đảm đang, manh mẽ.
c) Anh Dậu nhút nhát, chịu đựng.
Bài 2.
a. Cái Tí nói rất nhiều, rất hồn nhiên còn chị Dậu thì ngược lại, im lặng không nói gì.
b. Tác giả miêu tả như vậy rất phù hợp với tâm lí nhân vật: Cái Tí hồn nhiên hào hứng tham gia cuộc thoại vì nó chưa biết mình bị bán. Trong khi đó thì chị Dậu đau đớn vì phải bán đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo nên chị nói không nên lời.
c. Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên, ngoan ngoãn của cái Tí càng làm cho chị Dậu đau lòng, càng tô đậm nỗi bất hạnh sắp giáng xuống đầu cái Tí.

Bài 3. Hai lần nhân vật " tôi " im lặng sau những câu hỏi của mẹ:
- Lần thứ nhất biểu thị sự ngỡ ngàng, hãnh diện sau đó là xấu hổ
- Lần thứ hai biểu thị tâm trạng xúc động ngẹn ngào trước tấm lòng của em mình.
Bài 4. Cả hai nhận xét trên đều đúng nhưng mỗi nhận xét lại đúng với một số hoàn cảnh khác nhau:
- Im lặng là vàng đúng khi cần im lặng để giữ bí mật, để thể hiện tôn trọng người khác, để đảm bảo sự tế nhị khi giao tiếp.
- Im lặng là dại khờ, là hèn nhát khi im lặng trước những hành vi sai trái, trước áp bức bất công, trước sự xúc phạm đối với mình hay đối với những người lương thiện.
C©u hái tr¾c nghiªm : Chän ®¸p ¸n ®óng cho c¸c c©u hái d­íi ®©y.
1. ThÕ nµo lµ mét l­ît lêi trong héi tho¹i ?
A. Lµ mét c©u nãi cña ng­êi tham gia héi tho¹i
B. Lµ sè lÇn nãi cña nh÷ng ng­êi tham gia héi tho¹i.
C. Lµ mét lÇn nãi cña ng­êi tham gia héi tho¹i.
D. Lµ sè lÇn nãi cña mét ng­êi trong cuéc tho¹i.
2. T«n träng l­ît lêi cña ng­êi kh¸c khi héi tho¹i lµ:
A. Nãi leo, nãi ®Õ theo lêi cña ng­êi ®ang nãi
B. Kh«ng nãi tranh l­ît lêi, c¾t lêi hoÆc chªm vµo lêi ng­êi kh¸c
C. Kh«ng chó ý vµo lêi cña ng­êi ®ang nãi
3. Trong héi tho¹i, khi nµo ng­êi nãi “ im lÆng” mÆc dï ®Õn l­ît m×nh?
A. Khi muèn biÓu thÞ mét th¸i ®é nhÊt ®Þnh
B. Khi kh«ng biÕt nãi ®iÒu g×, hoÆc muèn gi÷ bÝ mËt
C. Khi qu¸ xóc ®éng hoÆc qu¸ ngì ngµng tr­íc mét sù viÖc võa x¶y ra.
D. C¶ A,B,C ®Òu ®óng

C
B
D
Bài 1. . Sau đây là những lời đối thoại giữa nhân vật cai lệ với chị Dậu và anh Dậu trong đoạn trích " Tức nước vỡ bờ"( Ngữ văn 8, tập một ). Em hãy phân tích đặc điểm các lời thoại rồi rút ra nhận xét về tính cách của từng nhân vật
- Thằng kia ! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à ? Nộp tiền sưu! Mau!
- Nhà cháu đã túng lại phải nộp tiền sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu ? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất.
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à ? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khất!
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại !
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ rỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à !
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!
- Cháu van ông nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !
- Tha này ! Tha này !
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !
- Mày chói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
- U nó không được thế ! Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội.
- Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được.






- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không? - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Sao cô biết mợ con có con ?
( Cô tôi cứ tươi cười kể các chuyện cho tôi nghe.)
-Vậy mày hỏi cô Thông- tên người đàn bà họ nội xa kia- chỗ ở của mợ mày,rồi đánh giấy cho mợ mày,bảo dù sao cũng phải về .Trước sau cũng một lần xấu,chả nhẽ bán xới mãi được sao?
-Mấy lại rằm tháng tám này là giỗ đầu cậu mày , mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày,và mày cũng còn phải có họ, có hàng , người ta hỏi đến chứ ?





Bài 2 Đoạn trích sau kể về việc chị Dậu từ nhà Nghị Quế về nói cho cái Tí biết nó đã bị bán. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi bên dưới.
" Thoáng thấy mẹ về đến cổng, thằng Dần mừng nhảy chân sáo:
-U đi đâu từ lúc non trưa đến giờ ? Có mua được gạo hay không? Sao u lại về không thế?
Cái Tí ở trong bếp nói vọng ra:
- Đã bảo u không có tiền, lại cứ lằng nhằng nói mãi ! Mày tưởng người ta dám bán chịu cho nhà mày sao? Thôi ! Khoai chín rồi đây, để tôi đổ ra ông xơi, ông đừng làm tội u nữa.
Rồi nó tất tả bồng em chạy ra trước thềm đon đả chào mẹ:
- U đã về ạ ! Ông lí cởi chói cho thầy con chưa hử u ? Cái nón của u làm sao bị rách tan tành thế ấy? Tay u làm sao phải buộc giẻ thế kia?
Chị Dậu không trả lời. Thơ thẩn, chị đón lấy con bé ngồi ghé vào mép chõng.
Cái Tí xoa đầu cái Tỉu kể lể bằng giọng hú hí:
- Cô ả hôm nay quấy lắm u ạ ! U đi khỏi nhà cô ta cứ rả rả khóc không dứt miệng.Dỗ thế nào cô ta cũng không nín cho.Đặt ngồi xuống phản cô ta lại níu lấy con và cố đứng lên . Con vừa lẽo đẽo cắp cô ta ở sườn, lại vừa hì hục rửa khoai, tra nồi, xin lửa dóm bếp. Củi thì ướt chảy ướt chả ; lì lụi mãi vẫn không cháy cho. Thế mà con cũng luộc được chín nồi khoai rồi đấy ! U bảo con có ngoan không?
Chị Dậu vẫn không nói gì..."
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
a) Sự chủ động tham gia cuộc thoại của chị Dậu và cái Tí ngược chiều nhau như thế nào ?
b) Tác giả miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao ?
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên hiếu thảo của cái Tí trong cuộc thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Việt Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)