Bài 26. Hội thoại

Chia sẻ bởi Lê Thị Hai | Ngày 03/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Hội thoại thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


T? B? MƠN NG? VAN

--------------------------
TRƯỜNG THCS PHONG PHÚ






KIỂM TRA BÀI CŨ
Hành động nói là gì ?
Nêu một số kiểu hành động nói th­ờng gặp?
- Hành động nói là hành động đ­ợc thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
*Các kiểu hành động nói
+ Hỏi
+Trình bày
+ Điều khiển
+ Hứa hẹn
+ Bộc lộ cảm xúc
LÃO HẠC
ÔNG GIÁO
- Lão Bá Kiến. Nó cho thằng Nhỡ sang. Nó định chiếm mảnh vườn nhà tôi. Tôi sang, thưa chuyện với ông giáo. Xem ông giáo khuyên tôi như thế nào?
- Cụ ơi! Vườn của cụ, cụ không bán thì đứa nào chiếm được ạ?
I. Vai xã hội trong hội thoại.
-Có hai nhân vật tham gia hội thoại.
- Quan hệ: gia tộc
+ Người cô : vai trên.
+ Bé Hồng : vai dưới.
Ví dụ :Đoạn trích”Trong lòng mẹ”SGK/92,93
* Nhận xét:
- Người cô xử sự không đúng mực
Xác định chưa đúng vai.
Thảo luận: 2 phút
Tìm những chi tiết cho thấy chú bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ được thái độ lễ phép. Giải thích vì sao Hồng phải làm như vậy?
I. Vai xã hội trong hội thoại.
-Có hai nhân vật tham gia hội thoại.
Vai xã hội: vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
- Quan hệ: gia tộc
+ Người cô : vai trên.
+ Bé Hồng : vai dưới.
Ví dụ :Đoạn trích”Trong lòng mẹ”SGK/92,93
* Nhận xét:
- Người cô xử sự không đúng mực

- Hồng kìm nén để giữ thái độ lễ phép

Xác định chưa đúng vai.
Xác định đúng vai.

II.Ghi nhớ: SGK/94
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên dưới ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội )
+ Quan hệ thân –sơ (theo mức độ quen biết, thân tình)
- Quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.


- Đọc nội dung sau và trả lời câu hỏi:
Cha là giám đốc của một công ty, con là trưởng phòng tài vụ, hai cha con nói chuyện với nhau về tài khoản của công ty.
a-Quan hệ gia đình.
b-Quan hệ tuổi tác .
c-Quan hệ chức vụ xã hội.
d-Quan hệ bạn bè đồng nghiệp.
*Ví dụ 1:
c-Quan hệ chức vụ xã hội.
Ví dụ 2:
Cô giáo:-Hôm nay tổ nào trực nhật?
Học sinh:-Thưa cô, tổ một trực nhật ạ.
a-Quan hệ gia đình.
b-Quan hệ tuổi tác .
c-Quan hệ thầy trò( trên dưới).
d-Quan hệ bạn bè đồng nghiệp.
c-Quan hệ thầy trò( trên dưới).
Ví dụ 3:
Nam: - Cậu giúp mình lau bảng được không?
Bình:- Được, tớ sẽ lau ngay.
a-Quan hệ gia đình.
b-Quan hệ tuổi tác .
c-Quan hệ chức vụ xã hội.
d-Quan hệ bạn bè( thân sơ).
d-Quan hệ bạn bè( thân sơ).
Bài tập 1/94 :
Thảo luận: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ nghiêm khắc, bao dung của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ.
- Nghiêm khắc chê trách, chỉ ra lỗi lầm của các tướng sĩ:
+ Nay các ngươi nhìn chủ nhục…mà không biết thẹn.
+ Hoặc lấy việc chọi gà …. làm tiêu khiển.
+ Nhược bằng khinh bỏ sách này… tức là kẻ nghịch thù
- Khuyên bảo chân tình:
+ Huống chi ta cùng các ngươi ….sinh phải thời loạn lạc..
+ Giặc với ta là kẻ thù …
+ Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta
Bài tập 2/94:
a. Xét địa vị xã hội: Ông giáo có vị thế cao hơn lão Hạc
Xét về tuổi tác: Lão Hạc cao hơn ông giáo
b. Ông giáo vừa kính trọng vừa thân tình với lão Hạc:
+ Dùng lời lẽ ôn tồn
+ Mời lão Hạc ăn khoai, uống nước
+ Thân mật nắm vai của lão Hạc
+ Gọi: cụ, xưng: tôi, ông con mình
c. Thái độ quý trọng, thân tình của lão Hạc đối với ông giáo:
+ Gọi: ông giáo
+ Dùng từ “dạy” thay cho từ “nói”
+ Xưng hô gộp: chúng mình
+ Cách nói xuề xòa: nói đùa thế.
Lão Hạc vẫn giữ khoảng cách:
+ Cười đưa đà, cười gượng  cười xã giao
+ Thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, hút thuốc
* Bài tập bổ sung:
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ khi có đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
- Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
- Dạ, bẩm, bốc
(Sống chết mặc bay. Phạm Duy Tốn)
Yêu cầu:
- Đoạn văn trên có mấy người tham gia hội thoại?
- Hãy chỉ ra vai xã hội của những người đó.
Có 3 người tham gia hội thoại;
- Người báo tin là vai dưới
- Thầy đề là cấp dưới của quan
- Quan là vai trên của tất cả những người tham gia hội thoại.
“ Vai xã hội” trong hội thoại là gì?
A. Là vai vế của mỗi người trong gia đình
B. Là vị trí, chỗ đứng của mỗi người trong xã hội.
C. Là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.
D. Là cương vị, cấp bậc của một người trong cơ quan,xã hội.
Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
A. Ngưỡng mộ. B. Kính trọng
C. Sùng kính. D.Thân mật
Học thuộc phần Ghi nhớ trang 94
Làm bài tập 3
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự
DẶN DÒ:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hai
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)