Bài 26. Hội thoại

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Tan | Ngày 02/05/2019 | 18

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Hội thoại thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý
thầy cô giáo
về dự giờ thăm lớp
GV: Ng Thị Thanh Tâm
Tiết 107:
HỘI THOẠI
Kiểm tra bài cũ:
Em hãy thực
hiện một hành
động nói?
Nó thuộc
kiểu hành
động nói gì?
Tiết 107: HỘI THOẠI
Câu 1: Quan hệ giữa các nhân vật
Tham gia hội thoại trong đoạn
trích đã cho là quan hệ gì?
Ai ở vai trên? Ai ở vai dưới?
Quan hệ gia tộc
Người cô của Hồng: vai bề trên
Chú bé Hồng : vai người dưới
I.Vai xã hội trong hội thoại:
Người
trên
Kẻ
dưới
Câu 2: Cách ứng xử của người cô có
gì đáng chê trách?
Với quan hệ gia tộc, người cô đã xử sự
không đúng với thái độ chân thành thiện
chí của tình cảm ruột thịt. Với tư cách
là người lớn tuổi, vai bề trên, người
cô đã không có thái độ đúng mực của
người lớn đối với trẻ em.
Câu 3: Tìm chi tiết cho thấy nhân vật chú
bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất
bình của mình để giữ thái độ lễ phép?
…tôi cúi đầu không đáp
…tôi lại im lặng cúi đầu
xuống đất…cổ họng tôi
đã nghẹn ứ khóc không
ra tiếng
Vì sao Hồng phải làm như vậy?
Vì Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn
phận tôn trọng người trên.
Vai xã hội là gì?
Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại
Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội nào?
Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
Quan hệ thân – sơ (mức độ quen biết)
Khi tham gia hội thoại, mỗi chúng ta cần chú ý điều gì?
Vì quan hệ xã hội vốn đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều.Khi ta tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
Tình huống 1:
A gặp B trên xe buýt, chưa từng biết nhau.
Tình huống 2:
A gặp B trên xe buýt, đã quen biết nhau.
THỰC HÀNH 1: Đóng vai A, B và thực hiện
cuộc hội thoại trong 2 tình huống sau:
THỰC HÀNH 2: Đóng vai mẹ - cô giáo và con - học sinh, thực hiện 2 cuộc hội thoại ngắn trong 2 hoàn cảnh sau:
b/ Ở nhà.
a/ Ở trường (trong lớp học)
Lưu ý: Khi tham gia giao tiếp, thực hiện hội thoại trong cuộc sống hàng ngày cần phải dựa vào hoàn cảnh , quan hệ xã hội để xác định đúng vai hội thoại của mình.Từ đó sử dụng ngôn ngữ , có cử chỉ điệu bộ, bày tỏ thái độ … cho phù hợp.

Bài tập1: Hãy tìm những chi tiết trong bài “Hịch Tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền?
II.Luyện tập:
Các chi tiết thể hiện
sự nghiêm khắc:
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn…
Nếu các ngươi biết chuyên tập sách theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ…Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
Các chi tiết biểu hiện
sự khoan dung
Bài tập 2: Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện theo yêu cầu câu hỏi:
a/Dựa vào đoạn trích và những điều đã biết về chuyện “Lão Hạc”, hãy xác định vai xã hội của 2 nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên!
Xét về
điạ vị
xã hội
Xét về
tuổi tác
b/ Tìm những chi tiết trong lời hội thoại của nhân vật, qua lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình của nhân vật ông giáo đối với Lão Hạc?
Trong cử chỉ: Ông giáo nói với Lão Hạc những lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
Trong lời lẽ:
- gọi “cụ” xưng hô gộp: “ ông - con mình”
thể hiện sự kính trọng người già
- xưng là “tôi”  thể hiện quan hệ bình đẳng.
c/ Những chi tiết nào trong lời thoại của Lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quí trọng vừa thân tình của Lão Hạc đối với ông giáo?

Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ông giáo” ,dùng từ “dạy” thay cho từ nói, thể hiện sự tôn trọng; xưng hô gộp 2 người là “chúng mình”; các câu nói cũng xuề xoà:“nói đùa thế”.
Thể hiện sự thân tình.
d/Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của Lão Hạc?
- “Cười gượng”, “cười đưa đà”.
- Khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo.
Lão Hạc có nỗi buồn, ý thức được rằng có 1 khoảng cách giữa mình đối với người đối thoại.
Phù hợp với tâm trạng lúc ấy và tính khí khái của Lão Hạc
Hãy thuật lại một cuộc trò chuyện mà em
đã được đọc đã chứng kiến hoặc tham gia.
Phân tích vai xã hội của những người
tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với
nhau thể hiện qua lời thoại và những cử chỉ
thái độ kèm theo lời.
Bài tập 3:
DẶN DÒ:
1/Cần nắm vững vai xã hội trong từng tình huống cụ thể để có cách hội thoại phù hợp.
2/ Ca dao:
“Lời nói chẳng mất tiền mua .
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
3/ Cần có ý thức vận dụng vào thực tiễn cuộc sống thường ngày để quan hệ giữa mình với mọi người tốt đẹp.
4/ Chuẩn bị tiếp các kiến thức và bài tập cho tiết sau: Chú ý tập hội thoại theo BT ở SGK.
TIẾT HỌC KẾT THÚC
THÂN ÁI CHÀO THẦY CÔ GIÁO CÙNG CÁC EM
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Tan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)