Bài 26. Hội thoại

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Tám | Ngày 02/05/2019 | 17

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Hội thoại thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Bằng hiểu biết của em, hãy xác định tình huống nào sau đây là hội thoại:
.
Hội thoại
Độc thoại
Hội thoại
Độc thoại
1
2
4
3


Bài tập nhanh
Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ khi có đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang
bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:
- Có ăn không thì bốc chứ!
Thầy đề vội vàng:
- Dạ, bẩm, bốc
(Sống chết mặc bay. Phạm Duy Tốn)
Đoạn văn trên có mấy người tham gia hội thoại?
Hãy chỉ ra vai xã hội của những người đó.
Có 3 người tham gia hội thoại;
- Người báo tin là vai dưới
- Thầy đề là cấp dưới của quan
- Quan là vai trên của tất cả những người tham gia hội thoại.
1. Cháu van ông , nhà cháu mới tỉnh được một lúc , ông tha cho !
2. Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !
3. Mày trói ngay chồng bà đi , bà cho mày xem !
Cháu – ông
Dưới - trên
Tôi - ông
Ngang hàng
Bà - mày
Trên - dưới
1. Cháu van ông , nhà cháu mới tỉnh được một lúc , ông tha cho !
2. Chồng tôi đau ốm , ông không được phép hành hạ !
3. Mày trói ngay chồng bà đi , bà cho mày xem !

Bài tập nhanh: Hãy chỉ ra vai xã hội trong ví dụ sau.
Xác định vai xã hội của một học sinh lớp 8
trong các mối quan hệ gia đình và xã hội.
MỘT HỌC SINH LỚP 8
Ở nhà (trong gia đình)
Ông bà
Cha mẹ
Anh chị
Em
Ở trường (ngoài xã hội)
Thầy cô
Anh chị khối 9
Bạn cùng khối
Bạn cùng lớp
Các em khối 6,7
Vai dưới
Vai trờn
Vai dưới
Ngang - sơ
Ngang - thân
Vai trên
Thứ bậc
Thứ bậc
Tuổi tác
Đa dạng, nhiều chiều
Mức độ quen biết
Tuổi tác
Quan hệ trên- dưới,
ngang hàng
Quan hệ thân- sơ
Quan
hệ

hội
đa
dạng,
phức
tạp
Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều

Hội thoại
Ít nhất phải có hai người tham gia.
Phương tiện chủ yếu là ngôn ngữ.
Xác định và giữ đúng vai của mình.
* Lưu ý: Khi tham gia hội thoại mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.
Bài tập1: Hãy tìm những chi tiết trong bài “Hịch Tướng sĩ” thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của Trần Quốc Tuấn đối với binh sĩ dưới quyền?


Các chi tiết thể hiện
sự nghiêm khắc:
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn…

Nếu các ngươi biết chuyên tập sách theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ…Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta.
Các chi tiết biểu hiện
sự khoan dung
Bài tập 2: Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện theo yêu cầu câu hỏi:
a/Dựa vào đoạn trích và những điều đã biết về chuyện “Lão Hạc”, hãy xác định vai xã hội của 2 nhân vật tham gia cuộc hội thoại trên!


Xét về
điạ vị
xã hội
Xét về
tuổi tác
b/ Tìm những chi tiết trong lời hội thoại của nhân vật, qua lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng, vừa thân tình của nhân vật ông giáo đối với Lão Hạc?
Trong cử chỉ: Ông giáo nói với Lão Hạc những lời lẽ ôn tồn, thân mật nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nước, ăn khoai.
Trong lời lẽ:
- gọi “cụ” xưng hô gộp: “ ông - con mình”
thể hiện sự kính trọng người già
- xưng là “tôi”  thể hiện quan hệ bình đẳng.


c/ Những chi tiết nào trong lời thoại của Lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quí trọng vừa thân tình của Lão Hạc đối với ông giáo?


Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là “ông giáo” ,dùng từ “dạy” thay cho từ nói, thể hiện sự tôn trọng; xưng hô gộp 2 người là “chúng mình”; các câu nói cũng xuề xoà:“nói đùa thế”.
Thể hiện sự thân tình.
d/ Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của Lão Hạc?
- “Cười gượng”, “cười đưa đà”.
- Khéo léo từ chối việc ở lại ăn khoai, uống nước với ông giáo.
Lão Hạc có nỗi buồn, ý thức được rằng có 1 khoảng cách giữa mình đối với người đối thoại.
Phù hợp với tâm trạng lúc ấy và tính khí khái của Lão Hạc
? Khi hội thoại với người có quan hệ ngang hàng , thân thiết ,cần có thái độ ứng xử như thế nào ?
Khách sáo
Thân mật
Suồng sả
Tôn trọng
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng trong các câu sau:
Bài tập 3:Thuật lại một cuộc trò chuyện mà em đã được đọc,đã chứng kiến hoặc đã tham gia. Phân tích vai xã hội của những người tham gia cuộc thoại, cách đối xử của họ với nhau thể hiện qua lời thoại và qua những cử chỉ, thái độ kèm theo lời.

Chuyện kể, một vị quan lớn đi qua trường học cũ của mình liền ghé vào thăm. Khi gặp người thầy cũ nay đã già, vị quan lớn liền kính cẩn chào:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là …
Người thầy giáo già hoảng hốt:
- Dạ bẩm quan lớn, ngài là …
- Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò nhỏ ngày xưa. Con có được ngày hôm nay chính là nhờ sự giáo dục ngày nào của thầy…
- Hữu Mai, Chuyện ngày xưa -

+ Quan hệ tuổi tác:
Người thầy – Vai trên
Học trò – Vai dưới
+ Quan hệ xã hội:
Thầy giáo – Vai trên
Học trò – Vai dưới
Quan lớn - vai trên
Người dân - vai dưới
* Đối với bài học tiết này:
+ Học thuộc ghi nhớ SGK/94.
+ Xem lại bài tập đã làm trên lớp.
+ Tìm ví dụ có sử dụng hội thoại.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
* Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
- Chuẩn bị bài “Hội thoại (tt)”.
+ Đọc ví dụ SGK, Trả lời câu hỏi sau các ví dụ.
+ Xem trước bài tập.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Tám
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)