Bài 26. Clo
Chia sẻ bởi Phạm Văn Lợi |
Ngày 30/04/2019 |
29
Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Clo thuộc Hóa học 9
Nội dung tài liệu:
Bộ giáo dục và đào tạo
Cuộc thi thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning
-------
Bài giảng:
Clo
Chương trình Hoá học, lớp 9
Nhóm tác giả:
Email:
Phòng GD&ĐT Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá
Tháng 6/2010
Các bạn thân mến! Sau đây chúng ta cùng đến với bài Clo. Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng cũng như cách điều chế Clo. Mời các bạn chuẩn bị giấy, bút, vở, SGK.
Tiết 31, 32 Bài 26 Clo
Bạn hãy cho biết KHHH, NTK, CTPT của Clo
HHH: Clo
NTK: 35,5
CTPT: Cl2
Trước khi tìm hiểu về Clo mời các bạn hãy dành vài phút để nhớ lại tính chất HH chung của phi kim
- Các bạn đã nhớ lại được chưa? Nào chúng ta cùng đối chiếu.
- Tính chất hoá học của phi kim
Nhiều phi kim + Kim loại -> muối hoặc Axit
Phi kim + H2 -> Hợp chất khí
Nhiều phi kim + O2 -> Oxit Axit
Bây giờ mời các bạn đoán xem Clo tác dụng được với những loại chất nào? (Dự đoán và ghi ra giấy để kiểm tra xem dự đoán của bạn có đúng không)
Làm thế nào để kiếm tra? Chúng ta hãy tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận nhé!
I- Tính chất vật lý
- Trước bạn là lọ đựng Clo. Theo bạn Clo ở thể gì? Có màu gì? Nặng hay nhẹ hơn không khí?
Lọ đựng Clo
- Clo là chất khí màu vàng lục, nặng hơn 2,5 lần không khí, mùi hắc, tan được trong nước, độc.
Đó là những tính chất vật lý cơ bản mà ta cần ghi nhớ.
Theo bạn khi sử dụng hoặc điều chế Clo, ta cần lưu ý điều gì?
- Chắc bạn đã nghĩ ra rồi đúng không?
Điều cần phải chú ý là:
Tránh hít phải Clo, không để Clo làm ô nhiễm môi trường.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu tính chất hoá học của Clo.
II- Tính chất hoá học
Trước tiên bạn hãy nhớ lại xem ở những bài học trước ta đã làm những thí nghiệm nào về phản ứng của Clo với các chất? (Hãy ghi ra giấy tên thí nghiệm và phản ứng để kiểm tra).
- Bạn đã xong chưa, ta lại cùng đối chiếu nhé.
Lam thêm câu hỏi trắc nghiệm?????
Cl2+Na ->
Cl2+Fe ->
Cl2+H2 ->
Đáp án:
Cl2(k) + 2Na(r) -> 2NaCl(r)
Cl2(k) + Fe(r) -> 2FeCl3(r)
Cl2(k) + H2(k) -> 2HCl(k)
t0
t0
t0
1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim như:
- Tác dụng với hầu hết kim loại
- Tác dụng với H2 -> Khí HCl
Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
Vì sao nói Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh?
Đó là vì Clo phản ứng với H2 một cách dễ dàng, đưa Clo (Nhiều hoá trị) lên hoá trị cao nhất.
Clo có đầy đủ 3 tính chất hoá học của phi kim không?
Trả lời: Không? Vì Clo không tác dụng với Oxi
- Ngoài những tính chất trên, Clo còn những tính chất hoá học nào khác không?
2. Tính chất hoá học khác
a, Tác dụng với nước
Bây giờ mời các bạn hãy quan sát thí nghiệm nhé!
Các bạn đã thấy thí nghiệm xảy ra rồi chứ? (Hãy ghi hiện tượng ra giấy và trả lời các câu hỏi sau):
- Vì sao giấy quỳ tím hoá đỏ?
- Vì sao màu đỏ lại biến mất?
- Vì sao nước Clo lại có màu vàng lục?
- Khi dẫn khí Clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học?
Sục Clo vào nước ta được dung dịch có tính Axit nên làm đỏ quỳ tím,
Axit đó là HCl.
- Màu đỏ biến mất trong dung dịch còn có chất có tính tẩy màu. Chất đó là HClO.
- Nước Clo có màu vàng lục chứng tỏ trong đó còn có cả Clo.
=> Dẫn Clo vào nước vừa xảy ra hiện tượng vậy lý (Clo tan vào nước), vừa xảy ra hiện tượng hoá học.
Cl2(k)+H2O(l) -> HCl(dd)+ HClO(dd)
HClO có tính Oxi hoá mạnh, có khả năng làm mất màu nên nước Clo có tính tẩy màu
- Theo bạn nếu giờ ta rót dd NaOH vào nước Clo thì có xảy ra phản ứng không?
Từ đó hãy suy nghĩ xem Clo có tác dụng với NaOH không?
Bây giờ ta sẽ kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm nhé.
Hiện tượng gì xảy ra vậy? Ta có thể rút ra nhận xét gì? Bạn ghi lại và đối chiếu nhé.
Dung dịch tạo thành không màu, chứng tỏ Clo phản ứng hết, giấy quỳ tím mất màu chứng tỏ dd không còn tính kiềm (NaOH hết) và xuất hiện 1 chất có tính tẩy màu.
b. Clo t/d với dd NaOH
PTHH:
Cl2(k)+ 2Na0H(dd)->NaCl(dd)+NaCl0(dd)+ H20(l)
Dung dịch hỗn hợp NaCl, NaClO gọi là nước Javen. Chính NaClO có tính 0xy hoá mạnh tương tự HClO làm cho dung dịch có tính tẩy màu.
Ngoài ra, Cl2 cũng phản ứng với các dung dịch kiềm khác.
Đến đây ta đã học xong tính chất của Clo.
Bây giờ các bạn hãy hệ thống lại xem mình đã học được những kiến thức cơ bản nào?
Kiến thức cơ bản cần nhớ:
Clo
Trước khi tìm hiểu về ứng dụng và cách điều chế Clo ta hãy giành một chút thời gian, vận dụng những kiến thức đã học ở trên để làm một vài bài tập nhỏ sau:
Bài tập 1: Trong quá trình làm thí nghiệm ở trên, Clo vẫn còn trong các bình thuỷ tinh, làm thế nào để khi thau rửa dụng cụ không gây ô nhiễm môi trường?
Đáp án: Rót dung dịch NaOH hoặc Ca(OH)2 vào các bình, đậy lại và lắc đều, sau đó tiến hành thau rửa.
Bài tập 2: (Bài 5 - Sgk): Dẫn khí Clo vào dung dịch KOH. Viết phương trình hoá học?
Đáp án:
Cl2(k)+2KOH(dd)->KCl(dd)+KClO(dd)+ H2O(l)
Bài tập 3:
(Bài 3 - sgk): Cho Cl2, S, O2 Phản ứng với Fe ở t0 cao. Viết phương trình hoá học?
Đáp án:
3Cl2 + 2Fe -> 2FeCl3
S + Fe -> FeS
2O2 + 3Fe -> Fe3O4
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành một tiết học rồi đấy. Bạn muốn nghỉ giải lao chứ? Nhiệm vụ của bạn sau khi học xong phần này là:
1. Ghi nhớ tính chất vật lý và tính chất hoá học cơ bản của Clo.
2. Làm bài tập: 6, 10 - Sgk; 26,13 Sbt, có thể tham khảo thêm bài 11 sgk.
3. Tìm hiểu những sản phẩm có bán ngoài thị trường hoặc gia đình bạn đang sử dụng mà trong thành phần của chúng chứa Clo và ứng dụng của chúng.
Tiết 32: Sau đây mời các bạn tiếp tục tìm hiểu về ứng dụng và cách điều chế Clo.
III - ứng dụng của Clo:
- Bạn đã biết được gì về ứng dụng của Clo?
- Như vậy, Clo có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Theo bạn ta cần ghi nhớ những ứng dụng chính nào?
Clo dùng để:
- Tẩy trắng, khử trùng.
- Làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học.
Clo tuy độc hại nhưng lại vô cùng quan trọng. Vậy nó được điều chế như thế nào?
IV - Điều chế khí Clo:
- Trong tự nhiên, Clo tồn tại ở dạng hợp chất. Vì vậy người ta điều chế Clo từ những hợp chất của nó.
1. Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm
a. Nguyên liệu:
Bạn hãy quan sát hình vẽ và cho biết:
Nguyên liệu dùng để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm là gì?
Dung dịch HCl đậm đặc, MnO2 hoặc KMnO4.
Điều chế bằng phương pháp nào?
b. Phương pháp đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với MnO2 hoặc KMnO4.
- Bây giờ chúng ta quan sát thí nghiệm điều chế khí Clo.
Nào bây giờ chúng ta cùng điều chế.
Chú ý làm rõ: - Cách thu khí Clo
- Vai trò H2SO4 đ, bông tẩm xút
Như vậy ta đã điều chế xong khí Clo
Bạn hãy đoán xem sản phẩm gồm những chất gì và viết PTHH của chúng nhé
PTHH:
HClđặc + Mno2(r) -> MnCl2 + Cl2 + H2O
2. Điều chế Clo trong công nghiệp:
ở chương I khi điều chế một loại hợp chất vô cơ ta cũng thu được khí Clo.
Bạn hãy nhớ lại và cho biết đó là quá trình điều chế chất nào?
Hẳn bạn đã nhớ ra rồi chứ? Đó chính là quá trình sản xuất NaOH trong công nghiệp
- Bạn cho biết nguyên liệu dùng để điều chế và phương pháp điều chế?
+ Nguyên liệu:
Dung dịch NaCl bão hoà.
+ Phương pháp: Điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân có màng ngăn xốp.
Bạn hãy quan sát cách làm nhé.
Sản phẩm còn có cả H2. Mời các bạn viết phương trình hoá học
2NaCl(dd) + H2O(l) -> Cl2(k) + H2(k) + 2NaOH(dd)
- Phương pháp đơn giản, còn nguyên liệu thì lại rất rẻ. Và như vậy các bạn đã nắm được cơ bản những kiến thức về Clo rồi. Thật đơn giản phải không?
-Kiến thức cần nhớ:
Bài tập
Các tài liệu và Web tham khảo:
Sách giáo khoa Hoá học lớp 9
Sách giáo viên Hoá học lớp 9
Website: www.thi-baigiang.moet.gov.vn
Website: http://edu.net.vn
Cuộc thi thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning
-------
Bài giảng:
Clo
Chương trình Hoá học, lớp 9
Nhóm tác giả:
Email:
Phòng GD&ĐT Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hoá
Tháng 6/2010
Các bạn thân mến! Sau đây chúng ta cùng đến với bài Clo. Tìm hiểu về tính chất, ứng dụng cũng như cách điều chế Clo. Mời các bạn chuẩn bị giấy, bút, vở, SGK.
Tiết 31, 32 Bài 26 Clo
Bạn hãy cho biết KHHH, NTK, CTPT của Clo
HHH: Clo
NTK: 35,5
CTPT: Cl2
Trước khi tìm hiểu về Clo mời các bạn hãy dành vài phút để nhớ lại tính chất HH chung của phi kim
- Các bạn đã nhớ lại được chưa? Nào chúng ta cùng đối chiếu.
- Tính chất hoá học của phi kim
Nhiều phi kim + Kim loại -> muối hoặc Axit
Phi kim + H2 -> Hợp chất khí
Nhiều phi kim + O2 -> Oxit Axit
Bây giờ mời các bạn đoán xem Clo tác dụng được với những loại chất nào? (Dự đoán và ghi ra giấy để kiểm tra xem dự đoán của bạn có đúng không)
Làm thế nào để kiếm tra? Chúng ta hãy tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận nhé!
I- Tính chất vật lý
- Trước bạn là lọ đựng Clo. Theo bạn Clo ở thể gì? Có màu gì? Nặng hay nhẹ hơn không khí?
Lọ đựng Clo
- Clo là chất khí màu vàng lục, nặng hơn 2,5 lần không khí, mùi hắc, tan được trong nước, độc.
Đó là những tính chất vật lý cơ bản mà ta cần ghi nhớ.
Theo bạn khi sử dụng hoặc điều chế Clo, ta cần lưu ý điều gì?
- Chắc bạn đã nghĩ ra rồi đúng không?
Điều cần phải chú ý là:
Tránh hít phải Clo, không để Clo làm ô nhiễm môi trường.
Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu tính chất hoá học của Clo.
II- Tính chất hoá học
Trước tiên bạn hãy nhớ lại xem ở những bài học trước ta đã làm những thí nghiệm nào về phản ứng của Clo với các chất? (Hãy ghi ra giấy tên thí nghiệm và phản ứng để kiểm tra).
- Bạn đã xong chưa, ta lại cùng đối chiếu nhé.
Lam thêm câu hỏi trắc nghiệm?????
Cl2+Na ->
Cl2+Fe ->
Cl2+H2 ->
Đáp án:
Cl2(k) + 2Na(r) -> 2NaCl(r)
Cl2(k) + Fe(r) -> 2FeCl3(r)
Cl2(k) + H2(k) -> 2HCl(k)
t0
t0
t0
1. Clo có những tính chất hoá học của phi kim như:
- Tác dụng với hầu hết kim loại
- Tác dụng với H2 -> Khí HCl
Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh.
Vì sao nói Clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh?
Đó là vì Clo phản ứng với H2 một cách dễ dàng, đưa Clo (Nhiều hoá trị) lên hoá trị cao nhất.
Clo có đầy đủ 3 tính chất hoá học của phi kim không?
Trả lời: Không? Vì Clo không tác dụng với Oxi
- Ngoài những tính chất trên, Clo còn những tính chất hoá học nào khác không?
2. Tính chất hoá học khác
a, Tác dụng với nước
Bây giờ mời các bạn hãy quan sát thí nghiệm nhé!
Các bạn đã thấy thí nghiệm xảy ra rồi chứ? (Hãy ghi hiện tượng ra giấy và trả lời các câu hỏi sau):
- Vì sao giấy quỳ tím hoá đỏ?
- Vì sao màu đỏ lại biến mất?
- Vì sao nước Clo lại có màu vàng lục?
- Khi dẫn khí Clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học?
Sục Clo vào nước ta được dung dịch có tính Axit nên làm đỏ quỳ tím,
Axit đó là HCl.
- Màu đỏ biến mất trong dung dịch còn có chất có tính tẩy màu. Chất đó là HClO.
- Nước Clo có màu vàng lục chứng tỏ trong đó còn có cả Clo.
=> Dẫn Clo vào nước vừa xảy ra hiện tượng vậy lý (Clo tan vào nước), vừa xảy ra hiện tượng hoá học.
Cl2(k)+H2O(l) -> HCl(dd)+ HClO(dd)
HClO có tính Oxi hoá mạnh, có khả năng làm mất màu nên nước Clo có tính tẩy màu
- Theo bạn nếu giờ ta rót dd NaOH vào nước Clo thì có xảy ra phản ứng không?
Từ đó hãy suy nghĩ xem Clo có tác dụng với NaOH không?
Bây giờ ta sẽ kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm nhé.
Hiện tượng gì xảy ra vậy? Ta có thể rút ra nhận xét gì? Bạn ghi lại và đối chiếu nhé.
Dung dịch tạo thành không màu, chứng tỏ Clo phản ứng hết, giấy quỳ tím mất màu chứng tỏ dd không còn tính kiềm (NaOH hết) và xuất hiện 1 chất có tính tẩy màu.
b. Clo t/d với dd NaOH
PTHH:
Cl2(k)+ 2Na0H(dd)->NaCl(dd)+NaCl0(dd)+ H20(l)
Dung dịch hỗn hợp NaCl, NaClO gọi là nước Javen. Chính NaClO có tính 0xy hoá mạnh tương tự HClO làm cho dung dịch có tính tẩy màu.
Ngoài ra, Cl2 cũng phản ứng với các dung dịch kiềm khác.
Đến đây ta đã học xong tính chất của Clo.
Bây giờ các bạn hãy hệ thống lại xem mình đã học được những kiến thức cơ bản nào?
Kiến thức cơ bản cần nhớ:
Clo
Trước khi tìm hiểu về ứng dụng và cách điều chế Clo ta hãy giành một chút thời gian, vận dụng những kiến thức đã học ở trên để làm một vài bài tập nhỏ sau:
Bài tập 1: Trong quá trình làm thí nghiệm ở trên, Clo vẫn còn trong các bình thuỷ tinh, làm thế nào để khi thau rửa dụng cụ không gây ô nhiễm môi trường?
Đáp án: Rót dung dịch NaOH hoặc Ca(OH)2 vào các bình, đậy lại và lắc đều, sau đó tiến hành thau rửa.
Bài tập 2: (Bài 5 - Sgk): Dẫn khí Clo vào dung dịch KOH. Viết phương trình hoá học?
Đáp án:
Cl2(k)+2KOH(dd)->KCl(dd)+KClO(dd)+ H2O(l)
Bài tập 3:
(Bài 3 - sgk): Cho Cl2, S, O2 Phản ứng với Fe ở t0 cao. Viết phương trình hoá học?
Đáp án:
3Cl2 + 2Fe -> 2FeCl3
S + Fe -> FeS
2O2 + 3Fe -> Fe3O4
Như vậy là chúng ta đã hoàn thành một tiết học rồi đấy. Bạn muốn nghỉ giải lao chứ? Nhiệm vụ của bạn sau khi học xong phần này là:
1. Ghi nhớ tính chất vật lý và tính chất hoá học cơ bản của Clo.
2. Làm bài tập: 6, 10 - Sgk; 26,13 Sbt, có thể tham khảo thêm bài 11 sgk.
3. Tìm hiểu những sản phẩm có bán ngoài thị trường hoặc gia đình bạn đang sử dụng mà trong thành phần của chúng chứa Clo và ứng dụng của chúng.
Tiết 32: Sau đây mời các bạn tiếp tục tìm hiểu về ứng dụng và cách điều chế Clo.
III - ứng dụng của Clo:
- Bạn đã biết được gì về ứng dụng của Clo?
- Như vậy, Clo có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và trong sản xuất. Theo bạn ta cần ghi nhớ những ứng dụng chính nào?
Clo dùng để:
- Tẩy trắng, khử trùng.
- Làm nguyên liệu trong công nghiệp hoá học.
Clo tuy độc hại nhưng lại vô cùng quan trọng. Vậy nó được điều chế như thế nào?
IV - Điều chế khí Clo:
- Trong tự nhiên, Clo tồn tại ở dạng hợp chất. Vì vậy người ta điều chế Clo từ những hợp chất của nó.
1. Điều chế Clo trong phòng thí nghiệm
a. Nguyên liệu:
Bạn hãy quan sát hình vẽ và cho biết:
Nguyên liệu dùng để điều chế Clo trong phòng thí nghiệm là gì?
Dung dịch HCl đậm đặc, MnO2 hoặc KMnO4.
Điều chế bằng phương pháp nào?
b. Phương pháp đun nóng nhẹ dung dịch HCl đậm đặc với MnO2 hoặc KMnO4.
- Bây giờ chúng ta quan sát thí nghiệm điều chế khí Clo.
Nào bây giờ chúng ta cùng điều chế.
Chú ý làm rõ: - Cách thu khí Clo
- Vai trò H2SO4 đ, bông tẩm xút
Như vậy ta đã điều chế xong khí Clo
Bạn hãy đoán xem sản phẩm gồm những chất gì và viết PTHH của chúng nhé
PTHH:
HClđặc + Mno2(r) -> MnCl2 + Cl2 + H2O
2. Điều chế Clo trong công nghiệp:
ở chương I khi điều chế một loại hợp chất vô cơ ta cũng thu được khí Clo.
Bạn hãy nhớ lại và cho biết đó là quá trình điều chế chất nào?
Hẳn bạn đã nhớ ra rồi chứ? Đó chính là quá trình sản xuất NaOH trong công nghiệp
- Bạn cho biết nguyên liệu dùng để điều chế và phương pháp điều chế?
+ Nguyên liệu:
Dung dịch NaCl bão hoà.
+ Phương pháp: Điện phân dung dịch NaCl trong bình điện phân có màng ngăn xốp.
Bạn hãy quan sát cách làm nhé.
Sản phẩm còn có cả H2. Mời các bạn viết phương trình hoá học
2NaCl(dd) + H2O(l) -> Cl2(k) + H2(k) + 2NaOH(dd)
- Phương pháp đơn giản, còn nguyên liệu thì lại rất rẻ. Và như vậy các bạn đã nắm được cơ bản những kiến thức về Clo rồi. Thật đơn giản phải không?
-Kiến thức cần nhớ:
Bài tập
Các tài liệu và Web tham khảo:
Sách giáo khoa Hoá học lớp 9
Sách giáo viên Hoá học lớp 9
Website: www.thi-baigiang.moet.gov.vn
Website: http://edu.net.vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Văn Lợi
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)