Bài 26. Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

Chia sẻ bởi Lê Vũ Phương | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Chương trình địa phương (phần tiếng việt) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

1. Việc sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào?
A. Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào lời nói.
B. Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
C. Người nói hay người nghe có trình độ văn hoá cao.
D. A, B đúng.
2. Câu in đỏ sau đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì một học sinh mới xin phép vào, thầy giáo nói với học sinh đó: Rứa chừ là mấy giờ rồi?

A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ.
B. Hỏi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút.
C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ.
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ?
Tuần: 27
Tiết: 133
1/ Xác định từ ngữ địa phương:
Hướng dẫn HS làm bài tập 1
Hướng dẫn HS làm bài tập 2
a/ kêu: từ toàn dân; có thể thay bằng nói to.
b/ kêu: từ địa phương ; tương đương từ toàn dân gọi.
Các từ địa phương trong hai câu đố là:
Hướng dẫn HS làm bài tập 3
trái: quả
trống hổng trống hảng:
trống huếch trống hoác
chi: gì
- kêu: gọi .
Học sinh sưu tầm từ ngữ địa phương và từ toàn dân tương ứng.
Từ các bài tập 1, 2, 3 và các từ ngữ địa phương đã sưu tầm, em có nhận xét gì về vai trò của từ ngữ địa phương đối với vốn từ ngữ tiếng Việt ?
Trả lời:
- Tạo sắc thái riêng biệt cho văn hoá của mỗi vùng miền.
- Làm phong phú vốn từ ngữ tiếng Việt.
Hướng dẫn HS làm bài tập 5
(a): Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương mình.
(b): Trong lời kể, tác giả dùng một số từ ngữ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc được kể diễn ra.
-Tại sao trong không ít những tác phẩm văn chương người ta sử dụng từ địa phương ?
- Một số tác phẩm văn chương dùng từ ngữ địa phương để làm nổi bật sắc thái địa phương nhằm những mục đích nghệ thuật nhất định .
Nội dung bài học
1. Nhận biết từ ngữ địa phương.
2. Vai trò của từ ngữ địa phương.
- Tạo sắc thái riêng biệt cho văn hoá của mỗi vùng.
- Bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân.
- Tác phẩm văn chương dùng từ ngữ địa phương để làm nổi bật sắc thái địa phương nhằm những mục đích nghệ thuật nhất định.
Thảo luận: Cách sử dụng từ ngữ địa phương.
Ví dụ: “Bầy choa có chộ mô mồ”.
Đây là từ ngữ địa phương vùng Nghệ Tĩnh. Hiểu theo từ ngữ toàn dân : Chúng tôi có thấy đâu nào.
- Em có nhận xét gì khi sử dụng từ ngữ địa phương?
+ Mặt tích cực: Bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân.
+ Mặt tiêu cực: Gây trở ngại phần nào cho việc giao tiếp giữa các vùng, miền khác nhau của một nước .
- Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với từ ngữ địa phương?
- Tôn trọng đúng mực.
Sử dụng phù hợp.
Tránh lạm dụng.

3. Cách sử dụng từ ngữ địa phương:

- Tôn trọng đúng mực, sử dụng phù hợp với môi trường giao tiếp.
- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương khi giao tiếp.
Nội dung bài học
1. Nhận biết từ ngữ địa phương.
2. Vai trò của từ ngữ địa phương
- Tạo sắc thái riêng biệt cho văn hoá của mỗi vùng.
- Bổ sung, làm phong phú thêm từ ngữ toàn dân.
- Tác phẩm văn chương dùng từ ngữ địa phương để làm nổi bật sắc thái địa phương nhằm những mục đích nghệ thuật nhất định.
3. Cách sử dụng từ ngữ địa phương:
- Tôn trọng đúng mực, sử dụng phù hợp với môi trường giao tiếp.
- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương khi giao tiếp.
Bài tập 1: Gạch chân những từ ngữ địa phương có trong câu nói sau: “- Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má, giờ mình đi mình trao lại cho chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần, nghen?”
(Nguyễn Thi, Những đứa con trong gia đình)
Bài tập 2: Những từ địa phương tìm được trong câu thơ sau là của vùng nào?
“Rứa là hết chiều ni em đi mãi,
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi”
(Tố Hữu)
a/ Hà Nội. b/ Huế. c/ Sài Gòn.
Ý nào sau đây nói lên thái độ ứng xử đúng nhất đối với tiếng địa phương?
a/ Giữ nguyên cách nói của địa phương, không thay đổi trong bất cứ trường hợp nào.
b/ Khi ra ngoài địa phương thì nhất thiết không dùng tiếng địa phương trong giao tiếp.
c/ Tôn trọng đúng mực, sử dụng phù hợp với môi trường giao tiếp.
d/ Đến địa phương nào thì nhất thiết phải sử dụng tiếng địa phương nơi ấy.
* Lập lại bảng thống kê các từ địa phương (bài tập 4).
* Chuẩn bị bài viết số 7. Tham khảo đề 4, 5, 6, 7 SGK trang 70-80.
* Ôn tập tiếng Việt theo hướng dẫn của SGK.
XIN CẢM ƠN!
Chúc đồng nghiệp
mạnh khoẻ, công tác tốt!
TIẾT HỌC ĐẾN ĐÂY KẾT THÚC.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Vũ Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)