Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 -1953)

Chia sẻ bởi Lê Thị Hải | Ngày 25/04/2019 | 27

Chia sẻ tài liệu: Bài 26. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950 -1953) thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

MÔN LỊCH SỬ 9
Chào mừng quý thầy cô và các em học sinh
GIÁO VIÊN: LÊ THỊ HẢI . TRƯỜNG THCS TỐ NHƯ HOẰNG LỘC -.
Ti?t 33. B�i 26. Bu?c phỏt tri?n m?i c? cu?c khỏng chi?n to�n qu?c ch?ng
Th?c dõn Phỏp ( 1950-1953) ( Ti?p theo).
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT
Thảo luận nhóm:
? Nêu những thành tựu đạt được trong phát triển hậu phương của ta từ sau ĐH đại biểu tòan quốc lần thứ II của Đảng?
Nhóm 1:Trình bày về tình hình chính trị
Nhóm 2:Trình bày về tình hình kinh tế
Nhóm 3 :Trình bày Văn hoá giáo dục .
Ti?t 33. B�i 26. Bu?c phỏt tri?n m?i c? cu?c khỏng chi?n to�n qu?c ch?ng
Th?c dõn Phỏp ( 1950-1953) ( Ti?p theo).
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT

+Thành tựu về chính trị :
-Đảng lao động Việt Nam chính thức ra mắt đại biểu nhân dân , đại hội thống nhất 2 mặt trận.
-Tháng 3/1951mặt trận Liên Việt, mặt Trận Khơ me, Mặt trận Lào , đại diện cho nhân dân 3 nước Đông Dương họp hội nghị thành lập liên minh nhân dân Việt , Miên ,Lào trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau.
Ti?t 33. B�i 26. Bu?c phỏt tri?n m?i c? cu?c khỏng chi?n to�n qu?c ch?ng
Th?c dõn Phỏp ( 1950-1953) ( Ti?p theo).
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT
+Thành tựu về mặt kinh tế của ta đã đạt được từ năm 1951-1953.
Năm 1953, chỉ tính từ liên khu IV trở ra , sản xuất lương thực ở vùng tự do và vùng du kích đạt: 2.757.700tấn thóc.650.850 tấn hoa màu …
Năm 1953 ta sản xuất được 3.552 tấn vũ khí , đạn dược
Ti?t 33. B�i 26. Bu?c phỏt tri?n m?i c? cu?c khỏng chi?n to�n qu?c ch?ng
Th?c dõn Phỏp ( 1950-1953) ( Ti?p theo).
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT
+Thành tựu về giáo dục mà chúng ta đã đạt được trong những năm qua.
Từ năm 1950->1954
-Học sinh cấp I tăng 130%
-Học sinh cấp II+III tăng 300%
+ 1954 có 4.247 sinh viên đại học và trung học chuyên nghiệp .
+ 1951-> 1953 đào tạo được 7000 cán bộ kĩ thuật .
+ 1954 có 3.400 học sinh được gửi đi học ở nước ngoài.
Ti?t 33. B�i 26. Bu?c phỏt tri?n m?i c? cu?c khỏng chi?n to�n qu?c ch?ng
Th?c dõn Phỏp ( 1950-1953) ( Ti?p theo).
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT
+Thành tựu về mặt văn hoá mà chúng ta đã đạt được từ năm 1951-> 1954.
Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Tán Thuật, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung đội trưởng trung đội nữ du kích xã, đảng viên Đảng Cộng sảnViệt Nam.

Gia đình Nguyễn Thị Chiên rất nghèo. Hết mồ côi cha rồi đến mẹ, đồng chí phải đi ở cho địa chủ, khổ cực ngay từ nhỏ. Cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí thoát khỏi cuộc đời đi ở. Được cán bộ cách mạng giáo dục, dìu dắt, Nguyễn Thị Chiên dần dần hiểu biết và tích cực tham gia hoạt động. Đồng chí đã làm công tác phụ nữ, tổ chức du kích, xây dựng cơ sở cách mạng, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, chiến đấu chống giặc bảo vệ xóm làng..., công tác nào cũng nêu cao tinh thần tận tụy, gương mẫu, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Tháng 1 năm 1952, phối hợp với bộ đội đánh bốt An Bồi, đồng chí đã dũng cảm cùng đồng đội bò vào cắt hàng rào, đánh bộc phá ném lựu đạn và cùng anh em xông vào bốt bắt sống 6 tên ngoan cố đang lẩn trốn, trong đó có tên đồn trưởng. Trận này đồng chí còn cõng được 6 thương binh ra ngoài an toàn.
Trong mọi mặt công tác, đồng chí đều gương mẫu đi đầu, tích cực học tập, rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ chị em trong đội, xây dựng trung đội nữ du kích trưởng thành về mọi mặt.
Trận Giang Mỗ lần thứ hai ngày 13 tháng 12 năm 1951, khi địch lọt vào trận địa, cả đơn vị nổ súng quyết liệt, diệt gọn một đại đội địch. Lúc chuẩn bị rút thì một xe tăng địch tiếp viện tới, bắn dữ dội vào đội hình ta, chặn đường rút và làm nhiều anh em thương vong. Cù Chính Lan căm giận xông lên. Anh nhảy lên xe tăng kề tiểu liên vào khe hở trên tháp xe bóp cò. Nhưng không may tiểu liên bị hóc. Chiếc xe vẫn vừa chạy vừa bắn. Cù Chính Lan hô anh em tập trung lựu đạn đến cho mình, rồi lại nhanh nhẹn nhảy lên xe, giật nắp, quẳng lựu đạn vào. Giặc nhặt lựu đạn ném ra và hốt hoảng lái xe tăng, chuyển hướng vội vàng chạy về vị trí. Thời cơ diệt xe tăng địch ngay trước mắt, không thể để nó chạy thoát, Cù Chính Lan dũng cảm táo bạo mở chốt lựu đạn, chờ cho khói thuốc xì ra được vài giây rồi mới ném vào buồng lái. Lựu đạn nổ. Những tên giặc trong xe chết đè lên nhau. Chiếc xe dừng tại chỗ. Trận đánh kết thúc thắng lợi. Tấm gương của đồng chí đã có tác dụng cổ vũ toàn quân thi đua diệt xe tăng và xe cơ giới địch.

Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi.
Trận Đông Khê lần thứ hai (năm 1950), La Văn Cầu được phân công chỉ huy tổ bộc phá làm nhiệm vụ phá hàng rào và đánh lô cốt đầu cầu. Phá được hai hàng rào thì tổ bị thương hai đồng chí. Địch tập trung bắn dữ dội vào cửa mở, phá hủy mất một số bộc phá ống. Để dành bộc phá đánh lô cốt, đồng chí đã động viên anh em trong tổ tháo gỡ mìn của địch và dũng cảm xông lên dùng mìn phá nốt hai hàng rào cuối cùng. Khi tiến đánh lô cốt thì tổ bị thương hết, chỉ còn lại một mình, nhưng đồng chí không ngần ngại vẫn hăng hái tìm cách xông lên hoàn thành nhiệm vụ của tổ bộc phá. Vượt rào được đến hào giao thông thứ ba thì đồng chí bị thương và ngất đi. Tỉnh dậy thấy cánh tay phải bị đạn bắn gãy nát, nghĩ đến nhiệm vụ chưa hoàn thành, đồng chí đã cố quay trở lại, gặp đồng đội, đồng chí khẩn thiết yêu cầu chặt hộ cánh tay để khỏi vướng rồi lại tiếp tục ôm bộc phá xông lên, phá tan lô cốt đầu cầu, mở đường cho đơn vị xung phong diệt gọn vị trí địch. Tấm gương của La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua diệt giặc lập công trong đơn vị, là lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới cua bộ đội chủ lực ta từ chiến dịch Biên Giới.
Tháng 5 năm 1951, đại đội do Nguyễn Quốc Trị chỉ huy có nhiệm vụ tiêu diệt vị trí Gối Hạc, mở đường cho đơn vị đánh vị trí Non Nước. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị nhanh chóng áp sát mục tiêu, khi có lệnh nổ súng, đơn vị đồng loạt xung phong diệt ngay 1 trung đội địch. Bọn địch phản kích dữ đội, Nguyễn Quốc Trị chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt và bí mật vòng phía sau lưng địch đánh tới, diệt một trung đội nữa. Trời sáng, địch càng phản kích mạnh hơn, máy bay chúng đến oanh tạc, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy toàn đơn vị và trực tiếp dẫn 1 trung đội đánh vào bọn địch cố thủ, tiêu diệt chúng, làm chủ trận địa. Trận này, đơn vị đã diệt và bắt 160 tên địch, làm chủ trận địa, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu  toàn quốc lần I
đã đạt kết quả như thế nào?
IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT
Quang cảnh Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu  toàn quốc lần I
Bác Hồ và các anh hùng tại Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu  toàn quốc lần I
Ngày 01/05/1952, Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu  toàn quốc lần I  chọn 7 anh hùng: Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.
Ngày 29 tháng 12 năm 1951, tham gia đánh đồn Cô Tô, bị thương hai lần, Cù Chính Lan vẫn dũng cảm xông lên phá tiếp hai lớp rào mở đường cho đơn vị tiến vào. Lần thứ ba, bị thương nặng, đồng chí vẫn không chịu rời trận địa, nằm tại chỗ chỉ hướng tiến và động viên anh em vào sau diệt địch. Cù Chính Lan đã anh dũng hy sinh khi trận đánh đồn Cô Tô vừa kết thúc thắng lợi.
CÙ CHÍNH LAN
LA VĂN CẦU
NGÔ GIA KHẢM
NGUYỄN THỊ CHIÊN
TRẦN ĐẠI NGHĨA
NGUYỄN QUỐC TRỊ
CỦNG CỐ
1. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng họp tại:
a. Thủ đô Hà Nội b. Chiêm Hóa (Tuyên Quang)
c. Đoan Hùng d. Hương Cảng (Trung Quốc)

2. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu  toàn quốc lần I đã chọn được:
a. 5 anh hùng b. 6 anh hùng
c. 7 anh hùng d. 8 anh hùng
Hồ Chủ Tịch đi Biên giới
Chống gậy lên non xem trận địa
Vạn trùng núi đỡ vạn trùng mây
Quân ta khí mạnh nuốt ngưu đẩu
Thề diệt xâm lăng lũ sói cầy.
Nơi ở của chủ tịch Hồ Chí Minh tại chiến dịch Biên giới.
Hồ chủ tịch quan sát mặt trận Đông Khê
Dặn dò: Về nhà:

+ Ôn lại nội dung đã học
+ Đọc và chuẩn bị bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)” phần I, II của bài
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK .
Chúc các em chăm ngoan, học giỏi !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hải
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)