Bài 25. Tính chất của phi kim

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Nam | Ngày 30/04/2019 | 35

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tính chất của phi kim thuộc Hóa học 9

Nội dung tài liệu:

Chương III: Phi kim - Sơ lược về bảng
tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Tính chất của phi kim
Mục tiêu bài học
- Các em hiểu và nắm được tính chất vật lí của phi kim
- Hiểu và nắm được các tính chất hóa học của phi kim như:
+ Tác dụng với kim loại
+ Tác dụng với hiđro
+ Tác dụng với oxi
- Biết được các phi kim có mức độ hoạt động hóa học khác nhau
- Biết sử dụng các kiến thức đã học, quan sát thí nghiệm, từ đó rút ra tính chất vật lí và tính chất hóa học của phi kim.
- Viết tốt các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của phi kim.



Tiết 30
Bài 25
Tính chất của phi kim
I- Phi kim có những tính chất vật lí nào?


Tiết 30
Bài 25







Các phi kim ở điều kiện thường
Tính chất của phi kim
I- Phi kim có những tính chất vật lí nào?
(?) Em hãy nêu trạng thái của các phi kim ở điều kiện thường?
Trả lời: ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái: trạng thái rắn như lưu huỳnh.; trạng thái lỏng như brom; trạng thái khí như oxi, clo .


Tiết 30
Bài 25
Tính chất của phi kim
I- Phi kim có những tính chất vật lí nào?
ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái: trạng thái rắn như lưu huỳnh, cacbon, photpho. ; trạng thái lỏng như brom; trạng thái khí như oxi, nitơ, hiđro, clo .
Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp. Một số phi kim độc như clo, brom, iot.

Tiết 30
Bài 25
II - phi kim có những tính chất hóa học nào?
1. Tác dụng với kim loại
(?) Em hãy nhắc lại tính chất hóa học: Kim loại tác dụng với phi kim?
Trả lời: Kim loại tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối và tác dụng với oxi tạo thành oxit.

II - phi kim có những tính chất hóa học nào?
1. Tác dụng với kim loại









(?) Em hãy nêu lại tính chất hóa học này và viết phương trình hóa học cho hai thí nghiệm trên?
II - phi kim có những tính chất hóa học nào?
1. Tác dụng với kim loại
. Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối:
2Na (r) + Cl2 (k) to 2NaCl (r)
(Vàng lục) (Trắng)
Fe (r) + S (r) to FeS (r)
(Trắng xám) (Vàng) (Đen)
. Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:
2Cu (r) + O2 (k) to 2CuO (r)
(Đỏ) (Đen)
Nhận xét: Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.
2. Tác dụng với hiđro
. Oxi tác dụng với hiđro









(?) Em hãy nêu lại tính chất hóa học này và viết phương trình hóa học cho thí nghiệm trên?

2. Tác dụng với hiđro
. Oxi tác dụng với hiđro
Khí oxi tác dụng với khí hiđro tạo thành hơi nước:
O2 (k) + 2H2 (k) to 2H2O (h)

. Clo tác dụng với hiđro
- Thí nghiệm: Sgk/75










Dụng cụ và hóa chất dùng làm
thí nghiệm khí hiđro cháy trong khí clo
Dụng cụ và hóa chất dùng làm
thí nghiệm khí hiđro cháy trong khí clo
. Clo tác dụng với hiđro
- Thí nghiệm: Sgk/75
Cách tiến hành thí nghiệm:
1. điều chế hiđro rồi dẫn qua ống dẫn thủy tinh có vuốt nhọn
2. Đốt cháy hiđro tinh khiết rồi đưa vào lọ đựng khí clo
3. Sau phản ứng, cho một ít nước vào lọ, lắc nhẹ
4. Dùng giấy quỳ tím để thử dung dịch.


. Clo tác dụng với hiđro
- Thí nghiệm: Sgk/75
Hoàn thành phiếu học tập sau:




. Clo tác dụng với hiđro
- Thí nghiệm: Sgk/75
Đáp án


. Ngoài ra, nhiều phi kim khác như C, S, Br2. tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí.
Nhận xét: Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.
3. Tác dụng với oxi










(?) Em hãy viết hai phương trình hóa học của hai thí nghiệm trên?

3. Tác dụng với oxi
S (r) + O2 (k) to SO2 (k)
(Vàng) (Không màu)
4P (r) + 5O2 (k) to 2P2O5 (r)
(Đỏ) (Trắng)

Nhận xét: Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.

4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim
Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh, flo là phi kim mạnh nhất.
Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.
Tính chất của phi kim
I- tính chất vật lí của Phi kim
ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái: trạng thái rắn; trạng thái lỏng và trạng thái khí.
Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp. Một số phi kim độc như clo, brom, iot.


Tiết 30
Bài 25
Tính chất của phi kim
I - tính chất vật lí của Phi kim
II - tính chất hóa học của phi kim
1. Tác dụng với kim loại
Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.
2. Tác dụng với hiđro
Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí
3. Tác dụng với oxi
Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim
Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
Tiết 30
Bài 25





1. Phi kim tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí; Phần lớn các phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt.
2. Phi kim tác dụng được với kim loại, hiđro và oxi.
Bài 5 (Sgk/76)
Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau:
Phi kim (1) oxit axit (1) (2) oxit axit (2) (3) axit (4) muối sunfat tan (5) muối sunfat không tan
a) Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.
b) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi trên.



Bài 5 (Sgk/76 )
a) Sơ đồ:
S (1) SO 2 (2) SO3 (3) H2SO4 (4) Na2SO4 (5) BaSO4
b) Các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi:
(1). S + O2 to SO2
(2). 2SO2 + O2 to 2SO3
(3). SO3 + H2O H2SO4
(4). H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
(5) Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH
Bài 6 (Sgk/76)
a) Viết phương trình hóa học:
Fe + S to FeS (1)
b) Tính số mol sắt và số mol lưu huỳnh ban đầu:
*Theo bài ra: . nFe ban đầu = m / M = 5,6/56 = 0,1 (mol)
. nS ban đầu = m / M = 1,6/32 = 0,05 (mol)
*Theo PTHH: nFe t/g phản ứng = nS t/g phản ứng
S ắt dư: nFe dư = 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol)
Hỗn hợp chất rắn A gồm: Fe và FeS. Có nFeS = nS = 0,05 (mol)
*PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2)
FeS + 2HCl FeCl2 + H2S (3)
Tính nHCl t/g phản ứng (2) và (3): nHCl = 2nFe + 2nFeS = 0,2 (mol)
VHCl t/g phản ứng = n / CM = 0,2/1 = 0,2 (l) = 200 (ml)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)