Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng

Chia sẻ bởi Đỗ Đình Hữu | Ngày 01/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

kính chào các thày cô giáo
trường THCS TRẦN PHÚ
về dự giờ lớp 8A4
Chúc các em học tốt ,chăm ngoan
Thiết kế và thực hiện :Đỗ Đình Hữu
Kiểm tra bài cũ
1) Hãy điền các cụm Từ thích hợp ( các chất thừa , ruột, hấp thụ được, Biến đổi thức ăn) thay các số , 2, 3, 4 cho hoàn chỉnh các câu sau :
Hoạt động tiêu hoá thực chất là (1)……… ....................... thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể (2)…………………… qua thành (3)……. và loại bỏ
(4)……….. không thể hấp thụ được .
Các chất thừa
ruột
Hấp thụ được
Biến đổi thức ăn
2) Hãy nêu lại chức năng của hệ tiêu hoá ?
Chức năng của hệ tiêu hoá là tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể
Vậy hệ tiêu hoá của người bắt đầu từ cơ quan nào?
Và quá trình tiêu hoá được bắt đầu từ cơ quan nào ?
Những chất Gluxit, Lipít Prôtêin..sẽ có những biến đổi lý hoc,hoá hoc như thế nào từ cơ quan tiêu hoá đầu tiên?
Răng cửa
Tuyến
nước bọt
Nơi tiết
nước bọt
Răng hàm
Răng nanh
Lưỡi
Bài:25 Tiêu hoá ở khoang miệng
I. Tiêu hoá ở khoang miệng
Hình 25-1 Các cơ quan trong khoang miệng
Quan sát Hình 25-1cho biết trong khoang miệng có những cơ quan nào?
Trong khoang miệng có các cơ quan đó là: Răng, lưỡi, tuyến nước bọt
Vậy khi thức ăn được đưa vào trong miệng sẽ diễn ra hoạt động nào?
Các hoạt động: Tiết nước bọt , nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn
Bài:25 Tiêu hoá ở khoang miệng
pH=7,2

t0 = 370C
Amilaza
Tinh bột
Đường mantôzơ
Hình 25-2 Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
I. Tiêu hoá ở khoang miệng
Quan sát Hình 25-2 hãy cho biết hoạt động của Amilaza trong nước bọt ?
Enzim là chất xúc tác sinh học, chỉ với một lượng rất nhỏ có thể thúc đẩy phản ứng lên nhiều lần. Mỗi loạị enzim chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định.trong điều kiện PH và nhiệt độ nhất định
Vậy với độ PH và nhiệt độ là bao nhiêu độ thì enzim Amilaza hoạt động tốt ?
Bài:25 Tiêu hoá ở khoang miệng
I. Tiêu hoá ở khoang miệng
Hình 25-2 Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt
Tinh bột
Amilaza
Đường mantôzơ
pH=7,2

t0 = 370C
Enzim Amilaza biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn như thế nào?
Thành đường mantôzơ
Tinh bột
Amilaza
pH=7,2

t0 = 370C
Đường mantôzơ
1) Khi ta nhai cơm lâu trong miệng có cảm giác ngọt là vì sao?
Trả lời:Khi ta nhai cơm lâu trong miệng có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần thành đường mantzơ đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt
2) Từ những thông tin trên, hãy điền các cụm từ theo cột và bảng trong bảng 25
Phân việc cho các nhóm : Nhóm 1 hoàn thành phần các hoạt động tham gia .Nhóm 2: các thành phần tham gia hoạt động . Nhóm 3 tác dụng của hoạt động





-Tiết nước bọt

Nhai

Đảo trộn thức
ăn

Tạo viên thức
ăn
Hoạt động của
Enzim Amilaza
trong nước bọt
-Răng
-Răng, lưỡi,các
cơ môi má
-Răng, lưỡi,các
cơ môi má
-Tiết nước bọt
Biến đổi một
phần tinh bột
(chín) trong thức
ăn thành đường
mantozơ
Enzim Amilaza
-Ướt, mềm thức
ăn
-Mềm, nhuyễn thức
ăn
-Ngấm nước bọt
-Tạo viên vừa
nuốt
Bài:25 Tiêu hoá ở khoang miệng
I. Tiêu hoá ở khoang miệng
+Nhờ hoạt động phối hợp của răng,lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào miệng trở thành viên thức ăn mềm , nhuyễn thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.
+ Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ.
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
Hình 25-3 nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
Quan sát Hình 25-3 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 1,2,3 trang 82
Em có kết luận gì về tiêu hoá ở khoang miệng
Lưỡi nâng lên cao
Thức ăn chạm vào vòm miệng rồi hơi rụt vào một chút
Đồng thời khẩu cái mềm nâng lên đóng kín hai lỗ mũi nắp thanh quản đóng kin lỗ khí quản
Thức ăn lọt vào thực quản , các cơ vòng ở thực quản lần lượt co đẩy dẫn viên thức ăn xuống dạ dày
1) Nuốt diễn ra là nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
Trả lời: Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản ,
2) Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
Trả lời: Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự co dãn phôí hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản
3) Thức ăn qua thực quản có được biến đổi gì về mặt lý học và hoá học không?
Trả lời : thời gian đi qua thực quản rất nhanh ( chỉ 2-4 giây_ nên có thể coi như thức ăn không có biến đổi gì về mặt lý học và hoá học.
Bài:25 Tiêu hoá ở khoang miệng
I. Tiêu hoá ở khoang miệng
+ Nhờ hoạt động phối hợp của răng,lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào miệng trở thành viên thức ăn mềm , nhuyễn thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.
+ Một phần tinh bột được enzim amilaza biến đổi thành đường mantôzơ.
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
Hình 25-3 nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản
Răng cửa
Nơi tiết
nước bọt
Lưỡi
Răng hàm
Răng nanh
+Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đẩy qua thực quản xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản
Đánh giá kiểm tra
Đọc phần Em có biết ? Vai trò của nước bọt trang 83. Thảo luận nhóm cho biết :
+ Thế nào là vệ sinh răng miệng đúng cách?
Trả lời: Đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn trải mềm và thuốc đánh răng có chứa canxi và Flo, trải răng đúng cách.
Nguyên nhân thông thường nhất gây đau răng là sâu răng. Các xoang sâu là các lỗ ở 2 lớp ngoài cùng nhất của răng gọi là men và ngà. Men răng là bề mặt cứng trắng ở ngoài nhất và ngà là lớp màu vàng nằm dưới lớp men. Cả 2 lớp có chức năng bảo vệ mô răng, bảo vệ tủy răng bên trong, là nơi có các mạch máu và thần kinh. 

Các vi khuẩn trong miệng chuyển đường thành axit. Axit làm mềm và ( cùng với nước bọt) hoà tan men và ngà tạo lỗ sâu răng. Lỗ sâu nhỏ, cạn có thể không gây đau và có thể không làm bệnh nhân để ý. Các lỗ sâu lớn hơn có thể tích tụ các mảnh vụn thức ăn. 


Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng thuộc nhóm paramyxovirus gây ra. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là viêm tuyến nước bọt, có khi viêm tuyến sinh dục, viêm màng não, viêm tụy cấp kèm theo.
Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em, lây lan chủ yếu qua nước bọt do bệnh nhân ho ra thành những hạt li ti có chứa virus
vùng tuyến mang tai; tuyến mang tai sưng to, đỏ một bên hoặc cả 2 bên.
Có một số trường hợp nặng, tuyến dưới hàm và tuyến dưới cằm cũng sưng to, lưỡi gà của bệnh nhân cũng bị sưng to làm bệnh nhân ngạt thở phải vào bệnh viện mở khí quản cấp cứu
Viêm lưỡi do nhiễm khuẩn, nấm, mẫn cảm có thể là bệnh nguyên phát của lưỡi hoặc triệu chứng của một bệnh khác như cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP, thiếu máu ác tính hoặc thiếu sắt; một số bệnh da phát triển toàn thân như lichen phẳng, aptơ, giang mai, ung thư ....
Biểu hiện là lưỡi có thể đỏ, sưng to, xuất hiện mụn rộp, nứt kẽ lưỡi, loét hoặc nhợt nhạt, láng bóng, trơn nhẵn, đau hoặc không.


Chon câu em cho là đúng
Câu 1) Trong quá trình tiêu hoá , nước bọt có chức năng chủ yếu.
A.Làm ẩm các tiểu phần thức ăn kết viên và biến đổi Gluxit thành mantôzơ
B.Làm ẩm thức ăn , biến đổi một phần Gluxit thành đường mantôzơ nhờ enzim amilaza.
C. Là dung môi hoà tan một số chất trong thức ăn và bảo vệ răng miệng
D, Làm mềm, nhuyễn thức ăn ,biến đổi tinh bột thành đường
B
Kính chào tam biệt
Hẹn gặp lại
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Đình Hữu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)