Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vân | Ngày 01/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Tiêu hóa ở khoang miệng thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:

? Hệ tiêu hóa ở người gồm các cơ quan nào?
KIỂM TRA BÀI CŨ
Khoang miệng
Răng
Lưỡi
Họng
Tuyến nước bọt
Thực quản
Dạ dày
Tụy
Ruột non
Gan
Ruột già
Hậu môn
(tuyến vị)
(tuyến ruột)
(Tuyến tụy)
(Tuyến gan)
Răng cửa
Tuyến
nước bọt
Nơi tiết
nước bọt
Răng hàm
Răng nanh
Lưỡi
Bài 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
I. Tiêu hóa ở khoang miệng:
? Em hãy nhận xét cấu tạo của khoang miệng?
Bài 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
I. Tiêu hóa ở khoang miệng:
- Khoang miệng gồm:
+ Răng (răng cửa, nanh, hàm).
+ Lưỡi.
+ Tuyến nước bọt.
? Các cơ quan trên thực hiện chức năng gì?
- Răng: người có khoảng 32 chiếc chia làm ba loại là răng cửa, răng nanh, răng hàm.
+ Răng cửa sắc để cắt thức ăn.
+ Răng hàm to khỏe để nghiền thức ăn.
+ Răng nanh nhọn để xé thức ăn.
- Lưỡi: Là cơ quan vị giác, đảo, trộn thức ăn khi nhai, đẩy thức ăn xuống hầu khi nuốt.
- Tuyến nước bọt có ba đôi (một đôi dưới mang tai, một đôi dưới hàm, một đôi dưới lưỡi). Các tuyến này tiết nước bọt đổ vào khoang miệng trong quá trình tiêu hóa.
→ Mỗi ngày cơ thể tiết ra khoảng 800 đến 1200 ml nước bọt. Bình thường mỗi giờ tiết khoảng 15ml, nhưng khi nói, khi nhai và đặc biệt khi ăn thức ăn khô sẽ tiết nhiều hơn. Ban ngày tiết ra nhiều hơn ban đêm
Ngoài ra, còn có môi tham gia vào việc giữ thức ăn.
? Khi thức ăn vào miệng sẽ diễn ra các hoạt động nào?
+ Tiết nước bọt.
+ Nhai.
+ Đảo trộn thức ăn.
+ Hoạt động của enzim (men) amilaza trong nước bọt.
+ Tạo viên thức ăn
? Vậy các hoạt động biến đổi có tác dụng gì với thức ăn?
Thức ăn được nhai nghiền thành những phần tử nhỏ, thấm đều nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra làm cho các phân tử thức ăn được tiếp xúc với dịch tiêu hóa giúp cho sự biến đổi thức ăn về mặt hóa học được thuận lợi.
Tinh bột
Đường mantôzơ
pH=7,2
t0 = 370C
Amilaza
? Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì sao ?
 Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt là vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần thành đường mantô, đường này đã tác dụng lên các gai vị giác nên ta cảm thấy ngọt.
Từ những thông tin trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 25 -T82 (SGK)“Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng”?
Thảo luận nhóm:
- Tiết nước bọt
Hoạt động của
enzim Amilaza
trong nước bọt
- Răng
- Răng, lưỡi,
các cơ môi má
- Răng, lưỡi,
các cơ môi má
-Tuyến nước bọt
Biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozơ
Enzim Amilaza
- Làm ướt, mềm thức ăn
Làm mềm,
nhuyễn thức ăn
- Làm thức ăn
thấm nước bọt
- Tạo viên vừa
nuốt
Nhai
- Đảo trộn thức ăn
- Tạo viên thức ăn
? Tại sao khi ăn cần nhai kĩ thức ăn?
Vì khi nhai kĩ sẽ thúc đẩy qúa trình tiêu hóa tốt hơn ở các giai đoạn tiếp theo trong qúa trình tiêu hóa.
? Trong hai mặt biến đổi đó, biến đổi nào là chủ yếu? Vì sao?
Biến đổi lí học là chủ yếu vì.
- Tại khoang miệng thức ăn chủ yếu được nhai nghiền nhỏ thấm đều nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra. Trong nước bọt chỉ có duy nhất một loại enzim là Ami laza và chỉ duy nhất thành phần thức ăn là gluxit hay tinh bột (chín) được biến đổi tại khoang miệng thành đường đơn giản hơn (Đường Mantozo) nhưng cơ thể chưa thể hấp thụ được.
Hay nói cách khác, tại khoang miệng thức ăn được biến đổi thành các phần tử nhỏ là chủ yếu. Còn biến đổi hóa học mới chỉ là bước đầu và còn rất hạn chế: Chỉ một phần thức ăn là tinh bột chín được biến đổi thành đường Mantôzơ, các thành phần thức ăn khác chưa được biến đổi.
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản:
Bài 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
I. Tiêu hóa ở khoang miệng:
1. Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
2. Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
3. Thức ăn qua thực quản có biến đổi gì về mặt lí học và hóa học hay không? Vì sao?
? Thảo luận nhóm trả lời 3 câu hỏi sau:
- Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của lưỡi là chủ yếu và có tác dụng đẩy viên và có tác dụng đẩy viên thức ăn từ khoang miệng xuống thực quản.
- Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra nhờ sự tạo ra nhờ sự co dãn phối hợp nhịp nhàng của các cơ thực quản.
- Thời gian thức ăn đi qua thực quản rất nhanh 3s nên chỉ coi như thức ăn không được biến đổi về mặt lí học và hóa học trong quá trình tiêu hóa.
? Hoạt động nuốt diễn ra như thế nào?
- Khi viên thức ăn được tạo ra và thu gọn trên bề mặt lưỡi thì phản xạ nuốt mới được bắt đầu.
- Thoạt tiên lưỡi nâng cao viên thức ăn chạm lên chạm vào vòm miệng rồi hơi rụt lại một chút để viên thức ăn được chuyển xuống họng vào thực quản.
- Khi nuốt, lúc lưỡi nâng lên đồng thời kéo nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản lại để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khẩu cái mềm nâng lên đóng kín 2 lỗ thông lên mũi. Thức ăn chỉ còn một đường duy nhất là rơi vào thực quản.
Viên thức ăn đặt trên bề mặt lưỡi cần có độ lớn vừa phải để dễ nuốt. Khi viên thức ăn hay ngụm nước vào miệng quá lớn, nếu nuốt vội sẽ bị nghẹn, còn bình thường thì hoạt động nhai, đảo và trộn của răng, lưỡi, các cơ môi cơ má sẽ làm thêm chức năng phân chia thức ăn thành nhiều viên nhỏ để nuốt lần lượt.
2. Lực đẩy viên thức ăn qua thực quản xuống dạ dày đã được tạo ra như thế nào?
1. Nuốt diễn ra nhờ hoạt động của cơ quan nào là chủ yếu và có tác dụng gì?
- Thực quản dài khoảng 20 đến 25 cm với lớp cơ trơn khá dày và luôn khép kín.
- Động tác nuốt là tác nhân kích thích thực quản mở ra để nhận viên thức ăn từ họng xuống.
- Các thớ cơ của thực quản lần lượt co bóp theo kiểu phần cơ ỏ dưới viên thức ăn thì dãn, phần trên viên thức ăn thì co vào tạo lực đẩy viên thức ăn xuống dưới, và cứ thế (trong khoảng 2- 4 giây) viên thức ăn sẽ xuống tới dạ dày.
3. Thức ăn qua thực quản có biến đổi gì về mặt lí học và hóa học hay không? Vì sao?
II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản:
Bài 25: TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
I. Tiêu hóa ở khoang miệng:
- Thức ăn được nuốt xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi.
- Nhờ các cơ vòng thực quản co dãn tạo ra lực đẩy thức ăn qua thực quản xuống dạ dày.
? Tại sao khi ăn không nên vừa cười vừa nói?
Khi nuốt thức ăn, khẩu cái mềm đóng kín hai lỗ thông với khoang mũi, đồng thời nắp thanh quản đóng kín đường xuống thanh quản, ta tạm ngừng hô hấp. Nếu vừa ăn vừa cười vừa nói, khẩu cái mềm mở rộng thông lên khoang mũi, nắp thanh quản mở thông với đường vào thanh quản, thức ăn vừa có thể sặc lên mũi hoặc có thể rơi xuống thanh quản gây tắc đường dẫn khí có thể tử vong.
? Hãy nêu biện pháp bảo vệ răng miệng?
- Cần vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn, đặc biệt là sau bữa tối vì nước bọt không chỉ có vai trò trong tiêu hóa như đã xét mà còn có tác dụng diệt khuẩn nhờ chất Lizozim.
- Những khi ta tiết ít nước bọt (vào ban đêm, khi uống thuốc kháng sinh…) sẽ là điều kiện tốt nhất cho vi khuẩn phát triển nơi vết thức ăn còn dính lại, tạo môi trường axit gây viêm răng lợi và làm cho miệng có mùi hôi.
- Ngoài ra, việc sử dụng các đồ ngọt, đặc biệt là buổi tối trước lúc ngủ mà không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nơi vết thức ăn, phá hủy lớp men răng, ngà răng gây viêm tủy răng ảnh hưởng xấu đến răng miệng và đến sức khỏe. Đây chính là cơ sở giải thích cho chúng ta biết vì sao không nên sử dụng đồ ngọt vào buổi tối trước lúc ngủ.
Vậy sau khi thức ăn được tiêu hóa tại khoang miệng và chuyển qua thực quản xuống dạ dày, với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, thì còn lại những loại thức ăn nào cần được tiêu hóa tiếp?
Prôtêin, lipit, gluxit…
Hãy chọn đáp án đúng nhất:
Tiêu hóa ở khoang miệng,
chất nào sau đây bị biến đổi?
ĐÁP ÁN
Enzim tiêu hóa
của dịch nước bọt là?
ĐÁP ÁN
Hướng dẫn học
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk trang 83.
Đọc trước bài mới.
- Chuẩn bị bài: Tiêu hóa ở dạ dày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)