Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Linh |
Ngày 29/04/2019 |
42
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Phương trình cân bằng nhiệt thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
Tỡm hieồu ve
Cong Chieõng Taõy Nguyeõn
Trường: THCS YJút
GVHD: Đinh Thị Hương
Môn: Lịch Sử
I/ Giới thiệu về cồng chiêng tây nguyên
1. Giới thiệu
Trường chúng tôi nằm trên địa bàn thị trấn Eapok, giáp với các buôn như buôn Lang, Buôn Sút, Buôn Mấp,…nơi tập trung tương đối đầy đủ các loại hình văn hóa sặc sắc của các dân tộc thiểu số như: Jrai, Bahnar, Ê-đê, Giẻ, Raglai, Sê-đăng, Xtiêng, Mạ, Brâu, Churu, Mnông…Từ ngàn xưa, vùng đất Tây Nguyên - Việt Nam đã là cái nôi của nhiều nhóm sắc tộc thiểu số, Nói đến Tây Nguyên - Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản trường ca hào hùng, đến những lễ hội còn ít nhiều nét lạ thường, đến những ngôi nhà sàn, những bức tượng, những lán nhà mồ, nhưng đặc biệt là nghĩ đến nhạc cồng chiêng với một không gian văn hóa vừa được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa của nhân loại.
Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa của nhân loại
Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền ở bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; Giá trị phản ánh đa chiều; Giá trị nghệ thuật; Giá trị sử dụng đa dạng; Giá trị vật chất; Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; Giá thị tinh thần; Giá trị cố kết cộng đồng và Giá trị lịch sử.
Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người Việt Nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là máu thịt, là tín ngưỡng tâm linh. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
2. Cấu tạo
Cồng chiêng là những nhạc cụ được xếp vào bộ gõ và nhóm tự thân vang được làm bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50 - 60cm, loại cực đại tới 90 - 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18 - 20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi, đấm bằng tay. Có tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng.
Câu hỏi: Nhìn vào 2 hình ảnh em hãy phân biệt cồng và chiêng khác nhau như thế nào?
1 bộ cồng chiêng thường gồm bao nhiêu cái?
Cồng chiêng là máu thịt của đồng bào Tây Nguyên
II/ Văn hóa cồng chiêng gắn liền với đời sống người Tây Nguyên
Nhạc cồng chiêng Tây Nguyên đã gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Thực vậy, tiếng cồng chiêng vang lên từ lúc mỗi người dân Tây Nguyên còn nằm trong nôi cho đến tận khi được đưa xuống mồ: tiếng cồng chiêng trong lễ Bluh tongia momuai (Lễ thổi tai) của một đứa trẻ như để khẳng định sự tồn tại của thành viên mới này trong cộng đồng; cồng chiêng vang lên trong Bông hua pơdo (lễ cưới) là để chúc mừng đôi bạn trẻ được sống mãi mãi hạnh phúc và nhắc nhớ cho họ về truyền thống của cha ông; tiếng nhạc cồng chiêng trong hơmech kơtec (Lễ chúc sức khỏe) của một người già để mừng thọ và chúc cho người đó được sức khỏe dồi dào; và cồng chiêng lại vang lên để nói lời tiễn biệt với những thành viên đã khuất trong cộng đồng; và cuối cùng, tiếng cồng chiêng chỉ dứt khỏi một người, từ sau lễ Pơthi (Lễ bỏ mả) thường diễn ra ba năm sau khi chết, để xóa đi sự hiện diện của thành viên ấy trong cộng đồng.
Cồng chiêng phản ánh cuộc sống muôn màu của người dân Tây Nguyên
Đánh cồng chiêng cổ vũ cho ngày hội
đua voi ở Bản Đôn (Đăk Lăk)
Đội voi đẹp nhất của tỉnh Đăk Lăk rước dâu.
Cồng chiêng không thể thiếu trong tiệc cưới.
Lễ hội đâm trâu Tiếng chiêng mừng ngày mùa.
Sinh hoạt cồng chiêng ở ĐăkLăk
Festival văn hóa công chiêng Tây Nguyên diễn ra từ 21-11-2007 đến 24-11-2007.
III/ Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Trong số 43 di sản của 46 quốc gia được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại đợt 3 công bố ngày 25-11-2005, có không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam.
Danh tiếng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nay đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại. Những giá trị đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một bộ phận của di sản và tinh hoa văn hóa Việt Nam được cộng đồng quốc tế biết đến và được tôn vinh. Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại do UNESCO đưa ra.
Câu hỏi: Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào thời gian nào?
Đáp án: Ngày 25-11-2005
Tối nay, 28/3, tại thành phố Plây- ku (Gia Lai) đã diễn ra chương trình nghệ thuật hoành tráng mừng đón bằng Kiệt tác văn hoá phi vật thể của nhận loại do UNESCO phong tặng
Được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào của cả nước và đồng thời vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của nó cũng lại là vấn đề không kém phần quan trọng và cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chúng ta. Làm tốt công việc ấy không chỉ có ý nghĩa đối với hôm nay mà cả với mai sau.
Truyền dạy biểu diễn cồng chiêng cho lớp trẻ
Câu hỏi thảo luận
Qua bài học hôm nay em hãy liên hệ thực tế các lễ hội có sử dụng cồng chiêng ở địa phương nơi em ở?
Bản thân em cần làm gì để gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa này?
Cong Chieõng Taõy Nguyeõn
Trường: THCS YJút
GVHD: Đinh Thị Hương
Môn: Lịch Sử
I/ Giới thiệu về cồng chiêng tây nguyên
1. Giới thiệu
Trường chúng tôi nằm trên địa bàn thị trấn Eapok, giáp với các buôn như buôn Lang, Buôn Sút, Buôn Mấp,…nơi tập trung tương đối đầy đủ các loại hình văn hóa sặc sắc của các dân tộc thiểu số như: Jrai, Bahnar, Ê-đê, Giẻ, Raglai, Sê-đăng, Xtiêng, Mạ, Brâu, Churu, Mnông…Từ ngàn xưa, vùng đất Tây Nguyên - Việt Nam đã là cái nôi của nhiều nhóm sắc tộc thiểu số, Nói đến Tây Nguyên - Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến những bản trường ca hào hùng, đến những lễ hội còn ít nhiều nét lạ thường, đến những ngôi nhà sàn, những bức tượng, những lán nhà mồ, nhưng đặc biệt là nghĩ đến nhạc cồng chiêng với một không gian văn hóa vừa được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hóa của nhân loại.
Cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa của nhân loại
Văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại, nền văn minh được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền ở bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; Giá trị phản ánh đa chiều; Giá trị nghệ thuật; Giá trị sử dụng đa dạng; Giá trị vật chất; Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; Giá thị tinh thần; Giá trị cố kết cộng đồng và Giá trị lịch sử.
Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người Việt Nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là máu thịt, là tín ngưỡng tâm linh. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
2. Cấu tạo
Cồng chiêng là những nhạc cụ được xếp vào bộ gõ và nhóm tự thân vang được làm bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50 - 60cm, loại cực đại tới 90 - 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18 - 20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi, đấm bằng tay. Có tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng.
Câu hỏi: Nhìn vào 2 hình ảnh em hãy phân biệt cồng và chiêng khác nhau như thế nào?
1 bộ cồng chiêng thường gồm bao nhiêu cái?
Cồng chiêng là máu thịt của đồng bào Tây Nguyên
II/ Văn hóa cồng chiêng gắn liền với đời sống người Tây Nguyên
Nhạc cồng chiêng Tây Nguyên đã gắn liền với đời sống của người dân nơi đây. Thực vậy, tiếng cồng chiêng vang lên từ lúc mỗi người dân Tây Nguyên còn nằm trong nôi cho đến tận khi được đưa xuống mồ: tiếng cồng chiêng trong lễ Bluh tongia momuai (Lễ thổi tai) của một đứa trẻ như để khẳng định sự tồn tại của thành viên mới này trong cộng đồng; cồng chiêng vang lên trong Bông hua pơdo (lễ cưới) là để chúc mừng đôi bạn trẻ được sống mãi mãi hạnh phúc và nhắc nhớ cho họ về truyền thống của cha ông; tiếng nhạc cồng chiêng trong hơmech kơtec (Lễ chúc sức khỏe) của một người già để mừng thọ và chúc cho người đó được sức khỏe dồi dào; và cồng chiêng lại vang lên để nói lời tiễn biệt với những thành viên đã khuất trong cộng đồng; và cuối cùng, tiếng cồng chiêng chỉ dứt khỏi một người, từ sau lễ Pơthi (Lễ bỏ mả) thường diễn ra ba năm sau khi chết, để xóa đi sự hiện diện của thành viên ấy trong cộng đồng.
Cồng chiêng phản ánh cuộc sống muôn màu của người dân Tây Nguyên
Đánh cồng chiêng cổ vũ cho ngày hội
đua voi ở Bản Đôn (Đăk Lăk)
Đội voi đẹp nhất của tỉnh Đăk Lăk rước dâu.
Cồng chiêng không thể thiếu trong tiệc cưới.
Lễ hội đâm trâu Tiếng chiêng mừng ngày mùa.
Sinh hoạt cồng chiêng ở ĐăkLăk
Festival văn hóa công chiêng Tây Nguyên diễn ra từ 21-11-2007 đến 24-11-2007.
III/ Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Trong số 43 di sản của 46 quốc gia được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại đợt 3 công bố ngày 25-11-2005, có không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam.
Danh tiếng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nay đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở thành tài sản của nhân loại. Những giá trị đặc sắc của Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một bộ phận của di sản và tinh hoa văn hóa Việt Nam được cộng đồng quốc tế biết đến và được tôn vinh. Di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chuẩn của một Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại do UNESCO đưa ra.
Câu hỏi: Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào thời gian nào?
Đáp án: Ngày 25-11-2005
Tối nay, 28/3, tại thành phố Plây- ku (Gia Lai) đã diễn ra chương trình nghệ thuật hoành tráng mừng đón bằng Kiệt tác văn hoá phi vật thể của nhận loại do UNESCO phong tặng
Được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào của cả nước và đồng thời vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của nó cũng lại là vấn đề không kém phần quan trọng và cũng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chúng ta. Làm tốt công việc ấy không chỉ có ý nghĩa đối với hôm nay mà cả với mai sau.
Truyền dạy biểu diễn cồng chiêng cho lớp trẻ
Câu hỏi thảo luận
Qua bài học hôm nay em hãy liên hệ thực tế các lễ hội có sử dụng cồng chiêng ở địa phương nơi em ở?
Bản thân em cần làm gì để gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa này?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)