Bài 25. Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Chia sẻ bởi Trần Trọng Quang | Ngày 08/05/2019 | 36

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

1. Hàm ý là phần thông báo:
A. Trái ngược với nghĩa tường minh.
B. Cùng một nội dung với nghĩa tường minh.
Kiểm tra bài cũ
Trả lời các câu sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
C. Không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
D. Dược diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
2. Khi nào người ta dùng hàm ý ?
A. Khi không muốn nói thẳng.
B. Muốn người nghe không hiểu.
C. Không biết rõ ý.
D. Muốn chấm dứt cuộc thoại.
3. Trong lời nói hàng ngày:
A. Tất cả các câu đều có hàm ý.
B. Không có câu nào có hàm ý.
C. Có câu có, có câu không có hàm ý.
D. Hàm ý được nhiều người dùng.
Tìm câu có chứa hàm ý trong đoạn đối thoại sau ?
Lan: Bình ơi ! Tối nay chúng mình đi xem ca nhạc đi.
Bình: Tiếc quá ! Tối nay mình phải đi đón bà ngoaị ở quê ra.
Lan: Thế thì chủ nhật chúng mình đi xem vậy!
Bình: ừ, thế cũng được.

* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Bài 25 - Tiết 128
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn tranh ăn của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Điểm thêm một "giây" nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy ư ? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
- Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
Con không được ăn ở nhà với thầy u nữa.
U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

I. Điều kiện sử dụng hàm ý
* Ghi nhớ: (SGK - trang 91)
Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:
Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Bài 25 - Tiết 128
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Mẩu chuyện vui

1.NHầM
Một anh sờ lên cổ áo, thấy con rận, Sợ người ta cười vội vàng hất nó xuống đất nói:

- Tưởng là con rận, hoá ra không phải.

Có người cúi xuống đất cố tình tìm được con rận nhặt lên:

- Tưởng là không phải, hoá ra con rận.
(Truyện cười dân gian Việt Nam)


Bài 25 - Tiết 128
- Tưởng là con rận, hoá ra không phải.
- Tưởng là không phải, hoá ra con rận.
Mình không ở bẩn làm gì có rận !
Tưởng là không bẩn, thế mà có rận !
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Bài 25 - Tiết 128
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Người nói, người nghe trong câu in đậm dưới đây là ai ? Xác định hàm ý của câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
a. - Anh nói nữa đi. - Ông giục.
- Báo cáo hết !- Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.
Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
(Nguyễn Thành Long , Lặng lẽ Sa Pa)
Mời bác và cô vào uống nước!
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Bài 25 - Tiết 128
II. Luyện tập
2. Bài tập 2: Hàm ý của câu in đậm dưới đây là gì ? Vì sao em bé không nói thẳng được mà phải sử dụng hàm ý ? Việc sử dụng hàm ý có thành công không ? Vì sao ?
Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái ! - Nó cũng lại nói trổng.
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
Cháu phải gọi "Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
Anh Sáu vẫn ngồi im [.]

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
Chắt nước giùm để cơm khỏi nhão !
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Bài 25 - Tiết 128
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2:
A: Mai về quê với mình đi !
B: /./
A. Đành vậy.
3. Bài tập 3: Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối.
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Bài 25 - Tiết 128
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3 :
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "hy vọng" với "con đường" trong các câu sau:

Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư cũng giống như những con đường trên mặt đất; kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
(Lỗ Tấn, Cố hương)
4. Bài tập 4 :
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)

Bài 25 - Tiết 128
I. Điều kiện sử dụng hàm ý
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3 :
4. Bài tập 4 :
5. Bài tập 5: Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng ( trong bài "Mây và sóng" của Ta-go). Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Mây và sóng

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
"Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc."
Con hỏi: "Nhưng làm thế nào mình lên đó được?"
Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây".
"Mẹ mình đang đợi ở nhà"-con bảo -"Làm thế nào có thể rời mẹ mà đến được?"
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
(Ta-go)

Bài 25 - Tiết 128
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
“Chơi với bọn tớ thích lắm đấy”.

Bài 25 - Tiết 128
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
III . Bài tập củng cố
1- Khoanh tròn vào đáp án đúng cho câu hỏi sau:
Việc sử dụng hàm ý cần những điều kiện nào ?
Người nói (người viết) có trình độ văn hoá cao.
Người nghe (người đọc) có trình độ văn hoá cao.
Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu còn người nghe (người đọc) phải có năng lực giải đoán hàm ý.
Người nói (người viết) phải sử dụng phép tu từ.

2. Nối cột A (câu) với cột B cho phù hợp:
A
Tôi làm bài rồi.
Bây giờ bạn mới làm bài sao.
Lan ơi ! Đã mười hai giờ rồi đấy !
B
Câu có sử dụng hàm ý.
Câu có nghĩa tường minh.

Bài 25 - Tiết 128
Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
IV . Hướng dẫn về nhà
Nắm được điều kiện sử dụng hàm ý, tác dụng của hàm ý và vận dụng phù hợp.
Làm tiếp bài tập 1-b, c; bài tập 5 (đoạn 2).
Ôn tập về thơ:
* Gợi ý : Phần ôn tập về thơ:
+ Đọc và phân tích lại các bài thơ đã học.
+ Nêu cảm nhận một số đoạn thơ, một câu thơ, một hình ảnh thơ mà em thích.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trọng Quang
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)