Bài 25. Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo)
Chia sẻ bởi Lê Mỹ Hạnh |
Ngày 07/05/2019 |
16
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG CÁC THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚP!
Trường THCS Trần Cao Vân
GV Lê Thị Mỹ Hạnh
Kiểm tra bài cũ:
1/ Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
2/ Tìm hàm ý trong câu tục ngữ sau: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Tiết 128
Tiếng Việt
NGHĨA TƯỜNG MINH
VÀ HÀM Ý
( tt)
I/ Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà
bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn
thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại
và hỏi bằng giọng luống cuống:
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nãy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:
U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Tìm hàm ý của câu in đậm? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Hai câu này hàm ý là :Sau bữa ăn này con không được ăn ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con =>Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói thứ hai của mẹ ?
(Câu thứ hai rõ hơn)
(vì cái Tí chưa hiểu hết hàm ý của mẹ trong câu thứ nhất)
Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
Chi tiết Tí giãy nãy , liệng củ khoai òa khóc rồi hỏi: “U bán con thật đấy ư?”
cho thấy bây giờ Tí đã hiểu hàm ý của mẹ.
Từ việc tìm hiểu cách dùng hàm ý trong đoạn văn em hãy cho nhận xét : khi sử dụng hàm ý cần có điều kiện gì đối với người nói và người nghe ?
Định hướng:
Đối với người nói (người viết): phải có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Đối với người nghe (người đọc): phải có năng lực giải đoán hàm ý.
Thảo luận nhóm:
Hai điều kiện sử dụng hàm ý
1. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
2. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
II/ Bài học:
LUYỆN TẬP
III/ Luyện tập:
BT1/ Xác định người nói, người nghe những câu in đậm và hàm ý của mỗi câu:
a/ “Chè đã ngấm rồi đấy.”
- Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái.
- Câu này có hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó. Chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà”, “ngồi xuống ghế”
b/“Chúng tôi cần phải bán các
thứ này đi để...”
- Người nói là anh Tấn, người nghe
là chị hàng đậu (ngày trước)
- Hàm ý của câu này là: Chúng tôi
không thể cho được.
Người nghe hiểu được hàm ý này. Chi tiết chứng tỏ điều đó là ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có!”
c/ * Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
- Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý của câu này là: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?
* Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý của câu này là: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này!
* Hoạn Thư hiểu hàm ý của câu nói nên đã “hồn lạc phách xiêu” và “khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
BT2/ Xác định hàm ý của câu in đậm ...
* Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Hàm ý của câu này: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
Người nói dùng hàm ý vì trước đó đã nói rõ “chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng. Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm, cơm sẽ bị nhão.
Việc dùng hàm ý không thành công vì người nghe (là anh Sáu) vẫn ngồi im, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại ( vờ không nghe thấy gì, không hiểu gì)
BT3/ Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại có hàm ý từ chối
A: Mai về quê với mình đi!
B: ...
A: Đành vậy .
A: Mai về quê với mình đi !
B: Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi!
(Rất tiếc, mình bận giúp bố sửa chuồng gà rồi.)
(Mình ngại đi chơi xa lắm.)
A: Đành vậy .
Củng cố:
1/ Nhắc lại những điều kiện cần thiết khi sử dụng hàm ý?
2/ Có nên dùng hàm ý với một em bé đang học nói tiếng Việt không? Vì sao?
ĐH: Không nên dùng hàm ý với một em bé đang học nói vì em bé đó chưa đủ năng lực giải đoán hàm ý.
Dặn dò:
1/ Học bài thuộc, làm tất
cả các bài tập đã giải vào vở.
2/ Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
(chuẩn bị theo tài liệu hướng dẫn đã in)
CHÀO
TẠM BIỆT !
Trường THCS Trần Cao Vân
GV Lê Thị Mỹ Hạnh
Kiểm tra bài cũ:
1/ Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý?
2/ Tìm hàm ý trong câu tục ngữ sau: Có công mài sắt có ngày nên kim.
Tiết 128
Tiếng Việt
NGHĨA TƯỜNG MINH
VÀ HÀM Ý
( tt)
I/ Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà
bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn
thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tí chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại
và hỏi bằng giọng luống cuống:
Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tí nghe nói giãy nãy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rổ và òa lên khóc:
U bán con thật đấy ư? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Tìm hàm ý của câu in đậm? Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?
- Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.
Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Hai câu này hàm ý là :Sau bữa ăn này con không được ăn ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con =>Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra
Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn?
Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói thứ hai của mẹ ?
(Câu thứ hai rõ hơn)
(vì cái Tí chưa hiểu hết hàm ý của mẹ trong câu thứ nhất)
Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?
Chi tiết Tí giãy nãy , liệng củ khoai òa khóc rồi hỏi: “U bán con thật đấy ư?”
cho thấy bây giờ Tí đã hiểu hàm ý của mẹ.
Từ việc tìm hiểu cách dùng hàm ý trong đoạn văn em hãy cho nhận xét : khi sử dụng hàm ý cần có điều kiện gì đối với người nói và người nghe ?
Định hướng:
Đối với người nói (người viết): phải có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Đối với người nghe (người đọc): phải có năng lực giải đoán hàm ý.
Thảo luận nhóm:
Hai điều kiện sử dụng hàm ý
1. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
2. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
II/ Bài học:
LUYỆN TẬP
III/ Luyện tập:
BT1/ Xác định người nói, người nghe những câu in đậm và hàm ý của mỗi câu:
a/ “Chè đã ngấm rồi đấy.”
- Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông họa sĩ và cô gái.
- Câu này có hàm ý: Mời bác và cô vào nhà uống nước.
- Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó. Chi tiết chứng tỏ sự hiểu đó là “Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà”, “ngồi xuống ghế”
b/“Chúng tôi cần phải bán các
thứ này đi để...”
- Người nói là anh Tấn, người nghe
là chị hàng đậu (ngày trước)
- Hàm ý của câu này là: Chúng tôi
không thể cho được.
Người nghe hiểu được hàm ý này. Chi tiết chứng tỏ điều đó là ở câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời một đồng xu lại càng giàu có!”
c/ * Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
- Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý của câu này là: Quyền quý cao sang như tiểu thư mà cũng có lúc cúi đầu làm tội nhân như thế này ư?
* Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
Người nói là Thúy Kiều, người nghe là Hoạn Thư.
Hàm ý của câu này là: Tiểu thư không nên ngạc nhiên về sự trừng phạt này!
* Hoạn Thư hiểu hàm ý của câu nói nên đã “hồn lạc phách xiêu” và “khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca”
BT2/ Xác định hàm ý của câu in đậm ...
* Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Hàm ý của câu này: Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão.
Người nói dùng hàm ý vì trước đó đã nói rõ “chắt nước giùm cái” nhưng không được đáp ứng. Phải dùng hàm ý vì chưa thể đổi cách xưng hô mà thời gian thì gấp quá rồi, nếu để chậm, cơm sẽ bị nhão.
Việc dùng hàm ý không thành công vì người nghe (là anh Sáu) vẫn ngồi im, nghĩa là anh Sáu không cộng tác đối thoại ( vờ không nghe thấy gì, không hiểu gì)
BT3/ Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại có hàm ý từ chối
A: Mai về quê với mình đi!
B: ...
A: Đành vậy .
A: Mai về quê với mình đi !
B: Rất tiếc, mình đã nhận lời Hoa rồi!
(Rất tiếc, mình bận giúp bố sửa chuồng gà rồi.)
(Mình ngại đi chơi xa lắm.)
A: Đành vậy .
Củng cố:
1/ Nhắc lại những điều kiện cần thiết khi sử dụng hàm ý?
2/ Có nên dùng hàm ý với một em bé đang học nói tiếng Việt không? Vì sao?
ĐH: Không nên dùng hàm ý với một em bé đang học nói vì em bé đó chưa đủ năng lực giải đoán hàm ý.
Dặn dò:
1/ Học bài thuộc, làm tất
cả các bài tập đã giải vào vở.
2/ Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt
(chuẩn bị theo tài liệu hướng dẫn đã in)
CHÀO
TẠM BIỆT !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Mỹ Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)