Bài 25. Mây và sóng
Chia sẻ bởi Nguyễn Bích Dung |
Ngày 08/05/2019 |
39
Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Mây và sóng thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Bài 25: Văn bản:
Mây và Sóng
(Ta-Go_ấn Độ)
I. Đọc - Chú thích:
1. Đọc:
TL:
- Thể thơ tự do.
- Bố cục: 2 đoạn: + Câu chuyện với mẹ về những người ở trên mây và trò chơi thứ nhất của em bé.
+ Câu chuyện với mẹ về những người ở trong sóng và trò chơi thứ hai của em bé.
CH:
- Nhận xét thể thơ ?
- Tìm bố cục của bài thơ ?
TL:
Ra-bin-đra-nát Ta-Go (1861 - 1941) là nhà thơ lớn của ấn Độ. Là nhà thơ Châu á đầu tin được giải thưởng Nô ben văn học (1913).
-> Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình, triết lí nồng đượm .
2. Chú thích:
a. Tác giả :
CH:
- Nêu hiểu biết của em về tác giả ?
b. Tác phẩm:
CH:
- Nêu xuất xứ của tác phẩm ?
TL:
Được viết bằng tiếng Ben - Gan, được in trong tập Si - su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được chính Ta - Go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
c. Từ khó:
CH: Em hiểu như thế nào là " ngao du" , "thế gian" ?
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Em bé với mây và sóng:
CH:
Hình tượng Mây và Sóng trong cuộc đối thoại với em bé được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào ?
TL:
-> Biện pháp nhân hoá.
CH: -Chi tiết, hình ảnh nào cho em biết điều đó?
TL: Mây và Sóng có tình cảm, có nụ cười, có lời thủ thỉ.
CH: Mây đã nói gì với em bé? Qua lời của Mây, em liên tưởng tới cuộc chơi của Mây với các bạn như thế nào?
TL: Đó là cuộc chơi đầy thú vị trong cảnh thiên nhiên lung linh huyền ảo.
CH: Sự thích thú của em bé được trả lời bằng cách nào ? Em hiểu cách trả lời đó như thế nào ?
TL:Em bé đã từ chối vì lí do: Mẹ đang đợi, muốn có em ở nhà.
CH: Sóng đã nói gì với em bé? Qua lời của Sóng, em cảm nhận cuộc vui chơi ấy như thế nào ?
TL: Sóng mời em đi khám phá những miền đất lạ "Ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao" => Cuộc vui thật thú vị hấp dẫn, thật quyến rũ, phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
TL: Em hỏi lại Mây=> Trí tò mò .
CH: Mây đã trả lời em như thế nào? Em hiểu gì về cuộc vui chơi Mây đã vẽ ra với em bé?
TL: Đó là một cuộc chơi hấp dẫn, thú vị .
CH: Em đáp lại Mây ra sao? Lí do gì khiến em từ chối cuộc vui chơi?
CH:
Em bé đã từ chối với lí do gì? Tại sao em bé không từ chối ngay lời rủ rê mà vẫn hỏi lại ?
TL:
Mẹ muốn em ở nhà vào buổi chiều nhưng em bị hấp dẫn, cuốn hút bởi những lời rủ rê và em rất tò mò ham chơi, ham vui .
CH:
Điều gì đã khiến em bé quyết định từ chối những lời mời gọi, rủ rê của Mây và Sóng? Qua đó em hiểu em bé là người như thé nào?
(Thảo luận nhóm)
TL: Em đã quyết định từ chối vì không muốn đánh đổi thú vui chơi với việc phải xa mẹ, để mẹ ở một mình => Tình yêu thương mẹ thật thắm thiết, sâu nặng đã thắng những lời mời gọi
=> Giá trị nhân văn của tác phẩm.
2. Trò chơi sáng tạo của em bé:
CH: Em hãy thuật lại những trò chơi mà em bé đã nghĩ ra? Qua đó, ta thấy trò chơi của em bé có đặc điểm và ý nghĩa gì?
TL: Em đã nghĩ ra trò chơi: Con là mây và mẹ là trăng - con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ. => Trò chơi tuyệt diệu để hoà hợp thiên nhiên với tình mẫu tử. Hai mẹ con không thể tách rời. Tình cảm mẹ con thật là thiêng liêng và bất tử ; vĩnh hằng như thiên nhiên và vũ trụ - do chính con người (em bé) tạo ra.
TL: Một em bé hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng, có một trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.
CH: Hãy phân tích ý nghĩa của 2 câu thơ cuối trong bài?
TL: Là câu thơ có hình ảnh tượng trưng mang tính triết lí sâu sắc, tình cảm mẹ con đã được nâng lên đến kích cỡ vũ trụ và có ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt.
CH: Em hiểu gì thêm về em bé?
CH: Hãy bộc lộ cảm xúc của em về nhân vật em bé?
CH: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?
( Thảo luận nhóm)
TL: Tình mẫu tử là một trong những điểm tựa vững chắc để ta có thể khước từ những cám dỗ và quyến rũ của cuộc sống.
- Nhắc nhở mọi người: hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn do ai ban cho mà có ở ngay trong cuộc đời do chính con người tạo dựng nên.
CH: Nhận xét của em về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
TL: Hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng (ẩn dụ); trí tưởng tưởng bay bổng phóng khoáng; đối thoại lồng vào lời kể .
TL: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
CH: Qua nghệ thuật đó em hiểu gì về nội dung của tác phẩm?
CH: Em có biết những câu thơ nào, câu ca dao nào viết về tình mẫu tử? Hãy đọc?
Câu 1:
Nhận xét nào sau đây là đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ ?
A. Vừa lung linh, kì ảo vừa chân thực, sinh động.
B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo.
C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.
D. Gồm cả 3 ý trên.
* Bài tập trắc nghiệm:
Đáp án: D
Câu 2:
Dòng nào nêu được nội dung chính của bài thơ trên ?
A. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ.
B. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với tâm hồn trẻ thơ.
C. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ.
D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
Đáp án: D
* Ghi nhớ : SGK/trang 89.
III. Luyện tập:
1. Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ.
2. Trình bày bức tranh minh hoạ của nhóm em về nội dung bài thơ.
3. Quan sát bức tranh và viết đoạn văn ngắn (từ 5 - 7 câu) phát biểu cảm nghỉ của em về tình mẹ con.
IV. Hướng dẫn về nhà:
1. Học thuộc lòng bài thơ.
2. Chuẩn bị kĩ bài: Ôn tập về thơ (Chú ý lập bảng thống kê theo SGK/trang 89)
thực hiện bài giảng:
Nguyễn Bích Dung
------***------
xin chân thành cảm ơn.
-----------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Bích Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)