Bài 25. Mây và sóng

Chia sẻ bởi Phạm Văn Bình | Ngày 08/05/2019 | 34

Chia sẻ tài liệu: Bài 25. Mây và sóng thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ " Nói với con" của Y Phương và chỉ ra những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
Đáp án
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Nội dung: Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng, phất huy truyền thống của tổ tiên, quê hương. Lòng tự hào về quê hương và đạo lí sống của dân tộc.
- Nghệ thuật:
+ Giọng thơ thiết tha, trìu mến.
+ Xây dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
+ Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
I. Tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
R. Ta-go
Ấn Độ - Quê hương nhà thơ Tagor
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
2. Tác phẩm
3. Đọc và tìm hiểu từ khó
a. Đọc
b. Tìm hiểu từ khó
Cách đọc: Đọc chú ý phân biệt giữa những lời kể với những lời đối thoại giữa em bé và những người sống trên mây, trong sóng. 2 câu cuối ở đoạn 1,2 cần đọc với giọng say sưa, tràn trề hạnh phúc.
Học sinh nghe đọc diễn cảm
I. Tác giả - tác phẩm
II. Phân tích bài thơ
1. Bố cục
* Lời của con nói với mẹ
* Có thể chia làm 2 phần:
- Phần 1: Em bé với Mây
- Phần 2: Em bé với sóng
* Có thể chia làm 3 phần:
- Lời rủ rê của những người trên Mây trong Sóng
- Lời từ chối của em bé
- Trò chơi của bé
* Có thể chia làm 2 phần:
- Lời từ chối của em bé trước sự rủ rê của những người tên mây trong sóng. ( Em bé với mây và sóng)
- Trò chơi của bé
Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lời đó được chia làm mấy phần?
2 phần:
- Phần 1: Em bé với mây và sóng
- Phần 2: Trò chơi của bé
I. Tác giả - tác phẩm
II. Phân tích bài thơ
1. Bố cục
2. Phân tích
a. Em bé với mây và sóng

- Mẹ ơi
- Điều đó cho thấy đối tượng đối thoại là mẹ và cũng là đối tượng biểu cảm của em bé

Trước hết, bài thơ được bắt đầu bằng từ ngữ nào? Từ ngữ đó có ý nghĩa như thế nào?
? Những người trên mây, trong sóng đã nói gì với em bé
- Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà.
Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.
- Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn.
Bọn tớ ngao du nơi này, nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.
? Thế giới mà họ vẽ ra là thế giới như thế nào? Họ vẽ ra thế giới đó nhằm mục đích gì
- Một thế giới vô cùng hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu...
- Mục đích: Mời gọi em bé đi với họ
2. Phân tích
a. Em bé với mây và sóng
- Một thế giới vô cùng hấp dẫn, giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu...

? Trước một thế giới kì diệu như vậy, em bé có thể hững hờ được không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó
- Nhưng làm thế nào mình lên đó được?
- Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?
- Em bé muốn đến thế giới đẹp đẽ đó
- Sức mạnh của tình mẫu tử đã níu giữ em bé ở lại
? Người trên mây, trong sóng có hiểu mong muốn của em bé không và họ đã trả lời như thế nào
- Hãy đến nơi tận cùng trái đất,
đưa tay lên trời,
cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây.
- Hãy đến rìa biển cả,
nhắm nghiền mắt lại,
cậu sẽ được làn sóng nâng đi.
Vậy em bé có quyết định đến với họ không? Sức mạnh nào đã níu giữ em bé ở lại
- Mẹ mình đang đợi ở nhà.
Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?
- Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà,
làm sao có thể dời mẹ mà đi được?
( Sức níu giữ của tình mẫu tử thiêng liêng)


? Chứng tỏ em bé có tình cảm như thế nào đối với mẹ
Tình cảm sâu đậm với mẹ
? Theo em, tại sao em bé lại không từ chối ngay lập tức lời rủ rê của những người trên mây, trong sóng? Đặt mình vào hoàn cảnh đó em sẽ như thế nào
Đây là sự từ chối có nghệ thuật, rất hợp với tâm lí của tuổi thơ:
Không từ chối ngay lời mời gọi của những người sống trên mây,
trong sóng. Khao khát muốn vui chơi với bạn bè của em bé đã được
tác giả thể hiện bằng những câu hỏi sau lời mời; " làm thế nào...".
Và khi sắp sửa thực hiện theo lời chỉ dẫn của bạn thì em lại nghĩ
ngay đến mẹ và tình cảmcủa mẹ đang dành cho mình " đợi",
" muốn mình ở nhà". Tuy nhiên, từ chối vui chơi không có nghĩa là
em bé không tích vui chơi.
? Sau lời từ chối của em bé thì "thế giới kì diệu" kia có lôi kéo, mời mọc em bé nữa không? Vì sao?
- Thế là họ mỉn cười bay đi.
- Thế là họ mỉn cười nhảy múa lướt qua
- Họ biết được rằng, một khi tình mẫu tử đã níu kéo thì không thể có
sức mạnh nào lôi cuốn được. Và đối với một con người có tình mẫu tử,
yêu quý mẹ như vậy thì họ đã hiểu và mỉn cười, nhảy múa lướt qua.
? Vậy, theo em, Thế giới kì diệu đó thực chất là gì? Họ có thể là những ai? Qua đây tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì
Đó là những cám dỗ của cuộc đời -
Chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới chiến thắng.
Tinh thần nhân văn sâu sắc thể hiện ở sự vượt lên ham muốn ấy.
Đó cũng chính là sức mạnh của tình mẫu tử.
2. Phân tích
a. Em bé với mây và sóng
b. Trò chơi bé tưởng tượng ra.
? Em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi khác như thế nào
- Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
- Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ.
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
? Các hình ảnh nào là biểu tượng của tình mẹ con trong những câu thơ trên
- Mây - trăng
- Sóng - bến bờ kì lạ
Tình mẫu tử thiêng liêng, trường tồn, bất diệt,
góp phần vĩnh viễn hoá, bất tử hoá tình mẫu tử.
? Việc lấy các hình ảnh thiên nhiên làm biểu tượng cho tình mẫu tử có ý nghĩa như thế nào
2. Phân tích
a. Em bé với mây và sóng
b. Trò chơi bé tưởng tượng ra.
? Trò chơi mà em bé nghĩ ra có gì giống và khác so với những trò chơi của những người trên mây, trong sóng? Trò chơi nào thú vị hơn? Việc nghĩ ra những trò chơi như vậy chứng tỏ trí tưởng tượng của em bé như thế nào
- Trí tưởng tượng phong phú, trò chơi thú vị
? Em hãy phân tích ý nghĩa của câu thơ: " Con lăn, lăn, lăn mãi.... ở chốn nào"
- Tình mẫu tử ở khắp mọi nơi, thiêng liêng, bất diệt.
Đây là kết cấu lặp có sự pháp triển. Cám dỗ
càng mạnh mẽ thì tình mẫu tử càng cao cả,
thiêng liêng
? Vậy, tại sao có thể nói: Bài thơ thành công về việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên
Thiên nhiên lung linh, kì ảo.
Có thể tuỳ ý tưởng tượng
những người trên mây, trong sóng...
? Qua đây, ta thấy Ta-go có tình cảm như thế nào đối với trẻ thơ?
- Tấm lòng thương yêu, trân trọng của tác giả với trẻ thơ.
I. Tác giả - tác phẩm
II. Phân tích bài thơ
III. Tổng kết


1. Nội dung
Bài tập 1: Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội dung cảm xúc cả bài thơ
A. Tình yêu sâu nặng, tha thiết của con với mẹ.
B. Ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
C. Tấm lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ thơ.
D. Cả 3 ý trên đều đúng.
D
I. Tác giả - tác phẩm
II. Phân tích bài thơ
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật

Bài tập 2: ý kiến nào sau đây nói đúng và đầy đủ nhất về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
A. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể xen lẫn với đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá phất triển.
B. Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể xen lẫn với đối thoại, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá phất triển, xây dựng hình ảnh thiên nhiên nhiều ý nghĩa tượng trưng.
C. Xây dựng hình ảnh thiên nhiên nhiều ý nghĩa tượng trưng, dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá phất triển.
D. Dùng phép lặp lại nhưng có sự biến hoá phất triển, xây dựng hình ảnh thiên nhiên nhiều ý nghĩa tượng trưng.


B
I. Tác giả - tác phẩm
II. Phân tích bài thơ
III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật
3. Ghi nhớ. SGK trang 89

Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình
ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây và sóng của
Ra-bin-đra-nat Ta-go đã ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.
? Theo em, ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa
- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ.
Muốn khướctừ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà
tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy
- Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai ban cho
mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng
- Mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo...
IV. Luyện Tập
Bài tập 1: Điền tên tác phẩm vào cột B cho phù hợp với nhận xét ở cột A.
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Con cò
Mây và Sóng
IV. Luyện tập
Bài tập 2:
Em hãy viết một đoạn văn hoặc sáng tác một bài thơ nhập
vaibà mẹ trả lời con khi cùng chơi với con những trò chơi
do bé sáng tạo ra.
Hướng dẫn về n hà
- Học ghi nhớ trang 89/SGK.
Vẽ tranh minh hoạ cho bài thơ.
Soạn bài: "Ôn tập về thơ".
Xin chân thành cảm ơn các em học sinh đã tích cực hợp tác
để bài giảng thành công tốt đẹp!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)