Bài 24. Sang thu

Chia sẻ bởi Phan The Cuong | Ngày 08/05/2019 | 25

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Sang thu thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Kính chào quý thầy cô cùng các em học sinh
Giáo viên thực hiện:Phan Thế Cường
Tiết:121
Văn bản: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
I.Tác giả ,tác phẩm
1. Tác giả:
Hữu Thỉnh tên đầy đủ là nguyễn hữu Thỉnh ,sinh năm 1942,quê ở huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc .Hữu Thỉnh là nhà thơ viết nhiều , viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn, về mùa thu, nhiều vần thơ thu của ông mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.
2.Tác phẩm
Bài thơ sang thu được hữu thỉnh sáng tác vào gần cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo vaaaaaawn nghệ.
II.Đọc hiểu- văn bản
Nhận xét về thể thơ nhịp thơ?
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, ít vần, nhịp nhẹ nhàng.
Tiết:121
Văn bản: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
II.Đọc hiểu- văn bản
I.Tác giả ,tác phẩm
-Cảm xúc bao trùm toàn bài thơ của tác giả là gì
-Cả bài thơ là những quan sát và cảm nhận của tác giả về sự biến đổi của đất trời lúc giao mùa giữa hạ và thu với cảm giác rất rõ.
a.Cảm nhận của tác giả về thiên vào thu:
1.Phân tích
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
-Mùa thu hình như đã về, sự chuyển giao hạ sang thu được thể hiện qua từ ngữ ,hình ảnh thơ nào?
-bỗng, phả ,gió se, chùng chình, hình như,
từ ngữ gợi tả, từ láy, động từ, nhân hóa
Tiết:121
Văn bản: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
a.Cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
-bỗng, phả ,gió se, chùng chình, hình như,
từ ngữ gợi tả, từ láy, động từ, nhân hóa
-Sự biến đổi của đất trời sang thu được tác giả bắt đầu cảm nhận từ đâu?
Nhà thơ nhận ra dấu hiệu của sự chuyển mùa từ ngọn gió se(nhẹ khô và hơi lạnh) mang theo hương ổi đang vào độ chính)
-Những từ ngữ nào nói lên tâm trạng của nhà thơ khi đất trời đang chuyển sang thu? Tâm trạng đó như thế nào?
-Tâm trạng ngỡ ngàng ,cảm xúc bâng khuâng thể hiện qua các từ “ bỗng,hình như”
Theo em nhà thơ đã cảm nhận sự chuyển mùa ở đây bằng cách nào?
Cảm nhận bằng : mắt , mũi ,….bằng các giác quan rất tinh tế.
-Đến đây em cảm nhận sự biến chuyểncủa đất trời sang thu như thế nào?
Tiết:121
Văn bản: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
.Cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Từ cuối hạ sang thu đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng, đột ngột.
-tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng , ngạc nhiên xao xuyến…
Hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng hình ảnh thơ nào?
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
-Em có nhận xét gì về cách diễn đạt và dùng từ ở đây?
-Nghệ thuật miêu tả tinh tế với lối :nhân hóa , liên tưởng, lừ láy giầu sức biểu cảm.
-Tại sao “sông dềnh dàng và chim vội vã” cách đối ngữ diễn tả điều gì?
Tiết:121
Văn bản: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
.Cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
-Nghệ thuật miêu tả tinh tế với lối :nhân hóa , liên tưởng, lừ láy giầu sức biểu cảm.
-Từ “dềnh dàng” có tác dụng gợi tả gì về con sông?
Dềnh dàng( làm con sông gần gũi hơn, đẹp đẽ , duyên dáng hơn..)
-Em hiểu hình ảnh liên tưởng” Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu” như thế nào?
- Là một liên tưởng sáng tạo ,thú vị vì sự thật không có đám mây nào như thế . Đó là đám mây trong liên tưởng.
- Từ nào làm cầu nối cho sự chuyển giao giữa mùa hạ sang thu?
“vắt nửa mình sang thu”
Tiết:121
Văn bản: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
.Cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu:
- Em có cảm nhận gì về không gian và thời gian chuyển mùa ở đây? (HS thảo luận)
Nghệ thuật miêu tả tinh tế với lối :nhân hóa , liên tưởng, lừ láy giầu sức biểu cảm.
- Không gian và thời gian chuyển mùa thật là đẹp ,gợi chất thơ…
- Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh nào?
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Em hãy nhận xét về nghệ thuật trong những câu thơ trên?nêu tác dụng?
-Tả thực: sấm , hàng cây lúc sang thu ; ẩn dụ: sấm là những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời ,hàng cây đứng tuổi là con người từng trải.
Tiết:121
Văn bản: SANG THU
(Hữu Thỉnh)
Cảm nhận của tác giả về thiên nhiên vào thu:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
-Nghệ thuật : tả thực, ẩn dụ, hình ảnh thơ đặc sắc
-Sự chuyển mùa của thiên nhiên ở đây diễn ra như thế nào?
*sự chuyển hạ sang thu thật rõ rệt, cụ thể
Nghệ thuật ẩn dụ còn thể hiện tư tưởng ,tâm sự gì của nhà thơ?
- Tâm sự của nhà thơ : con người cần trải qua thử thách sẽ vững vàng hơn trong cuộc sống.
II. Tổng kết
Nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung bài thơ?
Với cách tả của tác giả em thấy đây là mùa thu ở đâu?
Bài thơ đã để lại trong em suy nghĩ ,cảm xúc gì?
III. LUYỆN TẬP
CỦNG CỐ -DẶN DÒ
Học sinh về nhà học thuộc lòng bài thơ , cảm nhận được
Đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ
-soạn bài nghĩa tường minh và hàm ý
Xin chào !
Qúy

Cảm ơn
Em
Các
Thầy cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan The Cuong
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)