Bài 24. Sang thu

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuấn | Ngày 08/05/2019 | 20

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Sang thu thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Bài giảng Ngữ văn 9
Người thiết kế: Hoàng Thị Hương
Trường THCS Lê Ninh
Kinh Môn - Hải Dương
Tháng 3 năm 2011
Kiểm tra bài cũ

Đọc thuộc lòng và phân tích khổ thơ thứ nhất bài
"Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải?
Sang thu
Hữu Thỉnh
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
Nguyễn Hữu Thỉnh, sinh 1942 tại Vĩnh Phúc
- Là nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ.
Tham gia BCH hội nhà văn Việt Nam, hiện là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam - khóa VIII.
- Phong cách thơ: thiết tha, nhỏ nhẹ, sâu lắng.
Tiết 121 - Văn bản
Nhà thơ
Hữu Thỉnh
Năm 2010
Nhà thơ Hữu Thỉnh
Phát biểu trong
Lễ nhận chức
Chủ tịch Hội nhà
Văn Việt Nam
Khóa VIII nhiệm kỳ
(2010-2015)
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
b. Thể thơ:
=> Phù hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
Sáng tác v�o mùa thu1977, in trong tập "Từ chiến hào đến thành phố".
5 chữ
Tiết 121 - Văn bản
a. Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thu về
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Phân tích
Tiết 121 - Văn bản
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Tiết 121 - Văn bản
Tác giả sử dụng từ láy tượng hình, hình ảnh mộc mạc, giản dị, quan sát tinh tế; gợi tả những cảm giác ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.
Tiết 121 - Văn bản
b. Những biến chuyển của thiên nhiên khi sang thu
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Tiết 121 - Văn bản
Hình ảnh ẩn dụ:
Sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh
Hàng cây đứng tuổi:
Những con người đã từng trải, những cuộc đời đã sang thu
Hình ảnh ẩn dụ:
Tiết 121 - Văn bản
Tác giả sử dụng biện pháp đối lập, ẩn dụ, thể hiện sự cảm nhận tinh tế cảnh thiên nhiên làng quê lúc sang thu, đồng thời gửi gắm một cách kín đáo những suy ngẫm,trải nghiệm về con người và cuộc đời.
Tiết 121 - Văn bản
Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang Thu.
3. Tổng kết
Nhận xét nào thể hiện đúng nhất tâm trạng của nhà thơ Hữu Thỉnh trong bài Sang thu?
b. Ngỡ ngàng bâng khuâng
a. Bất ngờ
c. Mơ hồ, ngờ vực
d. Cả 3 nhận xét trên
III- Luyện Tập
Bài tập 1
?
Bài tập 2
Theo em, tại sao nhà thơ Hữu Thỉnh lại đặt tên cho bài thơ là "Sang thu"? Em hãy lựa chọn một hình ảnh mà em thích nhất trong bài thơ và viết một đoạn văn bình về hình ảnh ấy ( khoảng 3 - 5 câu).
Về Nhà
Học thuộc bài thơ và nắm được giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài.
Hoàn thiện bài tập
Soạn bài "Nói với con"
Nhân ngày QTPN 8/3 kính chúc các cô giáo, chúc các em học sinh nữ luôn khỏe đẹp, thành đạt và học giỏi! Cảm ơn các thầy cô đã đến dự giờ, cảm ơn các em đã hăng hái phát biểu xây dựng bài, xin chào và hẹn gặp lại ở hội giảng năm sau!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)