Bài 24. Sang thu

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Khuyen | Ngày 07/05/2019 | 19

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Sang thu thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG
QUÝ THẦY CÔ VỀ DỰ GIỜ
HỘI THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN NGỮ VĂN: LỚP 9


Câu 1: ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương?
A - thể thơ năm chữ, giọng điệu tha thiết, rạo rực nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm.
B - Thể thơ bảy chữ, nhạc điệu trong sáng tha thiết, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
C - Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm lời thơ bình dị.
Kiểm tra bài cũ
C
Câu 2: Lựa chọn các từ: "thành kính, đau xót, tự hào, trầm lắng"để điền vào chỗ trống trong câu văn sau cho phù hợp:
"Cảm hứng bao trùm bài thơ: Viếng lăng Bác là niềm xúc động thiêng liêng, , lòng biết ơn và , pha lẫn khi tác giả từ miền Nam ra viếng Bác; cảm hứng đó đã tạo nên giọng thơ trang nghiêm".
thành kính
tự hào
đau xót
trầm lắng
Với Đỗ Phủ:
Khóm cúc chen ngang dòng lệ cũ
Con thuyền buộc chặt mối tình già


Với Nguyễn Khuyến:

.
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Với Xuân Diệu:

Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng

Với Lưu Trọng Lư:

Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Sang thu
Hữu Thỉnh
- Hữu Thỉnh (1942), quê ở Vĩnh Phúc.
- Ông thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ một người lính trong binh chủng Tăng thiết giáp, ông trở thành nhà thơ quân đội.
- Hữu Thỉnh viết nhiều và viết rất hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn.
- Thơ ông thiên về cảm nhận vẻ đẹp tĩnh lặng, thanh bình của thiên nhiên đất nước và cuộc sống, mang cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo, biến chuyển nhẹ nhàng.




Chính nhà thơ đã từng nói về hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tôi viết bài thơ này khi đi dự trại sáng tác do quân đội tổ chức tại làng Khương Hạ quận Thanh Xuân. Đó là 1 vùng quê yên bình tĩnh lặng nằm ven Hà Nội. Hôm đó thời tiết vừa chớm thu tôi trèo lên cây ổi thật không muốn ăn vì thấy nó đẹp. Tự nhiên hương ổi ngào ngạt tôi không nỡ hái. Và ngay trên cây ổi tôi viết bài thơ “sang thu”, nghĩa là sau 3 năm đất nc hòa bình lập lại.
Văn bản: Sang thu
(Hữu Thỉnh)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Yêu cầu đọc: Đọc bài thơ với giọng tình cảm, nhẹ nhàng, diễn cảm, cách ngắt nhịp linh hoạt, không bó buộc. Các em chú ý ngắt nhịp 2/3 và 3/2. 1/2/2. Lưu ý khổ cuối đọc với giọng chậm rãi hơn đặc biệt 2 câu thơ cuối cần đọc với giọng trầm lắng, suy tư.
Văn bản: Sang thu
(Hữu Thỉnh)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Văn bản: Sang thu
(Hữu Thỉnh)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Sang thu
ĐT DT
-> ĐT Sang đứng trước là từ chính, chủ yếu thể hiện sự vận động, dịch chuyển của sự vật. Ở đây là mùa thu đang diễn ra, đang vận hành ở thời hiện tại.
- Nếu ta đảo lại trật tự : Thu sang
DT ĐT
Như vậy, thu là DT là từ chính, thì chủ yếu lại tả cảnh vật mùa thu đã sang hoặc đang sang nhưng ở thể tĩnh tại đã có hoặc chưa có.
- Vì thế tác giả đã đặt nhan đề bài thơ là sang thu với 2 thanh bằng không dấu đi liền với nhau gợi lên trong lòng người đọc âm hưởng nhẹ nhàng, trong trẻo thoáng chút bâng khuâng, ngẫm ngợi nào đó về dòng thời gian trôi.


Văn bản: Sang thu
(Hữu Thỉnh)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Bố cục: 3 phần
K1: Tín hiệu báo thu về.
K2: Sự chuyển biến của đất trời khi sang thu.
K3:Sự chuyển biến của tạo vật và suy ngẫm của tác giả
Bài tập tự đánh giá: Hoàn thành vào phiếu học tập, đối chiếu với đáp án của Gv và tự chấm điểm cho mình( GV chiếu bài tập tự đánh giá)
1. Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì nào?
A. Kháng chiến chống Pháp
B. Kháng chiến chống Mĩ
2. Đặc điểm nào nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh?
A. Ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm
B. Viết nhiều về làng quê
C. Chủ yếu viết về mùa thu
3. Cảm nhận nào được thể hiện trong bài thơ Sang thu?
A. Sang thu là bài thơ thể hiện cảm nhận mới lạ về tiết trời se lạnh
B. Cảm nhận về cuộc đời sau những năm kháng chiến
C. cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa hạ sang thu.
Bài tập tự đánh giá: Hoàn thành vào phiếu học tập, đối chiếu với đáp án của Gv và tự chấm điểm cho mình( GV chiếu bài tập tự đánh giá)
1. Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kì nào?
A. Kháng chiến chông Pháp
B. Kháng chiến chống Mĩ
Đ/a: B( 1đ)
2. Đặc điểm nào nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh?
A. Ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm
B. Viết nhiều về làng quê
C. Chủ yếu viết về mùa thu
Đ/a: A( 1đ)
3. Cảm nhận nào được thể hiện trong bài thơ Sang thu?
A. Sang thu là bài thơ thể hiện cảm nhận mới lạ về tiết trời se lạnh
B. Cảm nhận về cuộc đời sau những năm kháng chiến
C. cảm nhận tinh tế về những chuyển biến nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa hạ sang thu.
Đ/a: C( 1 đ)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Hoạt động 3 nhóm: Tác giả nhận ra thu về qua những tín hiệu nào? Hãy phân tích hình ảnh thơ để cảm nhận mùa thu về qua các tín hiệu đó?
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Tác giả vận dụng mọi giác quan của mình để cảm nhận tinh tế về những tín hiệu sang thu:
Dấu hiệu sang thu
Cảm nhận bằng khứu giác, xúc giác
Cảm nhận bằng thị giác
Cảm xúc
Hương ổi
Phả
Sương chùng chình
Bỗng
Hình như
Gợi hình dung cụ thể, gợi sự vận động nhẹ nhàng.
Nhân hoá
Sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm
Cảm giác bất ngờ
Cảm giác mơ hồ, chưa rõ ràng.
Gió se
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Sông được lúc dềnh dàng
( Dềnh dàng là chậm lại, thong thả) -> Nhân hóa->Thiên nhiên dường như có hồn
+ Sự vật trôi lững lờ, chậm,mặt nước như không còn cuồn cuộn chảy dữ dội như những ngày hè mưa lũ cố ý lưu luyến cảnh vật của mùa hạ.
+ Ẩn sâu là suy nghĩ, trầm tư lắng lại của con người
Chim bắt đầu vội vã
+ Nhanh chóng, khẩn trương, gấp gáp bay đi tránh rét
+ Sự gấp gáp trong cuộc đời
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
-> Gợi thời điểm diễn ra sự chuyển biến của thiên nhiên
-> Bước ngoặt của sự giao mùa.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
-> Hình ảnh đám mây giống như một dải lụa vắt ngang sang thu. Hình ảnh mây là một hình ảnh thực được nhân hóa diễn tả sự vận động của thời gian. Mây là thực nhưng ranh giới mùa là ảo. Ở đây có sự hòa quyện giữa ảo và thực để người đọc thấy rõ bầu trời như nhuốm nửa sắc thu.
Hoạt động cặp đôi: Cảm nhận của tác giả về thiên nhiên đất trời sang thu ở k2 có gì khác với khổ 1?
Hoạt động cặp đôi: Cảm nhận của tác giả về thiên nhiên đất trời sang thu ở k2 có gì khác với khổ 1?
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Trên hàng cây đứng tuổi.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Vẫn còn, đã: là những phó từ
Nghệ thuật : Đảo cấu trúc câu ( vị ngữ đứng trước chủ ngữ)-> diễn tả: nắng, mưa, chớp của mùa hạ đã có chừng mực, ổn định hơn
Trên hàng cây đứng tuổi.
Sấm cũng bớt bất ngờ
- Sấm, hàng cây : hình ảnh thiên nhiên được tả thực : Những tiếng sấm bất ngờ của mùa hạ đã bớt đi lúc sang thu. Hàng cây đã lớn trải qua bao mùa thay lá sẽ vững vàng hơn trước sẫm chớp, giông tố, sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
- Sấm, hàng cây: hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa thể hiện suy ngẫm sâu sắc của tác giả
Câu hỏi thảo luận 3 nhóm- 2’:Tác giả suy ngẫm về điều gì?
- Suy ngẫm về cuộc đời:
+ Sấm vang dội bất thường, khó khăn của cuộc đời, thử thách của cuộc đời
+ Hàng cây: người từng trải
-> con người khi đã từng trải, trưởng thành sẽ vững vàng hơn trước thử thách, sóng gió của cuộc đời
- Suy ngẫm về đất nước:
+ Sấm: Khó khăn, thử thách, gian lao, vất vả mà dất nước phải trải qua sau hai cuộc chiến tranh
+ Hàng cây: Đất nước luôn vững vàng, kiên cường đi lên phía trước không bao giờ có thể dừng lại được
-> Sự tin tưởng của tác giả với đất nước về tương lai và sự phát triển
Nghệ thuật:
- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ -thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hoá, phép ẩn dụ.
Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Khuyen
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)