Bài 24. Ôn tập về luận điểm

Chia sẻ bởi THao Nhi | Ngày 02/05/2019 | 33

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Ôn tập về luận điểm thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QÚY THẦY CÔ VỀ� DỰ GIỜ THAO GIẢNG.
CHÀO CÁC EM HỌC SINH LỚP 8 THÂN YÊU.
KIỂM TRA BÀI CŨ
1. Trong chöông trình ngöõ vaên 7 caùc em ñaõ ñöôïc laøm quen vôùi moät theå loaïi vaên hoïc mang tính chaát bình luaän, nghò luaän moät tö töôûng, moät quan ñieåm, moät chuû tröông naøo ñoù ngöôøi ta goïi ñoù laø kieåu baøi gì? Neâu moät soá vaên baûn cuï theå em ñaõ ñöôïc hoïc trong chöông trình ngöõ vaên 8?
2. Để viết một bài nghị luận thì yếu tố quan trọng, linh hồn của bài văn là gì?
Thứ 7 ngày 08 tháng 03 năm 2008
Tuần 22 - Tiết 100
ÔN TẬP VỀ LUẬN ĐIỂM
- Xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
Em haõy cho bieát vaên nghò luaän laø baøi vaên nhö theá naøo?
Văn nghị luận viết ra nhằm:
I. Khái niệm luận điểm
1. Khái niệm
? BT trắc nghiệm: chọn c (SGK/73)
I. Khái niệm luận điểm
2. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" và văn bản " Chiếu dời đô"
a. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
1. Văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" ( ngữ văn 7 tập 2) gồm có những luận điểm nào? Hãy xác định hệ thống luận điểm của văn bản?
2. Cho biết luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính của văn bản?
I. Khái niệm luận điểm
? Hệ thống luận điểm
Luận điểm 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
Luận điểm 2 : Lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc
Luận điểm 3: Lòng yêu nước ngày nay
Luận điểm 4: Bổn phận của chúng ta.
I. Khái niệm luận điểm
2.Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta và văn bản Chiếu dời đô
a. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Luận điểm cơ sở - luận điển chính : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước
- Luận điểm 1: Lòng yêu nước trong lịch sử dân tộc
- Luận điểm 2: Lòng yêu nước ngày nay
- Luận điểm 3: Bổn phận của chúng ta.
I. Khái niệm luận điểm
Văn bản Chiếu dời đô có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao?
? Là một bài văn nghị luận vì nó đưa ra một chủ trương, một quan điểm của Lí Công Uẩn.
I. Khái niệm luận điểm
Có người cho rằng Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm:

I. Khái niệm luận điểm
Xác định luận điểm như vậy có đúng không? Vì sao?
- Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô

- Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
? Luận điểm 1,2 chưa thể hiện rõ tư tưởng của tác giả
Hãy xác định hệ thống luận điểm trong văn bản chiếu dời đô?
Luận điểm 1: Dời đô là việc trọng đại của các vua chúa, thuận theo ý trời, lòng dân nhằm mưu toan việc lớn, tính kế lâu dài (luận điểm xuất phát).

Luận điểm 2: Các nhà Đinh Lê không thuận theo ý trời, không dời đô nên triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn
Luận điểm 3: Thành Đại La xét về mọi mặt xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời
Luận điểm 4: Vua sẽ dời đô ra Đại La (luận điểm chính)
I. Khái niệm luận điểm
b.Văn bản Chiếu dời đô
Luận điểm 1, 2 chưa thể hiện rõ tư tưởng của tác giả
Sửa lại:
1. Mục đích của việc dời đô
2. Ca ngợi địa thế thành Đại La
I. Khái niệm luận điểm
Vấn đề đặt ra trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì?

Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được không, nếu trong bài văn Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm :"Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn"?

II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.


b. Trong Chiếu dời đô, nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm:"Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không ? Tại sao?
II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
1. a. Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
-> Luận điểm "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn" chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
b.Văn bản: Chiếu dời đô
-> Luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Từ sự tìm hiểu trên em rút ra được những kết luận luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với các vấn đề cần giài quyết trong bài văn nghị luận?
II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Ghi nhớ 1 (SGK/75): Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu trong bài.
2. Ghi nhớ 2 (SGK/75): Luận điểm cần phải phù hợp và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề
II. Mối quan hệ giữa luận điểm và các vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận.
Đề: Vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận.
1. Chọn hệ thống luận điểm phù hợp
CÂU HỎI THẢO LUẬN
Tại sao em không chọn hệ thống luận điểm 2?
- Luận điểm a chưa chính xác-> không làm cơ sở cho luận điểm b

- Luận điểm c không phù hợp với đề bài nên không liên kết với các luận điểm trước đó.


- Luận điểm d không phát huy được các luận điểm trước đó.


? Chọn hệ thống 2 -> bài văn không rành mạch,ý luẩn quẩn, chồng chéo, trùng lặp.
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận.
Đề: Vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập.
-> Chọn hệ thống luận điểm 1 bài viết sẽ tốt hơn
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận.
1. Chọn hệ thống luận điểm phù hợp
Qua phần tìm hiểu bài tập trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận?
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận.
2. Ghi nhớ 3, 4 (SGK/ 75): Hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận cần bảo đảm yêu cầu:
- Có luận điểm chính (là kết luận của bài) và luận điểm phụ (dùng làm làm luận điểm cơ sở hay luận điểm mở rộng)
- Hòan toàn chính xác
- Phân biệt với nhau
- Liên kết chặt chẽ với nhau
- Sắp xếp theo một trình tự hợp lý :
+ Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau
+ Luận điểm sau kế thừa, phát triển từ luận điểm trước.
+ Luận điểm chủ chốt sẽ làm kết luận cho bài văn.
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận.
I => Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm mà người viết(nói) nêu ra trong bài.
II => Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
III => Hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận cần bảo đảm yêu cầu:
- Có luận điểm chính (là kết luận của bài) và luận điểm phụ (dùng làm làm luận điểm cơ sở hay luận điểm mở rộng)
- Hòan toàn chính xác
- Phân biệt với nhau
- Liên kết chặt chẽ với nhau
- Sắp xếp theo một trình tự hợp lý
+ Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau
+ Luận điểm sau kế thừa, phát triển từ luận điểm trước.
+ Luận điểm chủ chốt sẽ làm kết luận cho bài văn
IV. Ghi nhớ
Sách giáo khoa trang 75
IV. Ghi nhớ
V. Luyện tập
Bài tập 1 (Sgk/75): Đoạn văn nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay luận điểm "Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc". Hãy giải thích sự lựa chọn của em?
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi ,đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ.". không phải là một ông tiên .Nguyễn Trãi là một người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lý tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách dân tộc, là tinh hoa dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối `hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!
Bài tập 1 (Sgk/75):
V. Luyện tập
Bài tập 1sgk/75
-> Luận điểm: Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc
Bài tập 2 (SGK/76)
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận.
Đề: Giải thích vì sao có thể nói rằng giáo dục là chìa khóa của tương lai.
Yêu cầu: Em sẽ chọn những luận điểm nào trong số các luận điểm sau và sắp xếp theo một trình tự.
a. Giáo dục có tác dụng điều chỉnh độ gia tăng dân số.
b. Giáo dục tạo cơ sở cho sự tăng trưởng kinh tế.
c. Giáo dục giải phóng con người, giúp con người thoát khỏi áp bức và sự lệ thuộc vào quyền lực của người khác để đạt được sự phát triển chính trị và tiến bộ xã hội.
d. Giáo dục đào tạo thế hệ người sẽ xây dựng xã hội tương lai.
e. Nước ta là một nước văn hiến có truyền thống giáo dục lâu đời.
g. Giáo dục góp phần bảo vệ môi trường sống.
h. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai.

Bài tập 2 (SGK/76)
a- g- d- h- b- c
DẶN DÒ
1. Từ các luận điểm ở Bài tập 2/76 đã được sắp xếp hợp lí, em hãy viết thành một bài nghị luận giải thích vì sao nói :" Giáo dục là chìa khóa của tương lai."
2. - Xem kỹ phần nội dung ôn tập.
- Nắm vững khái niệm về luận điểm, mối quan hệ, các yêu cầu của luận điểm.
CHÂN THÀNH CẢM ƠN
HẸN GẶP LẠI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: THao Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)