Bài 24. Nước Đại Việt ta
Chia sẻ bởi nguyễn bảo linh |
Ngày 09/05/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Nước Đại Việt ta
(trích Bình Ngô đại cáo)
~ Nguyễn Trãi ~
Đọc. Tìm hiểu chung
Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442)
-Hiệu là Ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh.
-Quê gốc: Chí Linh, Hải Dương; sau dời đến làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
-Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò lớn bên cạnh Lê Lợi. Ông trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.
-Ông bị giết hại rất oan khốc, thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan).
-Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
-Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú.
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Di tích Lệ Chi Viên
Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi
2. Tác phẩm
a) Thể loại: Cáo
Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, thủ lĩnh dùng để
trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Cáo được viết bằng văn biền ngẫu.
- Có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào đầu năm 1428.
c) Xuất xứ:
- Được trích từ phần đầu của bài cáo “Bình Ngô đại cáo”.
d) Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 2 câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa.
- Phần 2: 8 câu tiếp: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.
- Phần 3: 6 câu cuối: Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên,
vốn có.
+ Nghệ thuật so sánh, liệt kê các triều đại của ta
sánh ngang hàng với các triều đại lớn của Trung Quốc.
+ Câu văn biền ngẫu, dài ngắn khác nhau.
+ Giọng văn hào sảng thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
-Nội dung:Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ và những chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV. Nước ta có nền độc lập lâu đời, có lãnh thổ, phong tục riêng, có độc lập chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại. Cuộc kháng chiến chống Minh là cuộc kháng chiến vì dân, vì chính nghĩa
Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe
Chúc mọi người vui vẻ
(trích Bình Ngô đại cáo)
~ Nguyễn Trãi ~
Đọc. Tìm hiểu chung
Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442)
-Hiệu là Ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh.
-Quê gốc: Chí Linh, Hải Dương; sau dời đến làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
-Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò lớn bên cạnh Lê Lợi. Ông trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.
-Ông bị giết hại rất oan khốc, thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan).
-Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
-Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú.
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Di tích Lệ Chi Viên
Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi
2. Tác phẩm
a) Thể loại: Cáo
Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, thủ lĩnh dùng để
trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Cáo được viết bằng văn biền ngẫu.
- Có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào đầu năm 1428.
c) Xuất xứ:
- Được trích từ phần đầu của bài cáo “Bình Ngô đại cáo”.
d) Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 2 câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa.
- Phần 2: 8 câu tiếp: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.
- Phần 3: 6 câu cuối: Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc.
Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên,
vốn có.
+ Nghệ thuật so sánh, liệt kê các triều đại của ta
sánh ngang hàng với các triều đại lớn của Trung Quốc.
+ Câu văn biền ngẫu, dài ngắn khác nhau.
+ Giọng văn hào sảng thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
-Nội dung:Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ và những chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV. Nước ta có nền độc lập lâu đời, có lãnh thổ, phong tục riêng, có độc lập chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định sẽ thất bại. Cuộc kháng chiến chống Minh là cuộc kháng chiến vì dân, vì chính nghĩa
Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe
Chúc mọi người vui vẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn bảo linh
Dung lượng: |
Lượt tài: 29
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)