Bài 24. Nước Đại Việt ta

Chia sẻ bởi Trương Thị Như Ý | Ngày 09/05/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

Môn : Ngữ văn 8
Nước đại việt ta
(Bình Ngô Đại Cáo )





Người làm : Trương Thị Như Ý
Lớp : 8/2
Trường THCS Đặng Hữu Phổ

*Tiểu sử:
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai.
- Quê ở Chi Linh, Hải Dương.
Là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc.

* Sự nghiệp:
Nguyễn Trãi để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ, trong đó có “Bình Ngô đại cáo”; “Ức Trai thi tập”,…
 Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa Thế giới (năm 1980)



Chân dung Nguyễn Trãi
Lê Lợi và Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Tượng đài Nguyễn Trãi
trong khuôn viên vườn hoa Hà Đông
* Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
- Nguyễn Trãi thừa lệnh của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo bài cáo sau khi quân ta chiến thắng 45 vạn quân Minh xâm lược.
- Công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi để toàn dân được biết đất nước đã trở lại thái bình, độc lập.

* Bố cục:
Phần I: Hai câu đầu: “Việc nhân nghĩa…trừ bạo”  nguyên lí nhân nghĩa.
Phần II: tiếp theo “Như nước Đại Việt…cũng có”  chân lí về độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Phần III: còn lại
 sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc.
Bình Ngô đại cáo
(nguyên tác chữ Hán)
Bản dịch: ( trích )
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
Yên dân: Giúp dân (dân tộc Đại Việt) có cuộc
sống yên ổn
Điếu phạt (trừ bạo): diệt trừ quân Minh xâm lược
Để giữ gìn, mang lại cuộc sống yên ổn cho người dân thì việc làm trước tiên là phải tiêu diệt quân giặc xâm lược tham lam, bạo ngược, độc ác.
Tư tưởng tiến bộ, thân dân, vì dân.
Các yếu tố

a, Văn hóa: Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…
Phong tục Bắc Nam cũng khác.

b, Địa lí: Núi sông bờ cõi đã chia
(mỗi nước có biên cương, bờ cõi, núi sông riêng biệt)
c, Lịch sử: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần…xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyễn mỗi bên
xưng đế một phương.

Khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc.
Kết quả









*Tướng giặc:
Lưu Cung … thất bại ( Nam Hán)
Triệu Tiết …tiêu vong( tống )

*Các trận đánh lớn:
Cửa Hàm Tử bắt Toa Đô( mông nguyên)
Sông Bạch Đằng giết Ô Mã Nhi
 Chứng cứ xác thực, lưu danh sử sách.
Nêu rõ tên các tướng giặc bại trận và các địa danh diễn ra các trận đánh lớn giữa quân dân Đại Việt với giặc Minh.
NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC :
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Nguyên lí
nhân nghĩa
SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA
SỨC MẠNH CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Yên dân
Bảo vệ đất nước
để yên dân
Trừ bạo
Giặc Minh xâm lược
CHÂN LÍ VỀ SỰ TỒN TẠI ĐỘC LẬP CÓ CHỦ QUYỀN CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT
Văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng
Phong tục riêng
Lịch sử
riêng
Chế độ, chủ quyền riêng
Sông núi nước Nam - TK XI
Khẳng định: Có lãnh thổ, có chủ quyền riêng.



Có yếu tố thần linh
(định phận tại thiên thư)

Quân giặc làm trái ý trời sẽ chuốc lấy thất bại
Nước Đại Việt ta - TK XV
Có lãnh thổ, chủ quyền riêng.
Tiếp nối và phát triển: có nền văn hiến, phong tục tập quán, có truyền thống lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
Dựa vào sự thật lịch sử, vào nguyên lí nhân nghĩa: lấy dân làm gốc.
Dùng sức mạnh chính nghĩa đánh tan quân xâm lược; thể hiện niềm tự hào dân tộc.
 Khẳng định chủ quyền và nền độc lập dân tộc; khẳng định
sự thất bại của mọi kẻ thù xâm lược.
Hướng dẫn tự học:
Học thuộc đoạn trích, ghi nhớ SGK.
Đọc toàn văn bài “Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi. Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ bản thân sau khi học xong đoạn trích.
Chuẩn bị bài “Bàn luận về phép học”
Tìm các tranh, ảnh miêu tả các hình thức học, các trường, lớp học xưa và nay của nước ta.
Tìm ý trả lời các câu hỏi trong SGK/trg.78,79.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Như Ý
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)