Bài 24. Nước Đại Việt ta
Chia sẻ bởi Nguyễn Thủy |
Ngày 02/05/2019 |
26
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Chào mừng quý thầy cô về dự hội giảng
Môn: Ngữ văn 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THUỶ
TRƯỜNG THCS NGÔ ĐỒNG
Giáo viên:
Phạm Thị Huyền
NĂM HỌC 2010 - 2011
Nước Đại Việt ta
Tiết 97:
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một nhà yêu nước vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá lỗi lạc.
- Ông có vai trò rất to lớn trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh.
So sánh các thể chiếu, hịch, cáo
+ Giống nhau:
Đều gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
Thường được viết bằng văn biền ngẫu.
Lời lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục.
+ Khác nhau:
Chiếu do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
Hịch do vua chúa hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Cáo được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp lớn để mọi người cùng biết.
+ Phần đầu: Nêu luận đề chính nghĩa.
+ Phần hai: Tố cáo tội ác của giặc Minh.
+ Phần ba: Diễn biến và thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Phần bốn: Lời tuyên bố kết thúc và khẳng định nền độc lập vững chắc của dân tộc.
Bố cục của bài cáo: Gồm 4 phần
Nguyễn Trãi đã soạn thảo, công bố Bình Ngô đại cáo vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428) để công bố thành quả của sự nghiệp chống quân Minh.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là phần đầu của bản Bình Ngô đại cáo.
Bố cục
- Nêu nguyên lí nhân nghĩa (2 câu đầu)
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (8 câu tiếp)
Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc (6 câu cuối)
Trình tự lập luận của tác giả
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Từng nghe:
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là trừ kẻ bạo tàn, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, mang tới cho dân cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Nguyễn Trãi có sự tiếp thu, sáng tạo và phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Nghệ thuật lập luận đặc sắc:
- Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ: từ trước, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời, đời nào, cũng có…(Nguyên tác: Duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị…)
- Sử dụng lập luận so sánh: so sánh các triều đại của Đại Việt phương Nam với các triều đại Trung Hoa phương Bắc, thể hiện sự ngang hàng của ta với Trung Quốc.
Biện pháp liệt kê: Văn hiến, núi sông, bờ cõi, phong tục.., thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc của Nguyễn Trãi về độc lập chủ quyền của dân tộc.
Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, đối nhau tạo âm điệu đanh thép hùng hồn.
Giọng điệu trang trọng, tự hào.
Với nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ, với giọng điệu trang trọng tự hào, Nguyễn Trãi đã đưa ra các yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng với nhiều nhân tài hào kiệt.
Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý, học thuyết đó phát triển cao hơn, phong phú và sâu sắc, toàn diện hơn.
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Vậy nên:
Nguyễn Trãi đã kết hợp lí lẽ với việc đưa dẫn những dẫn chứng cụ thể, phong phú, sinh động từ thực tiễn lịch sử nhằm chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Lập luận chặt chẽ, chứng cớ xác thực, cụ thể, sinh động.
Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
Câu văn biền ngẫu với giọng văn đanh thép, hùng hồn.
Lí lẽ thuyết phục phù hợp với đối tượng của văn bản.
Nghệ thuật
Nội dung
- Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cớ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử riêng; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
* Bài tập: Vẽ sơ đồ tư duy so sánh văn bản “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt và đoạn trích “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi.
Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất
Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai
Hoàng đế riêng
Độc lập tự chủ
Dựa vào thần linh
Chân lí độc lập
Lãnh thổ riêng
Phong tục tập quán
Truyền thống lịch sử
Dựa vào thực tiễn lịch sử
Chân lí độc lập
Lãnh thổ riêng
Văn hiến
Anh hùng hào kiệt
SƠ ĐỒ SO SÁNH VĂN BẢN “NAM QUỐC SƠN HÀ” VÀ ĐOẠN TRÍCH “NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”
Chân dung và tượng danh nhân Nguyễn Trãi
Côn Sơn và khu đền thờ Nguyễn Trãi
Khởi Nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi với "Bình Ngô đại cáo"
Môn: Ngữ văn 8
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THUỶ
TRƯỜNG THCS NGÔ ĐỒNG
Giáo viên:
Phạm Thị Huyền
NĂM HỌC 2010 - 2011
Nước Đại Việt ta
Tiết 97:
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là một nhà yêu nước vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một nhà văn, nhà thơ lớn, một danh nhân văn hoá lỗi lạc.
- Ông có vai trò rất to lớn trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh.
So sánh các thể chiếu, hịch, cáo
+ Giống nhau:
Đều gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại.
Thường được viết bằng văn biền ngẫu.
Lời lẽ đanh thép, lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục.
+ Khác nhau:
Chiếu do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
Hịch do vua chúa hoặc thủ lĩnh phong trào dùng để cổ động thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
Cáo được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp lớn để mọi người cùng biết.
+ Phần đầu: Nêu luận đề chính nghĩa.
+ Phần hai: Tố cáo tội ác của giặc Minh.
+ Phần ba: Diễn biến và thắng lợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Phần bốn: Lời tuyên bố kết thúc và khẳng định nền độc lập vững chắc của dân tộc.
Bố cục của bài cáo: Gồm 4 phần
Nguyễn Trãi đã soạn thảo, công bố Bình Ngô đại cáo vào ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (đầu năm 1428) để công bố thành quả của sự nghiệp chống quân Minh.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là phần đầu của bản Bình Ngô đại cáo.
Bố cục
- Nêu nguyên lí nhân nghĩa (2 câu đầu)
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt (8 câu tiếp)
Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc (6 câu cuối)
Trình tự lập luận của tác giả
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Từng nghe:
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là trừ kẻ bạo tàn, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, mang tới cho dân cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Nguyễn Trãi có sự tiếp thu, sáng tạo và phát triển tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Nghệ thuật lập luận đặc sắc:
- Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ: từ trước, đã lâu, đã chia, cũng khác, bao đời, đời nào, cũng có…(Nguyên tác: Duy ngã, thực vi, kí thù, diệc dị…)
- Sử dụng lập luận so sánh: so sánh các triều đại của Đại Việt phương Nam với các triều đại Trung Hoa phương Bắc, thể hiện sự ngang hàng của ta với Trung Quốc.
Biện pháp liệt kê: Văn hiến, núi sông, bờ cõi, phong tục.., thể hiện cái nhìn toàn diện, sâu sắc của Nguyễn Trãi về độc lập chủ quyền của dân tộc.
Những câu văn biền ngẫu sóng đôi, đối nhau tạo âm điệu đanh thép hùng hồn.
Giọng điệu trang trọng, tự hào.
Với nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ, với giọng điệu trang trọng tự hào, Nguyễn Trãi đã đưa ra các yếu tố căn bản để xác định độc lập chủ quyền của quốc gia Đại Việt: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng với nhiều nhân tài hào kiệt.
Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý, học thuyết đó phát triển cao hơn, phong phú và sâu sắc, toàn diện hơn.
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi.
Vậy nên:
Nguyễn Trãi đã kết hợp lí lẽ với việc đưa dẫn những dẫn chứng cụ thể, phong phú, sinh động từ thực tiễn lịch sử nhằm chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.
Lập luận chặt chẽ, chứng cớ xác thực, cụ thể, sinh động.
Kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
Câu văn biền ngẫu với giọng văn đanh thép, hùng hồn.
Lí lẽ thuyết phục phù hợp với đối tượng của văn bản.
Nghệ thuật
Nội dung
- Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cớ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử riêng; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
* Bài tập: Vẽ sơ đồ tư duy so sánh văn bản “Nam Quốc Sơn Hà” của Lý Thường Kiệt và đoạn trích “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi.
Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất
Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai
Hoàng đế riêng
Độc lập tự chủ
Dựa vào thần linh
Chân lí độc lập
Lãnh thổ riêng
Phong tục tập quán
Truyền thống lịch sử
Dựa vào thực tiễn lịch sử
Chân lí độc lập
Lãnh thổ riêng
Văn hiến
Anh hùng hào kiệt
SƠ ĐỒ SO SÁNH VĂN BẢN “NAM QUỐC SƠN HÀ” VÀ ĐOẠN TRÍCH “NƯỚC ĐẠI VIỆT TA”
Chân dung và tượng danh nhân Nguyễn Trãi
Côn Sơn và khu đền thờ Nguyễn Trãi
Khởi Nghĩa Lam Sơn
Nguyễn Trãi với "Bình Ngô đại cáo"
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thủy
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)