Bài 24. Nước Đại Việt ta
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huệ |
Ngày 02/05/2019 |
19
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”. Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than. Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”, “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước. Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước.
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay đều hào sảng trước những câu văn hùng hồn:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…”
Bài khác
Có thể nói, Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn là nhà văn trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận lỗi lạc. Và, nhắc đến văn chính luận Nguyễn Trãi, ta không thể không nhắc đến bài “ Đại cáo bình Ngô “ mang những nét rất đặc trưng, cơ bản của thể cáo.
Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.
Chúng ta hãy cùng đến với đoạn mở của” Bình Ngô đại cáo”. Ở đoạn này, tác giả đã khẳng định luận đề chính nghĩa ngay ở những câu đầu tiên:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tác giả khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để cuộc sống yên bình, là diệt trừ những thế lực tham tàn, bạo ngược, đó chính là việc làm danh nghĩa. Sau đó, Nguyễn Trãi còn khẳng định nước ta là một nước độc lập có chủ quyền, có lãnh thổ, phong tục, triều đại riêng…. Ở đây, giọng thơ nghe sao tự hào quá đỗi. Phải chăng, đây chính là những dòng thơ viết từ chính tiếng lòng hạnh phúc của Nguyễn Trãi, từ chính tấm lòng yêu quê hương, đất nước cao đẹp:
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả.
Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn
tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”.
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng:
“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được ? “
Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Đoạn tiếp theo kể về quá trình nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống lại giặc Minh bạo tàn. Tả về những ngày đầu kháng chiến đầy gian khổ, tác giả đã lấy đó làm nền để lột tả hết những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta:
“ Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.
Lại ngặt vì :
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu. “
Trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém, có khi lương thực cạn kiệt, có khi quân ta hiếm hoi nhân tài. Thế nhưng, nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ địch. Đó là do người lãnh đạo có quyết tâm cao độ, có những chiến lược, chiến thuật phù hợp để nâng cao sức mạnh của tình đoàn kết của nhân dân, chú trọng mưu cơ hơn binh lực. Có thể nói, hình tượng của Lê Lợi chính là hình tượng người anh hùng áo vải sinh động và toàn diện.
Với giọng điệu hào hùng, tác giả đã kể về ba trận đánh: Trận Bồ Đằng-tro bay ; Trận Ninh Kiều-tết động ; Trận Chi Lăng-Mã An đến Xương Giang. Trong một loạt những cặp câu biền ngẫu, lối viết thậm xưng, nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ mang đậm chất anh hùng ca, tác giả đã nhấn mạnh được sự thất bại thảm hại của giặc Minh và khí thế hào hùng của quân ta.
Đoạn cuối, tác giả đã tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn:
“ Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới “
Bằng giọng văn nhẹ nhàng khoan thai, tác giả đã tuyên bố nền hòa bình của dân tộc ta đã được lặp lại. Đồng thời, tác giả cũng rút ra bài học lịch sử và thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.
Với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc, “ Đại cáo bình Ngô “ đã có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. Ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần tự lập tự cường nêu bật sức mạnh của nhân dân ta, mở ra kỷ nguyên mới-kỉ nguyên hòa bình, độc lập tự do cho lịch sử dân tộc chính là những ý nghĩa sâu sắc mà “Bình Ngô đại cáo” mang lại.
“Đại cáo bình Ngô” tiêu biểu cho thể loại cáo, tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, thể hiện được khát vọng tự chủ độc lập, yêu chuộng hòa bình.
Bài khác :
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”. Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than. Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”, “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước. Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước.
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay đều hào sảng trước những câu văn hùng hồn:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…”
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”. Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than. Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”, “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước. Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước.
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay đều hào sảng trước những câu văn hùng hồn:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…”
Bài khác
Có thể nói, Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn là nhà văn trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận lỗi lạc. Và, nhắc đến văn chính luận Nguyễn Trãi, ta không thể không nhắc đến bài “ Đại cáo bình Ngô “ mang những nét rất đặc trưng, cơ bản của thể cáo.
Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.
Chúng ta hãy cùng đến với đoạn mở của” Bình Ngô đại cáo”. Ở đoạn này, tác giả đã khẳng định luận đề chính nghĩa ngay ở những câu đầu tiên:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Tác giả khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống giặc Minh là để cuộc sống yên bình, là diệt trừ những thế lực tham tàn, bạo ngược, đó chính là việc làm danh nghĩa. Sau đó, Nguyễn Trãi còn khẳng định nước ta là một nước độc lập có chủ quyền, có lãnh thổ, phong tục, triều đại riêng…. Ở đây, giọng thơ nghe sao tự hào quá đỗi. Phải chăng, đây chính là những dòng thơ viết từ chính tiếng lòng hạnh phúc của Nguyễn Trãi, từ chính tấm lòng yêu quê hương, đất nước cao đẹp:
“ Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”
Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả.
Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn
tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”.
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng:
“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được ? “
Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Đoạn tiếp theo kể về quá trình nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu chống lại giặc Minh bạo tàn. Tả về những ngày đầu kháng chiến đầy gian khổ, tác giả đã lấy đó làm nền để lột tả hết những chiến thắng oanh liệt của nhân dân ta:
“ Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đương mạnh.
Lại ngặt vì :
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu. “
Trong lúc thế giặc mạnh thì quân ta binh lực yếu kém, có khi lương thực cạn kiệt, có khi quân ta hiếm hoi nhân tài. Thế nhưng, nhờ tài lãnh đạo của Lê Lợi, nghĩa quân Lam Sơn đã đoàn kết một lòng, vượt qua khó khăn tạo nên sức mạnh to lớn chiến thắng kẻ địch. Đó là do người lãnh đạo có quyết tâm cao độ, có những chiến lược, chiến thuật phù hợp để nâng cao sức mạnh của tình đoàn kết của nhân dân, chú trọng mưu cơ hơn binh lực. Có thể nói, hình tượng của Lê Lợi chính là hình tượng người anh hùng áo vải sinh động và toàn diện.
Với giọng điệu hào hùng, tác giả đã kể về ba trận đánh: Trận Bồ Đằng-tro bay ; Trận Ninh Kiều-tết động ; Trận Chi Lăng-Mã An đến Xương Giang. Trong một loạt những cặp câu biền ngẫu, lối viết thậm xưng, nhạc điệu dồn dập mạnh mẽ mang đậm chất anh hùng ca, tác giả đã nhấn mạnh được sự thất bại thảm hại của giặc Minh và khí thế hào hùng của quân ta.
Đoạn cuối, tác giả đã tuyên bố chiến thắng, khẳng định sự nghiệp chiến đấu chính nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn:
“ Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới “
Bằng giọng văn nhẹ nhàng khoan thai, tác giả đã tuyên bố nền hòa bình của dân tộc ta đã được lặp lại. Đồng thời, tác giả cũng rút ra bài học lịch sử và thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước.
Với nghệ thuật chính luận tài tình, cảm hứng trữ tình sâu sắc, “ Đại cáo bình Ngô “ đã có sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương, được xem là áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. Ca ngợi sức mạnh của truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, tinh thần tự lập tự cường nêu bật sức mạnh của nhân dân ta, mở ra kỷ nguyên mới-kỉ nguyên hòa bình, độc lập tự do cho lịch sử dân tộc chính là những ý nghĩa sâu sắc mà “Bình Ngô đại cáo” mang lại.
“Đại cáo bình Ngô” tiêu biểu cho thể loại cáo, tiêu biểu cho thể loại văn chính luận của Nguyễn Trãi. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, thể hiện được khát vọng tự chủ độc lập, yêu chuộng hòa bình.
Bài khác :
Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là ánh “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào.
"Bình Ngô đại cáo" được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải kí hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.
Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có Ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.
Bài cáo gồm bốn đoạn. Đoạn đầu nêu cao luận đề chính nghĩa của cuộc kháng chiến, đó là tư tưởng nhân nghĩa kết hợp với độc lập dân tộc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân-Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” và “Như nước Đại Việt ta từ trước-Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. Đoạn thứ hai của bài cáo đã vạch trần, tố cáo tội ác dã man của giặc Minh xâm lược. Đoạn văn là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo giặc Minh ở các điểm: âm mưu cướp nước, chủ trương cai trị phản nhân đạo, hành động tàn sát tàn bạo. Đồng thời, đoạn văn cũng nêu bật nỗi thống khổ, khốn cùng của nhân dân, dân tộc ta dưới ách thống trị của kẻ thù: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn-Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”; “Dối trời, lừa dân, đủ muôn nghìn kế-Gây binh kết oán, trải hai mươi năm”. Đoạn văn ngùn ngụt Ý chí căm thù giặc và thống thiết nỗi thương dân lầm than. Đoạn văn thứ ba là đoạn dài nhất của bài cáo, có Ý nghĩa như bản anh hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đoạn văn đã tổng kết lại quá trình khởi nghĩa. Ban đầu cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, lương thảo, quân sĩ, người tài đều thiếu, nghĩa quân ở vào thế yếu “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần-Khi Khôi Huyện quân không một đội”, “Tuấn kiệt như sao buổi sớm-Nhân tài như lá mùa thu”, “lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều”…Nhưng nghĩa quân có người lãnh tụ Lê Lợi sáng suốt, bền chí, yêu nước “Ngẫm thù lớn há đội trời chung-Căm giặc nước thề không cùng sống”, biết đoàn kết lòng dân “Sĩ tốt một lòng phụ tử-Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”, dùng chiến thuật phù hợp nên nghĩa quân Lam Sơn ngày một trưởng thành “Sĩ khí đã hăng, quân thanh càng mạnh”và ngày càng chiến thắng giòn giã, vang dội “Đánh một trận sạch không kình ngạc-Đánh hai trận tan tác chim muông”, giặc Minh thì liên tiếp thất bại, thất bại sau lại càng thảm hại hơn thất bại trước, mỗi tên tướng giặc bại trận lại có vết nhục nhã riêng: kẻ treo cổ tự vẫn, kẻ quỳ gối dâng tờ tạ tội, kẻ bị bêu đầu…Đoạn văn thứ ba của bài cáo cũng ca ngợi lòng nhân đạo, chuộng hòa bình của nhân dân, dân tộc ta, tha sống cho quân giặc đã đầu hàng, lại cấp cho chúng phương tiện, lương thảo về nước. Đoạn cuối của bài cáo đã tuyên bố trịnh trọng về việc kết thúc chiến tranh, khẳng định nền độc lập, hòa bình vững bền của đất nước, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Bài cáo có sự kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa yếu tố chính luận sắc bén với yếu tố văn chương truyền cảm, kết hợp giữa lí luận chặt chẽ và hình tượng nghệ thuật sinh động. Cảm hứng nổi bật xuyên suốt tác phẩm là cảm hứng anh hùng ca hào hùng sôi nổi, mãnh liệt. Giọng điệu của bài cáo rất đa dạng, khi tự hào về truyền thống văn hóa, anh hùng lâu đời của dân tộc, khi thì căm phẫn sục sôi trước tội ác của kẻ thù, khi thống thiết xót thương trước nỗi đau lầm than của nhân dân, khi lo lắng trước những khó khăn của cuộc kháng chiến, khi hào hùng ngợi ca chiến thắng, khi trịnh trọng tuyên bố độc lập của dân tộc, đất nước.
“Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam. Mỗi người dân Việt Nam ngày nay đều hào sảng trước những câu văn hùng hồn:
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có…”
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)