Bài 24. Nước Đại Việt ta

Chia sẻ bởi Hà Tiến Minh | Ngày 02/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:



Tiết 97 NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
(Trích Bình Ngô đại cáo)
Nguyễn Trãi

A. Mục tiêu cần đạt:
- Thấy được văn bản có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỉ XV.
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
- Rèn kĩ năng phân tích văn biền ngẫu.
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Ảnh chân dung Nguyễn Trãi.
- Học sinh: soạn bài, xem lại bài
``Nam quốc sơn hà``
C. Các hoạt động dạy học:
I. Tổ chức lớp: (1`)
II. Kiểm tra bài cũ :(5`)
? Đọc thuộc lòng một đoạn văn trong ``Hịch tướng sĩ`` mà em thích nhất.
? Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản
III. Tiến trình bài giảng:
Giới thiệu: “Sông núi nước Nam” và “Bình Ngô Đại cáo” là hai tác phẩm có giá trị như những bản tuyên ngôn độc lập. “Bình Ngô Đại cáo” có sự tiếp nối đồng thời cũng có sự phát triển so với “Sông núi nước Nam”.
I. Tìm hiểu chung (3`)
1. Tác giả:
? Nhắc lại những điểm chính về tác giả Nguyễn Trãi trong bài ``Côn Sơn ca``
Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Nguyễn Trãi là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi anh hùng và
Nguyễn Trãi bi kịch đều ở mức độ tột cùng.
- Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi ``Bình Ngô sách`` với chiến lược tâm công.
Nguyễn Trãi dâng lên Lê Lợi
“ Bình Ngô sách”

Kháng chiến thắng lợi,
Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết:
“Bình Ngô Đại cáo”

Bia Vĩnh Lăng
2. Tác phẩm:
- Thể cáo (SGK-tr67)
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích (2`)
- Giọng hào sảng.
2. Bố cục:
Đoạn trích “ Nước Đại Việt ta”
Bình Ngô đại cáo
平吳 大 告
代 天 行 化 皇上 若 曰。
Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược viết:
蓋 聞 ﹕
Cái văn:
仁 義之 舉, 要 在 安 民,
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
弔伐 之 師 莫 先 去 暴 。
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.
惟, 我 大 越 之 國,
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
實 為文 獻 之 邦 。
Thực vi văn hiến chi bang.
山 川 之 封域 既 殊,
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
南 北 之 風 俗亦 異 。
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
自 趙 丁 李 陳 之肇 造 我 國,
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,[1]
與 漢 唐 宋元 而 各 帝 一 方 。
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
雖 強弱 時 有 不 同
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
而 豪 傑 世未 常 乏 。
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
故 劉 龔 貪 功以 取 敗,
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
而 趙 好 大 以 促 亡 。
Nhi Triệu Tiết hiếu đại dĩ xúc vong.
唆 都 既 擒 於 鹹 子 關 ,
Toa Đô ký cầm ư Hàm Tử quan,
烏 馬 又 殪 於 白 藤 海 。
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.[2]
嵇 諸 往 古,
Kê chư vãng cổ,
厥 有 明 徵
Quyết hữu minh trưng.


3. Phân tích
a. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến (7`)
học sinh đọc phần 1
? Nhân nghĩa ở đây có những nội dung nào.
? Em hiểu thế nào là ``yên dân`` và ``điếu phạt``
? Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết ``Bình Ngô đại cáo`` thì em hiểu những đối tượng nào được nói đến ở đâ
b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc. (14‘
? Vì sao khi nêu tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi lại đề cập đến việc phải bảo vệ nền độc lập của đất nước có chủ quyền.
? Để khẳng định được chủ quyền dân tộc tác giả đã dựa vào những yếu tố nào
- Ý thức dân tộc ở đoạn trích này là sự nối tiếp và phát triển ý thức dân tộc ở bài ``Nam quốc sơn hà``
Vậy đâu là biểu hiện tiếp nối ?
? Đâu là biểu hiện phát triển.
? Nội dung trên được trình bày trong hình thức nghệ thuật như thế nào.
III. Luyện tập (5`)
? Chứng minh: sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi ở chỗ kết hợp lí lẽ và thực tiễn
? Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích.

Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích
(I) Nguyên lý nhân nghĩa

Yên dân Trừ bạo
Bảo vệ đất nước Giặc Minh xâm lược

(II) Chân lí về sự tồn tại độc lập
Có chủ quyền của dân tộc Đại Việt

Văn hiến Lãnh thổ phong tục lịch sử chế độ chủ
Lâu đời riêng riêng riêng quyền riêng

(III) Sức mạnh của nhân nghĩa, sức
mạnh của độc lập dân tộc
Giờ học kết thúc
Chào thầy cô và các em !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Tiến Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)