Bài 24. Nước Đại Việt ta

Chia sẻ bởi Trần Ngân | Ngày 02/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

LỚP 81
NGỮ VĂN 8
KIỂM TRA BÀI CŨ
Câu 1: Trần Quốc Tuấn sáng tác bài “Hịch tướng sĩ” khi nào?
A. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất (1257).
B. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1258)
C. Trước khi quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ ba (1287)
D. Sau khi chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ hai.
Câu 3: Khi phê phán hành động sai trái của các tướng sĩ, giọng văn của Trần Quốc Tuấn như thế nào?
A. Nhẹ nhàng, thân tình.
B. Nghiêm khắc thân tình
C. Mạt sát gay gắt.
Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ có dấu (…) cho câu sau đây: “Hịch tướng sĩ là (…) bất hủ phản ánh lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của dân tộc ta”
A. Áng thiên cổ hùng văn.
B. Tiếng kèn xuất quân
C. Lời hịch vang dậy núi sông.
D. Bài văn chính luận xuất sắc.
NƯỚC ĐẠI ViỆT TA
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
2) Đọc – hiểu văn bản
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hoá đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.                      
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân diếu phạt trước lo trừ bạo.
Vậy nên:
           Lưu Cung tham công nên thất bại,
           Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
           Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
           Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
          Việc xưa xem xét
           Chứng cớ còn ghi.
* Cáo là gì?
Cáo là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
Cáo phần nhiều được viết theo thể văn biền ngẫu. Cũng như hịch, cáo là thể văn có tính chất hùng biện, lời lẽ đanh thép,lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
* Bố cục: 3 phần
- 2 câu đầu
- 8 câu tiếp
- 6 câu cuối
* Từ ngữ cần lưu ý: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Ở phần đầu của bài cáo, tác giả đã nêu ra điều gì?
3) Phân tích:
a) Nguyên lí nhân nghĩa.
Nhân nghĩa cốt: yên dân và trừ bạo
Theo tác giả, nguyên lý nhân nghĩa dựa trên cơ sở nào?
- Cốt lõi của nhân nghĩa là trừ bạo để yên dân.
Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả?
Qua cách nêu vấn đề, em thấy cốt lõi của nhân nghĩa mà tác giả đề cập đến là gì?
Yên dân, trừ bạo nghĩa là gi?
- Cách nêu vấn đề trực tiếp.
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yên dân và trừ bạo: Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Trừ bạo là tiêu diệt kẻ thù xâm lược (giặc Minh)
 Muốn cho yên dân thì phải trừ bạo. Theo tác giả, tư tưởng nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược, lấy dân làm gốc.
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hoá đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.                      
b) Chân lý về sự tồn tại độc lập dân tộc
3) Phân tích:
a) Nguyên lí nhân nghĩa.
Nguyễn Trãi nêu vấn đề gì ở 8 câu này?
Chân lý về sự tồn tại độc lập dân tộc dựa trên mối quan hệ nào? ?
3.a) Nguyên lí nhân nghĩa.
- Nền văn hiến lâu đời
- Lãnh thổ
- Phong tục tập quán
- Lịch sử
- Chủ quyền
Xét về mối quan hệ giữa hai nước Bắc-Nam, tác giả đã đưa ra những yếu tố nào có liên quan đến độc lập từng quốc gia?
- Khẳng định chân lý về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Qua cách lập luận, tác giả khẳng định điều gì?
Thảo luận 5 phút: Có thể xem “Nước Đại Việt ta” là bản Tuyên ngôn Độc lập được không? Vì sao?
Để thấy được độc lập của mỗi quốc gia, tác giả lập luận thế nào?
- Cách so sánh đối lập sóng đôi của văn biền ngẫu
3.b) Chân lý về sự tồn tại độc lập dân tộc
 Là bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của dân tộc.
Sức mạnh của nhân nghĩa được tác giả chứng minh như thế nào?
3) Phân tích:
3.a) Nguyên lí nhân nghĩa.
- Lưu Công: thất bại; Triệu Tiết: tiêu vong
- Toa Đô: bị bắt; Ô Mã: chết
Từ ngữ nào có tác dụng khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa?
- Khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc; niềm tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.
Qua cách lập luân, tác giả đã chứng minh điều gì?
Em có nhận xét gì về các dẫn chứng và ngữ điệu lập luận của tác giả?
- Dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, có thật; lời lẽ hùng hồn, lập luận có cơ sở.
3.b) Chân lý về sự tồn tại độc lập dân tộc
3.c) Khẳng định sức mạnh của nhân nghĩa.
4)Tổng kết:
- Cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, tính thuyết phục cao.
- Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
NGUYÊN LÍ
NHÂN NGHĨA
YÊN DÂN
TRỪ BẠO
CHÂN LÍ VỀ SỰ TRƯỜNG TỒN
CỦA DÂN TỘC ĐẠI VIỆT
SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA
SỨC MẠNH CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC
Văn hiến
Lãnh thổ
Phong tục
Lịch
sử
Chủ quyền
Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của bài cáo

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1)
2)
3)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)