Bài 24. Nước Đại Việt ta
Chia sẻ bởi nờ tê tê vê |
Ngày 02/05/2019 |
27
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nước Đại Việt ta thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
Tiết 97,98:
Nước Đại Việt ta
(trích Bình Ngô đại cáo)
- Nguyễn Trãi -
Hãy nêu ý chính của đoạn văn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Ý chính: Đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nát.
Kiểm tra bài cũ
Đọc. Tìm hiểu chung
Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442)
-Hiệu là Ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh.
-Quê gốc: Chí Linh, Hải Dương; sau dời đến làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
-Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò lớn bên cạnh Lê Lợi. Ông trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.
-Ông bị giết hại rất oan khốc, thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan).
-Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
-Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú.
Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Di tích Lệ Chi Viên
Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi
2. Tác phẩm
a) Thể loại: Cáo
Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, thủ lĩnh dùng để
trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Cáo được viết bằng văn biền ngẫu.
- Có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào đầu năm 1428.
c) Xuất xứ:
- Được trích từ phần đầu của bài cáo “Bình Ngô đại cáo”.
d) Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 2 câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa.
- Phần 2: 8 câu tiếp: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.
- Phần 3: 6 câu cuối: Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc.
Hãy cho biết thể cáo có đặc điểm gì?
Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của văn bản Nước Đại Việt ta.
Hãy chỉ ra từng phần và nội dung của mỗi phần.
Mở rộng
Việc gọi như vậy thể hiện chủ trương đối ngoại của nước ta. Trung Hoa là nước lớn, nước Việt thì nhỏ nên dù đánh thắng nhiều lần nhưng vẫn phải giữ lễ như nước chư hầu (năm nào cũng triều cống, vua mới lên ngôi phải cử sứ thần sang báo cáo...). Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi nhưng cũng phải dè chừng việc họ quay lại. Chính vì vậy nên Lê Lợi đã không thể "đuổi cùng giết tận" hết quân Minh.
Ngay từ lúc đánh đuổi quân Minh chưa xong, Lê Lợi đã phải sai người sang Trung Quốc xin nhà Minh phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, tức là vẫn giữ lễ chư hầu. Việc gọi thẳng là Bình Minh Đại Cáo sẽ là một hành động xúc phạm tới thể diện nước lớn, không có lợi về mặt đối ngoại. Nguyễn Trãi viết là Bình Ngô Đại Cáo vừa có ý tứ sâu cay (vì Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương - vị vua đầu tiên của nhà Minh - là người đất Ngô) mà vừa thể hiện sự tôn trọng nước lớn khi không chỉ đích danh họ.
Bình: dẹp yên.
Ngô: tên nước Ngô thời Tam quốc (Trung Quốc).
Đại cáo: công bố sự kiện trọng đại.
Bình Ngô đại cáo: tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh.
Bạn có biết tại sao Nguyễn Trãi không đặt là Bình Minh đại cáo mà lại đặt là Bình Ngô đại cáo?
II. Đọc. Tìm hiểu chi tiết
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên,
vốn có.
+ Nghệ thuật so sánh, liệt kê các triều đại của ta
sánh ngang hàng với các triều đại lớn của Trung Quốc.
+ Câu văn biền ngẫu, dài ngắn khác nhau.
+ Giọng văn hào sảng thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
Hãy cho biết nghệ thuật được Nguyễn Trãi sử dụng trong 8 câu thơ tiếp.
- Nội dung: khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.
- 5 yếu tố khẳng định độc lập, chủ quyền:
+ Có nền văn hiến lâu đời.
+ Có cương vực, lãnh thổ rõ ràng.
+ Có phong tục, tập quán riêng.
+ Có lịch sử riêng.
+ Có chế độ, chủ quyền riêng.
Là các yếu tố cơ bản nhất được phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với phong kiến phương Bắc thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả.
Hãy cho biết 5 yếu tố khẳng định chủ quyền, độc lập. Qua đó bạn có nhận xét gì về những yếu tố này.
Một số hình ảnh thể hiện yếu tố khẳng định, chủ quyền
Hoàng thành Thăng Long
Điện Kính Thiên
Đường Hà Nội
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các
Chùa Một Cột
Hồ Gươm
Rồng thời Lý
Đầu rồng đất nung thời Lý
Bát men ngọc thời Lý
Mặt trống đồng
Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích
Nguyên lí nhân nghĩa
Yên dân
Bảo vệ đất nước bảo vệ để yên dân
Trừ bạo
Giặc Minh xâm lược
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc
Văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng
Phong tục riêng
Lịch sử riêng
Chế độ, chủ quyền riêng
Tư tưởng nhân nghĩa theo quan niệm Nho giáo là quan hệ giữa người với người, nói về đạo lí, tình thương giữa con người với nhau bó hẹp trong đạo vua tôi. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo và mở rộng, lấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc làm gốc. Nhân nghĩa mà tác giả nói đến ở đây gắn liền với yêu nước chống xâm lược để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ hạnh phúc của nhân dân thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
Cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn chính nghĩa phù hợp với lòng dân, tư tưởng của Nguyễn Trãi là tư tưởng tiến bộ hết lòng vì dân.
III. Luyện tập
Câu 1: So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo và của Nguyễn Trãi để tìm ra sự tiến bộ trong quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Câu 2: So sánh đặc điểm giữa 3 thể văn Chiếu, Hịch, Cáo.
Câu 3: Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài “Sông núi nước Nam”. Bạn có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao?
- Nó toàn diện hơn vì: nó tiếp nối ý thức độc lập, chủ quyền của dân tộc nhưng phát triển rộng hơn và cao hơn.
- Nó sâu sắc hơn vì: trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã xác định được “văn hiến” và “truyền thống lịch sử” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ thù luôn tìm cách phủ nhận (văn hiến nước Nam) thì chính là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan.
Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe
Chúc mọi người vui vẻ
Nước Đại Việt ta
(trích Bình Ngô đại cáo)
- Nguyễn Trãi -
Hãy nêu ý chính của đoạn văn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
Ý chính: Đau xót đến quặn lòng trước cảnh tình đất nước, căm thù giặc đến bầm gan tím ruột, mong rửa nhục đến mất ngủ quên ăn, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan thịt nát.
Kiểm tra bài cũ
Đọc. Tìm hiểu chung
Tác giả: Nguyễn Trãi (1380-1442)
-Hiệu là Ức Trai, là con của Nguyễn Phi Khanh.
-Quê gốc: Chí Linh, Hải Dương; sau dời đến làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Tây.
-Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò lớn bên cạnh Lê Lợi. Ông trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có.
-Ông bị giết hại rất oan khốc, thảm thương vào năm 1442 và mãi đến năm 1464, mới được vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết (rửa oan).
-Ông là người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới (năm 1980).
-Nguyễn Trãi để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú.
Hãy nêu một vài hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Trãi
Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn
Di tích Lệ Chi Viên
Một số tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi
2. Tác phẩm
a) Thể loại: Cáo
Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa, thủ lĩnh dùng để
trình bày một chủ trương hay công bố kết quả sự nghiệp để mọi người cùng biết.
- Cáo được viết bằng văn biền ngẫu.
- Có tính chất hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc.
b) Hoàn cảnh sáng tác:
- Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào đầu năm 1428.
c) Xuất xứ:
- Được trích từ phần đầu của bài cáo “Bình Ngô đại cáo”.
d) Bố cục: 3 phần
- Phần 1: 2 câu đầu: Nguyên lí nhân nghĩa.
- Phần 2: 8 câu tiếp: Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc.
- Phần 3: 6 câu cuối: Sức mạnh của nhân nghĩa, của độc lập dân tộc.
Hãy cho biết thể cáo có đặc điểm gì?
Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của văn bản Nước Đại Việt ta.
Hãy chỉ ra từng phần và nội dung của mỗi phần.
Mở rộng
Việc gọi như vậy thể hiện chủ trương đối ngoại của nước ta. Trung Hoa là nước lớn, nước Việt thì nhỏ nên dù đánh thắng nhiều lần nhưng vẫn phải giữ lễ như nước chư hầu (năm nào cũng triều cống, vua mới lên ngôi phải cử sứ thần sang báo cáo...). Lê Lợi đã đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi nhưng cũng phải dè chừng việc họ quay lại. Chính vì vậy nên Lê Lợi đã không thể "đuổi cùng giết tận" hết quân Minh.
Ngay từ lúc đánh đuổi quân Minh chưa xong, Lê Lợi đã phải sai người sang Trung Quốc xin nhà Minh phong Trần Cảo làm An Nam Quốc Vương, tức là vẫn giữ lễ chư hầu. Việc gọi thẳng là Bình Minh Đại Cáo sẽ là một hành động xúc phạm tới thể diện nước lớn, không có lợi về mặt đối ngoại. Nguyễn Trãi viết là Bình Ngô Đại Cáo vừa có ý tứ sâu cay (vì Minh Thành Tổ Chu Nguyên Chương - vị vua đầu tiên của nhà Minh - là người đất Ngô) mà vừa thể hiện sự tôn trọng nước lớn khi không chỉ đích danh họ.
Bình: dẹp yên.
Ngô: tên nước Ngô thời Tam quốc (Trung Quốc).
Đại cáo: công bố sự kiện trọng đại.
Bình Ngô đại cáo: tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh.
Bạn có biết tại sao Nguyễn Trãi không đặt là Bình Minh đại cáo mà lại đặt là Bình Ngô đại cáo?
II. Đọc. Tìm hiểu chi tiết
2. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.”
Nghệ thuật:
+ Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên,
vốn có.
+ Nghệ thuật so sánh, liệt kê các triều đại của ta
sánh ngang hàng với các triều đại lớn của Trung Quốc.
+ Câu văn biền ngẫu, dài ngắn khác nhau.
+ Giọng văn hào sảng thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
Hãy cho biết nghệ thuật được Nguyễn Trãi sử dụng trong 8 câu thơ tiếp.
- Nội dung: khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc.
- 5 yếu tố khẳng định độc lập, chủ quyền:
+ Có nền văn hiến lâu đời.
+ Có cương vực, lãnh thổ rõ ràng.
+ Có phong tục, tập quán riêng.
+ Có lịch sử riêng.
+ Có chế độ, chủ quyền riêng.
Là các yếu tố cơ bản nhất được phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về một quốc gia độc lập, có chủ quyền, ngang hàng với phong kiến phương Bắc thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả.
Hãy cho biết 5 yếu tố khẳng định chủ quyền, độc lập. Qua đó bạn có nhận xét gì về những yếu tố này.
Một số hình ảnh thể hiện yếu tố khẳng định, chủ quyền
Hoàng thành Thăng Long
Điện Kính Thiên
Đường Hà Nội
Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Khuê Văn Các
Chùa Một Cột
Hồ Gươm
Rồng thời Lý
Đầu rồng đất nung thời Lý
Bát men ngọc thời Lý
Mặt trống đồng
Sơ đồ khái quát trình tự lập luận của đoạn trích
Nguyên lí nhân nghĩa
Yên dân
Bảo vệ đất nước bảo vệ để yên dân
Trừ bạo
Giặc Minh xâm lược
Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc
Văn hiến lâu đời
Lãnh thổ riêng
Phong tục riêng
Lịch sử riêng
Chế độ, chủ quyền riêng
Tư tưởng nhân nghĩa theo quan niệm Nho giáo là quan hệ giữa người với người, nói về đạo lí, tình thương giữa con người với nhau bó hẹp trong đạo vua tôi. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo và mở rộng, lấy lợi ích của nhân dân, của dân tộc làm gốc. Nhân nghĩa mà tác giả nói đến ở đây gắn liền với yêu nước chống xâm lược để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ hạnh phúc của nhân dân thể hiện trong mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
Cuộc kháng chiến của nghĩa quân Lam Sơn chính nghĩa phù hợp với lòng dân, tư tưởng của Nguyễn Trãi là tư tưởng tiến bộ hết lòng vì dân.
III. Luyện tập
Câu 1: So sánh tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo và của Nguyễn Trãi để tìm ra sự tiến bộ trong quan điểm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?
Câu 2: So sánh đặc điểm giữa 3 thể văn Chiếu, Hịch, Cáo.
Câu 3: Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài “Sông núi nước Nam”. Bạn có đồng ý với ý kiến đó không. Vì sao?
- Nó toàn diện hơn vì: nó tiếp nối ý thức độc lập, chủ quyền của dân tộc nhưng phát triển rộng hơn và cao hơn.
- Nó sâu sắc hơn vì: trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã xác định được “văn hiến” và “truyền thống lịch sử” là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Điều mà kẻ thù luôn tìm cách phủ nhận (văn hiến nước Nam) thì chính là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan.
Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe
Chúc mọi người vui vẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nờ tê tê vê
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)