Bài 24. Nói với con

Chia sẻ bởi Tô Cát Tân | Ngày 08/05/2019 | 26

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nói với con thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

To wclom
NÓI VỚI CON
Y PHUONG
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
NÓI VỚI CON
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con
Những hình ảnh về thiên nhiên,nơi sinh sống ,văn hóa,lối sống của người dân tộc Tày.
Tác giả:
Y Phương - nhà thơ dân tộc Tày. Lời thơ chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, giàu hình ảnh.

Thể thơ: Thơ tự do, câu vần theo mạch cảm xúc.
Bố cục: 2 phần:
- Khổ 1: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống nên thơ của quê hương.
- Khổ 2: Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm mong ước con hãy kế tục xứng đáng truyền thống ấy.

Tác phẩm: trích trong tập “ Thơ Việt Nam 1945 - 1985”.
I)Giới thiệu
Tác giả.
Tác phẩm.
SGK
II)Tìm hiểu văn bản
-Tình cảm cha mẹ dành cho con
1. Cha nói với con về cội nguồn của tình yêu thương:
+ Chân phải - cha
+ Chân trái - mẹ
+ Bước - nói
+ Bước - cười
Bằng những hình ảnh cụ thể tác giả đã tạo ra một không khí gia đình đầm ấm ,quấn quýt. Từng bước đi tiếng nói ,tiếng cười của con đều được cha mẹ mừng vui đón nhận
- Tình cảm quê hương:
+ Đan lờ cài nan hoa
+ Vách nhà ken câu hát
+ Rừng cho hoa
+ Con đường cho những tấm lòng

=> Cuộc sống lao động cần cù, êm đềm, tươi vui nên thơ và rất nghĩa tình của quê hương đã nuôi dưỡng con.
2. Những đức tính của “ người đồng mình” và mơ ước của người cha.
+ Người đồng mình.......
+ Không lo cực nhọc.
=> Cuộc sống vất vả, lam lũ, cực nhọc nhưng ý chí khoáng đạt, tâm hồn lớn lao, luôn yêu quý, tự hào và gắn bó với quê hương.
+ Người đồng mình: Thô sơ - chẳng mấy ai nhỏ bé - tự đục đá kê cao quê hương.
=> Niềm tự hào về truyền thống quê hương.
Con ơi......
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
=> Lời dạy ân cần, tha thiết, mong muốn con tự hào về quê hương, tự tin khi vào đời, tin tưởng vào thế hệ tương lai.
3)Nghệ thuật
Giọng điệu của bài thơ tha thiết, trùi mến như là lời khuyên bảo, dặn dò, biểu hiện qua các từ càm thán “con ơi” “nghe con”.
III. Tổng kết: Ghi nhớ
Qua bài nói với con, bằng những từ ngữ,hình ảnh giàu sức gợi cảm , Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng,ca ngợi truyền thống cần cù sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đệp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống
hi nhớ
Qua bài thơ “nói với con” nhà thơ muốn gởi gắm điều gì?
Tình yêu quê hương sâu nặng
Triết lí về cọi nguồn sinh dưỡng của mỗi người
Niềm tự hào về sức sống bền bĩ, mạnh mẽ của quê hương
Gồm cả ba ý trên
13
Cám ơn cô và các bạn đã theo dõi
Chào tam biệt và hen gặp lại.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tô Cát Tân
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)