Bài 24. Nói với con

Chia sẻ bởi Phạm Thu Trang | Ngày 08/05/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nói với con thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

TRÂN TRỌNG CHÀO ĐÓN QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM THAM DỰ TIẾT 122
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9
VĂN BẢN
Nói với con
RUỘNG BẬC THANG
THÁC BẢN GIỐC
TÂY BẮC VÀO XUÂN
NHÀ SÀN
DỆT THỔ CẨM
CHỢ PHIÊN TÂY BẮC
TUẦN 27 TIẾT 122


Y Phương -
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả:
NÓI VỚI CON
Y PHƯƠNG (tên thật: Hứa Vĩnh Sước - SN 1948)
Người dân tộc Tày, quê Trùng Khánh, Cao Bằng
TUẦN 27 TIẾT 122


Y Phương -
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả:
Y Phương (1948), tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày (Trùng Khánh – Cao Bằng).
2. Tác phẩm:
NÓI VỚI CON
Đọc bài viết sau và nhận xét về hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Nói với con”.
Y PHƯƠNG TÂM SỰ VỀ HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ “NÓI VỚI CON"
Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ “Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.

Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa.
(TT&VH Online)
TUẦN 27 TIẾT 122


Y Phương -
I. GIỚI THIỆU:
1. Tác giả:
Y Phương (1948), tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày (Trùng Khánh – Cao Bằng).
2. Tác phẩm:
Bài thơ trích trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985
II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc:
Khúc chiết, mạnh mẽ xen thiết tha, trìu mến.
NÓI VỚI CON
NÓI VỚI CON
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Y Phương,
trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987)
TUẦN 27 TIẾT 122


Y Phương -
I. GIỚI THIỆU:
II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc:
2. Bố cục:
2 phần
a. Từ đầu … đẹp nhất trên đời: nói với con về tình cảm cội nguồn.
b. Phần còn lại: Nói với con về lẽ sống.
3. Phân tích:
a. Nói với con về tình cảm cội nguồn:
NÓI VỚI CON
NÓI VỚI CON
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Y Phương,
trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987)
3. Phân tích:
a. Nói với con về tình cảm cội nguồn:
_Tình gia đình:
Chân phải bước tới cha
[......]
Hai bước tới tiếng cười.
Điệp ngữ, chi tiết tạo hình: Không khí gia đình ấm áp, yêu thương.
_Tình quê hương:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
[......]
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Từ ngữ vừa có nghĩa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng: Cuộc sống cần cù, vui tươi, gắn bó; rừng núi thơ mộng, hữu tình, nuôi dưỡng tâm hồn, lối sống.
 Lời thơ mộc mạc, giàu hình ảnh và cảm xúc, nhà thơ nhắc con phải ghi nhớ tình cảm gia đình, tình cảm quê hương.

H: Bốn câu thơ đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó giúp em hình dung được điều gì?
H: Vì sao lời đầu tiên của người cha nói với con lại là điều đó?
H: Các từ người đồng mình, cài, ken, nan hoa, câu hát, rừng-hoa, con đường-tấm lòng ngoài nghĩa miêu tả còn nói lên tình ý gì?
3. Phân tích:
a. Nói với con về tình cảm cội nguồn:
b. Nói với con về lẽ sống:

NÓI VỚI CON
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Y Phương,
trong Thơ Việt Nam 1945 - 1985,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987)
3. Phân tích:
a. Nói với con về tình cảm cội nguồn:
b. Nói với con về lẽ sống:
Người đồng mình thương lắm […]
[…] Không lo cực nhọc.
Từ ngữ cụ thể, cách nói mạnh mẽ: Dù cuộc sống nhiều khó khăn nhưng phải biết chấp nhận, vượt qua bằng ý chí, niềm tin và lòng thủy chung, son sắc.
Người đồng mình tuy thô sơ […]
[…] Nghe con.
Giọng điệu thiết tha: Khuyên con phải giàu ý chí và niềm tin khi bước vào cuộc sống.
 Hình ảnh cụ thể, giọng điệu thiết tha, đoạn thơ ca ngợi những đức tính của người đồng mình và mong ước con tự hào, kế tục và phát huy xứng đáng.
H: Em hãy tìm những câu thơ nói lên đặc điểm Người đồng mình? Em có nhận xét gì về cách diễn đạt trong lời thơ này? Qua đó cho biết người cha muốn nói với con điều gì?
H: Em cảm nhận thế nào về các hình ảnh trong khổ thơ và cách nói: ơi, nghe con? Từ đó cha muốn nói với con điều gì nữa?
TUẦN 27 TIẾT 122


Y Phương -
I. GIỚI THIỆU:
II. ĐỌC - TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc:
2. Bố cục:
3. Phân tích:
III. TỔNG KẾT:
_ Nghệ thuật: Từ ngữ mộc mạc mà giàu chất thơ, cụ thể mà khái quát; giọng điệu trìu mến, thiết tha
_. Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
NÓI VỚI CON
Thảo luận nhóm
Yêu cầu nội dung: Tìm tác phẩm khác có nội dung thể hiện tình cảm gia đình, quê hương tương tự bài Nói với con. Chỉ ra điểm giống và khác nhau về những tình cảm đó ở hai tác phẩm.
Yêu cầu làm việc: Nhóm theo tổ; thảo luận trong 3 phút; thư kí ghi chép nội dung  trình bày miệng.
IV. LUYỆN TẬP:
Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.
HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Ở NHÀ

1. Học thuộc lòng bài thơ; học bài; hoàn chỉnh yêu cầu luyện tập.

2. Chuẩn bị bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:
- Đọc kĩ văn bản Khát vọng hòa nhập, dâng hiến cho đời.
- Thực hiện các câu hỏi tìm hiểu.
- Đọc và suy nghĩ nội dung ghi nhớ.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
QUÍ THẦY CÔ VÀ CÁC EM
ĐÃ CÙNG THAM GIA TIẾT HỌC NÀY
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thu Trang
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)