Bài 24. Nói với con

Chia sẻ bởi Nguyễn Danh Điệp | Ngày 07/05/2019 | 16

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nói với con thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Trường PTDT-BTTHCS MU?NG LEO
Giáo án điện Tử
Ngữ Văn 9

Nói Với con
Y Phương
Tiết 117: Văn bản Nói với con
Y Phương
I- Đọc- hiểu văn bản
1- Đọc: giọng ấm áp, yêu thương, tự hào.
2- Chú thích: SGK- 73
3- Tác giả, tác phẩm.
a- Tác giả
- Y Phương sinh năm 1948, tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
Quê: Trùng Khánh-Cao Bằng, dân tộc Tày.
Năm 1993: Chủ tịch Hội văn nghệ Cao Bằng.
- Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy đầy hình ảnh của con người miền núi.
b- Tác phẩm
- Bài thơ trích trong cuốn "Thơ Việt Nam (1945- 1985)", NXB Giáo dục, 1997.
- Thể thơ:
Tự do
4- Bố cục:
2 phần
Phần 1: Từ đầu đến "Ngày đầu tiên đẹp
nhất trên đời"
? Con lớn lên trong tình yêu thương của
cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.
- Phần 2: Còn lại
 Nh÷ng ®øc tÝnh cao ®Ñp cña “ng­êi ®ång m×nh” vµ mong muèn cña ng­êi cha víi con.
5- Phân tích.
a) Con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương.
- Người con được nuôi dưỡng và lớn lên trong vòng tay yêu thương của cha mẹ ? tình cảm gia đình.
- Tình làng xóm: người cha muốn nhắc nhở con về nghĩa tình sâu nặng của con người và thiên nhiên thơ mộng quê hương.
* Nghệ thuật:
Cách nói vô lý nhưng lại độc đáo, đặc sắc trong cách diễn đạt của người miền núi.
b- Những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và mong muốn của người cha đối với con.
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Bền gan, vững chí
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
? Yêu tha thiết quê hương
Sống như sông như suối
Người đồng mình thô sơ da thịt
? Mộc mạc, hồn nhiên, khoáng đạt
Người đồng mình tự đập đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
? Mạnh mẽ giàu chí khí- niềm tin
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Vất vả nhưng không sợ khổ
- Đức tính của "người đồng mình": sống vất vả, nghèo đói cực nhọc, lam lũ nhưng mạnh mẽ, có chí khí lớn, luôn yêu quý, tự hào và gắn bó với quê hương.
- Biết lao động sáng tạo để tồn tại, giữ vững truyền thống bản sắc dân tộc, sống can trường dũng cảm.
* Nghệ thuật:
- Đối, điệp từ "sống", thành ngữ, giọng điệu tha thiết tạo sức gợi cảm đặc biệt trong cách diễn đạt của người dân miền núi.
? Thể hiện niềm tự hào của người cha khi nói với con về quê hương mình.
Người cha mong muốn người con biết tự hào với truyền thống quê hương, tự tin vượt qua gian nan thử thách bằng ý chí, niềm tin để vững bước trên đường đời.
II- Tổng kết.
1- Nghệ thuật.
- Giọng thiết tha, trìu mến, ân cần, cảm thán ở các lời tâm tình, dặn dò.
- Hình ảnh thơ cụ thể, mộc mạc, giàu chất thơ và có tính khái quát.
- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
2- Nội dung:
* Ghi nhớ: SGK- 74
Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.
Những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" và mong ước của người cha qua lời tâm tình với con.
* Bài tập trắc nghiệm
1. Tác giả Y Phương người dân tộc nào?
A. Tày B. Thái C. Mường D.Nùng
2. Bài thơ "Nói với con" sáng tác bằng thể thơ nào?
A. Năm chữ B. Tám chữ
C. Lục bát D. Tự do
3. Người cha dạy con mình điều gì qua hai câu thơ sau:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Phải có chí khí B. Phải biết tự hào
C. Phải có niềm tin D. Phải vững vàng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Danh Điệp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)