Bài 24. Nói với con
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Nhàn |
Ngày 07/05/2019 |
15
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nói với con thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Chào mừng thầy và các bạn học sinh đến tham dự
Ngu?i th?c hi?n: Nguy?n Th? Nhn & Mai Van Tu?n
Tru?ng THCS Hu?nh Thc Khng
Y Phương
Tác ph©m
Nói với con
I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ : Y PHƯƠNG (1948)
Giới thiệu
Tác giả: Y Phương (24 tháng 12 năm 1948 –) là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
Theo nhiều tài liệu, ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948, quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, mang tên Hứa Vĩnh Sước. Vì vậy, ông còn có tên là Người trai làng Hiếu Lễ. Ông đã rất may mắn khi được chào đời ở đúng cái nôi của xứ Tày.
Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Cao Bằng.
Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Tác phẩm:Người núi Hoa (1982)
Tiếng hát tháng giêng (1986)
Lửa hồng một góc (1987)
Lời chúc (1991)
Đàn then (1996).
Thơ Y Phương (2002)
Y PHƯƠNG
3. XUẤT XỨ BÀI THƠ:
. Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình!
* Đó là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn!
Sốngtrên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ“Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.
Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
…
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày.
Tôi rất bất ngờ khi biết “Nói với con” được đưa vào SGK. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận. Với những tác phẩm trong SGK, việc cải cách liên tục như hiện nay thì một tác phẩm nay “để”, mai “bóc” chuyện bình thường. Vì thế phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là được mọi người biết đến, nhớ đến tác phẩm của mình.
* Nhiều giáo viên và học sinh đã đến nhà nhờ giảng về bài thơ
Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn . Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. Thế nhưng, nhiều giáo viên dường như chưa hiểu hàm ý của hai câu thơ. Nên khi giảng bài, họ chỉ dựa vào hướng dẫn trong SGK là chính. Thực ra, theo tác giả, ý nghĩa của bài thơ khác hơn nhiều. Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày.
Nhà thơ Y PhươngCó lần, một cậu bé ở tận trong Huế lặn lội ra Hà Nội, tìm đến nhà và hỏi chuyện tôi về bài thơ. Hình như cậu bé chuẩn bị thi vào trường quốc học Huế. Đúng vậy. Cậu học trò ấy đã chọn bài thơ “Nói với con” để làm bài thi môn văn. Và cậu ấy đã đỗ thủ khoa. Một số giáo viên ở trường chuyên ở các tỉnh, cũng đích thân tới tận nhà gặp và hỏi trực tiếp tôi về bài thơ “Nói với con”.
Bài thơ mà mọi người hay băn khoăn thắc mắc nhất là hai câu: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” nghĩa là sao? Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người. Một điều nữa “vách nhà ken câu hát” làyếu tố văn hóa phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa ăn nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự hơn kém.
Câu chuyện với nhà thơ người Tày Y Phương tưởng như không thể dứt ra được. Từ chuyện ông ước mơ đi học các phép thuật để làm thầy tào; chuyện ông đi “buôn lậu” đến những quan niệm của ông về làm thơ. Mời các bạn đón đọc kỳ sau.
"Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô..."
PHÂN TÍCH BÀI THƠ
*Hoàn cảnh sáng tác: tác giả viết bài thơ sau năm 1975 trong những ngày đất nước gặp nhiều khó khăn. Tác giả làm bài thơ này để nói với con cũng là nói với chính mình, nói với mọi người, hãy sống xứng đáng với quê hương.
Bố cục
Đoạn 1 (khổ 1): Cội nguồn sinh dưỡng của con
Đoạn 2 (khổ 2): Lòng tự hào về quê hương và mong ước của người cha (hay “vẻ đẹp của người đồng mình và lời dặn con của người cha)
Thể thơ: Thơ tự do
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Bố cục của bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra là tình cảm quê hương tới những tình cảm gần gũi mà nâng lên làm lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi loại thơ gia đình để mang một ý nghĩa: Nói với con cũng là nói với chính mình về một cách sống.
II.Tìm hiểu văn bản
Cội nguồn sinh dưỡng của con.
Gia đình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Và
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Bốn câu thơ đầu có cách nói rất lạ, nhịp thơ 2/3 với cấu trúc đối xứng.
Điệp từ “bước”, “chân” , “tiếng” tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt. “Chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước”, “tiếng nói”, “tiếng cười” .
→ Đứa trẻ bắt đầu tập đi, tập nói, cha mẹ vây quanh vui mừng hân hoan theo mỗi bước chân con tuy nhiên đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát hơn: con sinh ra trong một gia đình hạnh phúc (Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.) → đó là ngày kỉ niệm thiêng liêng, hạnh phúc tràn đầy không bao giờ mờ phai, cha mẹ mong con hiểu rằng con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón vỗ về của cha mẹ, từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười con con đều được chăm chút, nâng niu, đón nhận. Con sinh ra trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đây là hành trang quý báu đối với cuộc đời con, tâm hồn con, là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con.
Quê hương
Người cồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Con lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc, bao dung của cha mẹ, vẫn chưa đủ, con cần có một bầu sữa thứ hai là quê hương.
Quê hương hiện lên qua ba yếu tố : “người đồng mình”, “rừng” và “con đường”.
Người đồng mình thật đáng yêu với cuộc sống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, khéo tay, yêu cái đẹp, người đồng mình sống lạc quan, yêu ca hát.
Những động từ “đan”, “cài”, “ken” rất gợi cảm, nó không chỉ gợi được công việc cụ thể con người ở quê hương mà còn gợi được sự gắn bó hòa quyện quấn quýt của những con người đồng mình
Tuy rừng và con đường là những vật vô tri nhưng đã mang đến cho con người những vẻ đẹp cần thiết “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng”. Chỉ một từ “hoa” nhưng đã nói được cả cánh rừng với sức gợi lớn, đây là vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp ấy đã vun đúc nên tâm hồn cao đẹp cho người đồng mình.
Điệp từ “cho” + nhân hóa + ẩn dụ ( Con đường cho những tấm lòng): đó chính là tình làng nghĩa xóm cao đẹp, những tấm lòng yêu thương chở che.
→ Thiên nhiên và con đường cũng góp phần không nhỏ bồi đắp tâm hồn, lối sống cho người đồng mình.
→ Như vậy trong chặng đường đời đầu tiên, gia đình và quê hương đã nuôi bé lớn lên, giúp cho bé trưởng thành, chuẩn bị vững chắc trên bước đường đời.
Lòng tự hào quê hương và mong ước của cha :
Lòng tự hào quê hương
Câu đầu khổ 2:
Người đồng mình thương lắm con ơi
+ Lặp lại gần giống câu trước → thể hiện tình cảm của người cha yêu thương tha thiết người đồng mình
+ Người dồng mình là người đồng bào quê hương mình, là ba con dân tộc Tày, Nùng, nơi non nước Cao Bằng
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
+ Ta gặp cách nói lạ mà hay: người đồng mình lấy cái cao xa của đất trời để đo ý chí thể hiện tâm càng sáng, chí càng cao, càng bền thì tầm nhìn càng xa, càng rộng.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
+ Cuộc sống của người đồng mình nghèo khổ, tác giả dùng điệp từ “không chê”, “không lo”, “sống trên”, “sống trong”, “sống như”, cho con hiểu được quê hương còn nhiều vất vả, cực nhọc, đói nghèo. Cái khổ cái nghèo luôn bao vây người đồng mình, đó là những thử thách rất khó vượt qua.
+ Quê hương sau những năm dài chiến tranh, cuộc sống chưa đẹp, chưa giàu, chưa no ấm, đường đến các bản còn gập ghềnh, khó đi, còn nhà sàn, còn đói cơm, thiếu nước.
+ Điệp từ “không chê” nhấn mạnh lời dạy của cha phải biết chấp nhận hoàn cảnh, phải có tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, phải có nghị lực vượt lên hoàn cảnh, “như sông như suối” dù có “lên thác xuống ghềnh”, gian lao vất vả đến mấy cũng phải bền lòng vững trí.
→ Phải biết sống mạnh mẽ, kiên cường, giàu chí khí, giàu bản lĩnh.
Hai câu thơ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
+ Là hai câu thơ khái quát nét đẹp của người đồng mình về hình thức và tâm hồn.
Hình thức: các hình ảnh “thô sơ da thịt” : thể hiện sự giản dị, mộc mạc, chân chất như thiên nhiên, núi rừng.
+ Tâm hồn: “chẳng mấy ai nhỏ bé” → tâm hồn người đồng mình không thấp kém, hông hèn mọn, không tầm thường
→ Tuy họ sống giản dị, mộc mạc, thô sơ, cuộc sống gian khổ vất vả nhưng họ có tâm hồn cao đẹp, giàu ý chí niềm tin, họ luôn phấn đấu vươn lên, mong ước xây dựng, đổi mới quê hương.
Hai câu thơ:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
:
+ Nghệ thuật: ẩn dụ: “đục đá kê cao quê hương” → Nghĩa thực là hoạt động ta thường thấy của đồng bào miền núi, họ thường dùng đá kê cột nhà khỏi mối mọt và nhà chắc chắn.
Quê hương là khái niệm trừu tượng, chỉ chốn sinh thành của một người, một gia đình, một cộng đồng. Tác giả nói “tự đục đá kê cao quê hương” là cách nói ẩn dụ, là cách nói tự tôn, bảo vệ nguồn cội vì chính quê hương là người đồng mình, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, hàng ngày đã làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp, đó là bản sắc văn hóa của quê hương.
→ Tác giả lặp lại điệp khúc “người đồng mình” để hiện niềm tin yêu, tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình, về vẻ đẹp của quê hương mình.
Mong ước của người cha
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giời nhỏ bé được
Nghe con
Thực ra ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã dặn con, đã mong con hiểu được cội nguồn sinh dưỡng, hiểu được vẻ đẹp của người đồng mình, hiểu được nỗi cay đắng mà người đồng mình phải trải qua nhưng đến đây, cuối bài thơ, lời dặn con niềm mong ước của cha mẹ mới được thốt lên thành lời “con ơi”.
Cha nhắc lại “tuy thô sơ da thịt” tuy giản dị mộc mạc chân chất, tuy đói nghèo khổ sở, tuy chưa bằng anh bằng em về mọi mặt nhưng khi con lên đường đi học, đi làm, đi đến nơi xa, con hãy nhớ không bao giờ được quên một điều , đó là “không bao giờ nhỏ bé được”.
→ Con không được sống tấm thường, thấp kém, không được hạ thấp mình, không được đánh mất mình , không được quên quê hương, nguồn cội, nơi con sinh ra và lớn lên.
Con phải tự hào về nguồn gốc của mình, cha mong con hãy tiếp nối, phát huy truyền thống của quê hương để tiếp tục sống có nghĩa có tình, phải thủy chung, phải biết yêu quý tự hào giá trị quê hương.
Cha muốn con sống cao thượng vì đó là sức mạnh để con trưởng thành, quê hương là tấm gương lớn để con soi vào khi lạc bước, con sẽ thấy mình đẹp hơn trong tấm gương cội nguồn thiêng liêng ấy.
→ Như vậy cha dặn con tự tin vững bước vào cuộc đời, tự hào những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Nhận xét: bài học làm người cha dạy con thật thấm thía và lay động lòng người, đây là tình cảm yêu thương con trìu mến và cũng thật tin tưởng ở con.
Tình cảm của cha và con: yêu thương con tha thiết, mong con nên người, tin tưởng con sẽ nối tiếp truyền thống quê hương, điều lớn lao nhất cha muốn dành cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương, niềm tin khi bước vào đời. Đây là điều quan trong nhất giúp con nên người và cũng là những bài học bổ ích thiết thực đối với chúng ta.
→ “Nói với con” như chính tác giả nói với mình và với bạn đọc chúng ta.
Tổng kết
Nghệ thuật:
+ Giọng thơ thiết tha, trìu mến, trang nghiêm, tâm huyết, nhịp thơ lúc nhanh lúc chậm. Thơ tự do không gò bó, độ dài ngắn của các câu không đều, thích hợp với phong cách nói hàng ngày, phù hợp với lối tư duy bình dị không cần đến sự gọt dũa.
+ Xây dựng hình ảnh cụ thể mang tính khái quát mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
+ Bố cục hợp lí, dẫn dắt tự nhiên, từ ngũ hình ảnh giàu sức gợi cảm, ý thơ càng được mở rộng nâng cao
Nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Cảm nhận về tác phẩm nói với con
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh - Cao Bằng ,thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của dân tộc Tày , Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi ."Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo ,âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo .Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức .Với Y Phương ,thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới ,một phong cách mới "( Từ điển tác giả ,tác phẩm văn học Việt Nam ).
Một mái nhà có mẹ có cha và con hạnh phúc vì được sống hạnh phúc trong tình yêu thương .Cha mẹ đã dìu dắt ,nâng đỡ con từ những bướcđi đầu tiên ,đã tìm thấy niềm vui từ con .Hơn thế nữa ,con còn được sinh ra ,lớn lên trong tình yêu thương ,vẻ đẹp của "đồng mình ". "Người đồng mình" yêu lắm con ơi !" Lao động tuy vất vả nhưng cuộc sống của "người đồng mình"tươi vui, mà rất ngọt ngào . Dáng vẻ tuy thô sơ , công việc tuy nặng nhọc (đan lờ , ken vách ) nhưng tâm hồn "người đồng mình "lãng mạn biết bao nhiêu :Họ làm một cách nghệ thuật những công việc của mình (cài nan hoa ,câu hát ) .Con thật hạnh phúc vì con được sống giữa những con người như vậy -- những con người khéo tay ,yêu thiên nhiên ,yêu lao động, lạc quan và nhân hậu .Thiên nhiên đồng mình cũng rất đẹp : Rừng núi quê hương thơ mộng đã dành cho con những gì tinh tuý nhất (hoa ) ,đã nuôi dưỡng con về cả tâm hồn ,lối sống ,"tấm lòng ". Và từng ngày ,con đã lớn lên ...có cha mẹ nâng đón và mong chờ ,có thiên nhiên thơ mộng, có cuộc sống lao động gắn bó .Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy đó . Nói với con những điều đó ,cha mong cho con hiểu những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con ,để con yêu cuộc sống hơn …
…
Đi từ đề tài quen thuộc :tình cảm cha con ,phụ tử thiêng liêng ,nhưng với Y Phương ,trong làng thơ Việt Nam đã có thêm một lối đi ,1 giai điệu mới . Khác với "Chiếc lược ngà ",tình cha con được đặt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh ,tình cha con trong bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của người cha .Người cha đã bộc lộ lòng yêu thương con qua ước mong con sống xứng đáng ,phát huy truyền thống của,gia đình , quê hương.
Mượn lời người cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ ,sự đùm bọc của quê hương với con ,nhà thơ đã gợi về nguồn sinh dưỡng trong mỗi người chúng ta .Mở đầu bài thơ là khung cảnh gia đình ấm cúng ,đầy ắp tiếng nói cười .Mười một câu thơ như tràn đầy những đầm ấm ,yên vui của tình cảm gia đình ,tình cảm quê hương
C?M ON TH?Y V CC B?N D L?NG NGHE BI GI?NG
CHÚC THẦY VÀ CÁC BẠN SỨC KHỎE
THANK YOU
THANH YOU
Ngu?i th?c hi?n: Nguy?n Th? Nhn & Mai Van Tu?n
Tru?ng THCS Hu?nh Thc Khng
Y Phương
Tác ph©m
Nói với con
I. TÌM HIỂU TÁC GIẢ : Y PHƯƠNG (1948)
Giới thiệu
Tác giả: Y Phương (24 tháng 12 năm 1948 –) là một nhà văn Việt Nam, người dân tộc Tày, có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước.
Theo nhiều tài liệu, ông sinh ngày 24 tháng 12 năm 1948, quê quán ở làng Hiếu Lễ, xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, mang tên Hứa Vĩnh Sước. Vì vậy, ông còn có tên là Người trai làng Hiếu Lễ. Ông đã rất may mắn khi được chào đời ở đúng cái nôi của xứ Tày.
Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Cao Bằng.
Từ năm 1993, ông là chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
Tác phẩm:Người núi Hoa (1982)
Tiếng hát tháng giêng (1986)
Lửa hồng một góc (1987)
Lời chúc (1991)
Đàn then (1996).
Thơ Y Phương (2002)
Y PHƯƠNG
3. XUẤT XỨ BÀI THƠ:
. Nhà thơ Y Phương: “Nói với con” cũng chính là nói với lòng mình!
* Đó là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn!
Sốngtrên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”Vợ chồng chúng tôi sinh cô con gái đầu lòng vào giữa năm 1979. Bài thơ“Nói với con” tôi viết năm 1980. Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn. Thời kỳ cả nước mới thoát ra khỏi cuộc chiến tranh chống Mỹ lâu dài và gian khổ. Giống như một người mới ốm dậy, xã hội khi ấy bắt đầu xuất hiện người tốt, kẻ xấu để tranh giành sự sống. Thực ra, theo tôi không có con người xấu, mà chỉ có những tính xấu như trộm cắp, tham nhũng, lừa đảo, sự dối trá…Ta phải biến những cái xấu ấy thành “phân”, để “bón” cho cây cối và làm giàu cho đất cát.
Bài thơ với nhan đề là “Nói với con”, đó là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con còn là tâm sự với chính mình. Nguyên do thì nhiều, nhưng lý do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường như không biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bám vào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực vĩnh cửu của văn hóa. Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo, đói khổ bằng văn hóa.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
…
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
câu này được xem như là viết riêng cho đứa con đầu lòng. Ở phạm vi hẹp, bài thơ chủ yếu đề cập đến văn hóa dân tộc, nhằm tôn vinh nét đẹp của văn hóa truyền thống dân tộc Tày.
Tôi rất bất ngờ khi biết “Nói với con” được đưa vào SGK. Tuy nhiên tôi không biết đích xác đưa vào năm nào. Quan trọng là tác phẩm của tôi đã được đông đảo các em học sinh đón nhận. Với những tác phẩm trong SGK, việc cải cách liên tục như hiện nay thì một tác phẩm nay “để”, mai “bóc” chuyện bình thường. Vì thế phần thưởng lớn nhất dành cho tôi là được mọi người biết đến, nhớ đến tác phẩm của mình.
* Nhiều giáo viên và học sinh đã đến nhà nhờ giảng về bài thơ
Bài thơ “Nói với con”, dù thấy chẳng có gì đặc biệt hay, nhưng cũng khiến nhiều người băn khoăn . Chẳng hạn trong bài thơ có hai câu:
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”
Đấy là hai câu chốt của bài thơ “Nói với con”. Thế nhưng, nhiều giáo viên dường như chưa hiểu hàm ý của hai câu thơ. Nên khi giảng bài, họ chỉ dựa vào hướng dẫn trong SGK là chính. Thực ra, theo tác giả, ý nghĩa của bài thơ khác hơn nhiều. Nó cao và sâu hơn câu chuyện về tình phụ tử. Chúng ta đừng viện cớ thiếu thốn khó khăn mà đánh mất đạo đức, văn hóa. Tôi thấy, dường như giờ đây, nhiều con em các dân tộc không mấy mặn mà với văn hóa truyền thống. Và họ đang tự nguyện nhập ngoại, lai căng một cách dễ dãi. Tôi ủng hộ hòa nhập nhưng không thể hòa tan. Văn hóa dân tộc là tài sản lớn. Giữ cho mình và giữ cho con cháu mình. Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô. Không phải do tôi sợ đánh mất bản bản sắc riêng mà là niềm tự hào chính đáng về văn hóa dân tộc của mình. Tôi tự hào vì tôi là người Tày.
Nhà thơ Y PhươngCó lần, một cậu bé ở tận trong Huế lặn lội ra Hà Nội, tìm đến nhà và hỏi chuyện tôi về bài thơ. Hình như cậu bé chuẩn bị thi vào trường quốc học Huế. Đúng vậy. Cậu học trò ấy đã chọn bài thơ “Nói với con” để làm bài thi môn văn. Và cậu ấy đã đỗ thủ khoa. Một số giáo viên ở trường chuyên ở các tỉnh, cũng đích thân tới tận nhà gặp và hỏi trực tiếp tôi về bài thơ “Nói với con”.
Bài thơ mà mọi người hay băn khoăn thắc mắc nhất là hai câu: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ” nghĩa là sao? Tôi bật cười, cái đó thì quá đơn giản. Có gì đâu, đứa con sinh ra thì phải có cha có mẹ. Đó là khởi điểm của một con người. Một điều nữa “vách nhà ken câu hát” làyếu tố văn hóa phi vật thể. Người con trai ngồi ngoài vách. Người con gái ở bên trong vách. Họ hát cho nhau nghe. Hát tràn đêm đến sáng bạch. Bởi thế, bức vách ở đây không chỉ là một bức vách cụ thể bằng đất bằng đá nữa. Nó đã trở thành một chủ thể văn hóa. Văn hóa ăn nhau ở sự khác biệt chứ không nói sự hơn kém.
Câu chuyện với nhà thơ người Tày Y Phương tưởng như không thể dứt ra được. Từ chuyện ông ước mơ đi học các phép thuật để làm thầy tào; chuyện ông đi “buôn lậu” đến những quan niệm của ông về làm thơ. Mời các bạn đón đọc kỳ sau.
"Tôi là người dân tộc Tày. Chúng tôi sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô..."
PHÂN TÍCH BÀI THƠ
*Hoàn cảnh sáng tác: tác giả viết bài thơ sau năm 1975 trong những ngày đất nước gặp nhiều khó khăn. Tác giả làm bài thơ này để nói với con cũng là nói với chính mình, nói với mọi người, hãy sống xứng đáng với quê hương.
Bố cục
Đoạn 1 (khổ 1): Cội nguồn sinh dưỡng của con
Đoạn 2 (khổ 2): Lòng tự hào về quê hương và mong ước của người cha (hay “vẻ đẹp của người đồng mình và lời dặn con của người cha)
Thể thơ: Thơ tự do
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Bố cục của bài thơ đi từ tình cảm gia đình và mở rộng ra là tình cảm quê hương tới những tình cảm gần gũi mà nâng lên làm lẽ sống. Bài thơ đã vượt ra khỏi loại thơ gia đình để mang một ý nghĩa: Nói với con cũng là nói với chính mình về một cách sống.
II.Tìm hiểu văn bản
Cội nguồn sinh dưỡng của con.
Gia đình:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Và
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Bốn câu thơ đầu có cách nói rất lạ, nhịp thơ 2/3 với cấu trúc đối xứng.
Điệp từ “bước”, “chân” , “tiếng” tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt. “Chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước”, “tiếng nói”, “tiếng cười” .
→ Đứa trẻ bắt đầu tập đi, tập nói, cha mẹ vây quanh vui mừng hân hoan theo mỗi bước chân con tuy nhiên đằng sau lời nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát hơn: con sinh ra trong một gia đình hạnh phúc (Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.) → đó là ngày kỉ niệm thiêng liêng, hạnh phúc tràn đầy không bao giờ mờ phai, cha mẹ mong con hiểu rằng con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón vỗ về của cha mẹ, từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười con con đều được chăm chút, nâng niu, đón nhận. Con sinh ra trong một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đây là hành trang quý báu đối với cuộc đời con, tâm hồn con, là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của con.
Quê hương
Người cồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Con lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc, bao dung của cha mẹ, vẫn chưa đủ, con cần có một bầu sữa thứ hai là quê hương.
Quê hương hiện lên qua ba yếu tố : “người đồng mình”, “rừng” và “con đường”.
Người đồng mình thật đáng yêu với cuộc sống lao động cần cù, chịu thương chịu khó, khéo tay, yêu cái đẹp, người đồng mình sống lạc quan, yêu ca hát.
Những động từ “đan”, “cài”, “ken” rất gợi cảm, nó không chỉ gợi được công việc cụ thể con người ở quê hương mà còn gợi được sự gắn bó hòa quyện quấn quýt của những con người đồng mình
Tuy rừng và con đường là những vật vô tri nhưng đã mang đến cho con người những vẻ đẹp cần thiết “Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng”. Chỉ một từ “hoa” nhưng đã nói được cả cánh rừng với sức gợi lớn, đây là vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp ấy đã vun đúc nên tâm hồn cao đẹp cho người đồng mình.
Điệp từ “cho” + nhân hóa + ẩn dụ ( Con đường cho những tấm lòng): đó chính là tình làng nghĩa xóm cao đẹp, những tấm lòng yêu thương chở che.
→ Thiên nhiên và con đường cũng góp phần không nhỏ bồi đắp tâm hồn, lối sống cho người đồng mình.
→ Như vậy trong chặng đường đời đầu tiên, gia đình và quê hương đã nuôi bé lớn lên, giúp cho bé trưởng thành, chuẩn bị vững chắc trên bước đường đời.
Lòng tự hào quê hương và mong ước của cha :
Lòng tự hào quê hương
Câu đầu khổ 2:
Người đồng mình thương lắm con ơi
+ Lặp lại gần giống câu trước → thể hiện tình cảm của người cha yêu thương tha thiết người đồng mình
+ Người dồng mình là người đồng bào quê hương mình, là ba con dân tộc Tày, Nùng, nơi non nước Cao Bằng
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
+ Ta gặp cách nói lạ mà hay: người đồng mình lấy cái cao xa của đất trời để đo ý chí thể hiện tâm càng sáng, chí càng cao, càng bền thì tầm nhìn càng xa, càng rộng.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc.
+ Cuộc sống của người đồng mình nghèo khổ, tác giả dùng điệp từ “không chê”, “không lo”, “sống trên”, “sống trong”, “sống như”, cho con hiểu được quê hương còn nhiều vất vả, cực nhọc, đói nghèo. Cái khổ cái nghèo luôn bao vây người đồng mình, đó là những thử thách rất khó vượt qua.
+ Quê hương sau những năm dài chiến tranh, cuộc sống chưa đẹp, chưa giàu, chưa no ấm, đường đến các bản còn gập ghềnh, khó đi, còn nhà sàn, còn đói cơm, thiếu nước.
+ Điệp từ “không chê” nhấn mạnh lời dạy của cha phải biết chấp nhận hoàn cảnh, phải có tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, phải có nghị lực vượt lên hoàn cảnh, “như sông như suối” dù có “lên thác xuống ghềnh”, gian lao vất vả đến mấy cũng phải bền lòng vững trí.
→ Phải biết sống mạnh mẽ, kiên cường, giàu chí khí, giàu bản lĩnh.
Hai câu thơ:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
+ Là hai câu thơ khái quát nét đẹp của người đồng mình về hình thức và tâm hồn.
Hình thức: các hình ảnh “thô sơ da thịt” : thể hiện sự giản dị, mộc mạc, chân chất như thiên nhiên, núi rừng.
+ Tâm hồn: “chẳng mấy ai nhỏ bé” → tâm hồn người đồng mình không thấp kém, hông hèn mọn, không tầm thường
→ Tuy họ sống giản dị, mộc mạc, thô sơ, cuộc sống gian khổ vất vả nhưng họ có tâm hồn cao đẹp, giàu ý chí niềm tin, họ luôn phấn đấu vươn lên, mong ước xây dựng, đổi mới quê hương.
Hai câu thơ:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
:
+ Nghệ thuật: ẩn dụ: “đục đá kê cao quê hương” → Nghĩa thực là hoạt động ta thường thấy của đồng bào miền núi, họ thường dùng đá kê cột nhà khỏi mối mọt và nhà chắc chắn.
Quê hương là khái niệm trừu tượng, chỉ chốn sinh thành của một người, một gia đình, một cộng đồng. Tác giả nói “tự đục đá kê cao quê hương” là cách nói ẩn dụ, là cách nói tự tôn, bảo vệ nguồn cội vì chính quê hương là người đồng mình, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, hàng ngày đã làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp, đó là bản sắc văn hóa của quê hương.
→ Tác giả lặp lại điệp khúc “người đồng mình” để hiện niềm tin yêu, tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình, về vẻ đẹp của quê hương mình.
Mong ước của người cha
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giời nhỏ bé được
Nghe con
Thực ra ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã dặn con, đã mong con hiểu được cội nguồn sinh dưỡng, hiểu được vẻ đẹp của người đồng mình, hiểu được nỗi cay đắng mà người đồng mình phải trải qua nhưng đến đây, cuối bài thơ, lời dặn con niềm mong ước của cha mẹ mới được thốt lên thành lời “con ơi”.
Cha nhắc lại “tuy thô sơ da thịt” tuy giản dị mộc mạc chân chất, tuy đói nghèo khổ sở, tuy chưa bằng anh bằng em về mọi mặt nhưng khi con lên đường đi học, đi làm, đi đến nơi xa, con hãy nhớ không bao giờ được quên một điều , đó là “không bao giờ nhỏ bé được”.
→ Con không được sống tấm thường, thấp kém, không được hạ thấp mình, không được đánh mất mình , không được quên quê hương, nguồn cội, nơi con sinh ra và lớn lên.
Con phải tự hào về nguồn gốc của mình, cha mong con hãy tiếp nối, phát huy truyền thống của quê hương để tiếp tục sống có nghĩa có tình, phải thủy chung, phải biết yêu quý tự hào giá trị quê hương.
Cha muốn con sống cao thượng vì đó là sức mạnh để con trưởng thành, quê hương là tấm gương lớn để con soi vào khi lạc bước, con sẽ thấy mình đẹp hơn trong tấm gương cội nguồn thiêng liêng ấy.
→ Như vậy cha dặn con tự tin vững bước vào cuộc đời, tự hào những truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Nhận xét: bài học làm người cha dạy con thật thấm thía và lay động lòng người, đây là tình cảm yêu thương con trìu mến và cũng thật tin tưởng ở con.
Tình cảm của cha và con: yêu thương con tha thiết, mong con nên người, tin tưởng con sẽ nối tiếp truyền thống quê hương, điều lớn lao nhất cha muốn dành cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương, niềm tin khi bước vào đời. Đây là điều quan trong nhất giúp con nên người và cũng là những bài học bổ ích thiết thực đối với chúng ta.
→ “Nói với con” như chính tác giả nói với mình và với bạn đọc chúng ta.
Tổng kết
Nghệ thuật:
+ Giọng thơ thiết tha, trìu mến, trang nghiêm, tâm huyết, nhịp thơ lúc nhanh lúc chậm. Thơ tự do không gò bó, độ dài ngắn của các câu không đều, thích hợp với phong cách nói hàng ngày, phù hợp với lối tư duy bình dị không cần đến sự gọt dũa.
+ Xây dựng hình ảnh cụ thể mang tính khái quát mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
+ Bố cục hợp lí, dẫn dắt tự nhiên, từ ngũ hình ảnh giàu sức gợi cảm, ý thơ càng được mở rộng nâng cao
Nội dung: Bài thơ đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Cảm nhận về tác phẩm nói với con
Xưa nay tình mẫu tử là đề tài phong phú cho thơ ca. Nhưng những bài thơ về tình cha con thì có lẽ khá ít. Bài thơ "Nói với con" cuả Y phương là 1 trong những tác phẩm hiếm hoi đó. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình êm ấm, tình quê hương tha thiết, ngọt ngào và ngợi ca truyền thống nghĩa tình, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh - Cao Bằng ,thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của dân tộc Tày , Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi ."Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo ,âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo .Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức .Với Y Phương ,thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới ,một phong cách mới "( Từ điển tác giả ,tác phẩm văn học Việt Nam ).
Một mái nhà có mẹ có cha và con hạnh phúc vì được sống hạnh phúc trong tình yêu thương .Cha mẹ đã dìu dắt ,nâng đỡ con từ những bướcđi đầu tiên ,đã tìm thấy niềm vui từ con .Hơn thế nữa ,con còn được sinh ra ,lớn lên trong tình yêu thương ,vẻ đẹp của "đồng mình ". "Người đồng mình" yêu lắm con ơi !" Lao động tuy vất vả nhưng cuộc sống của "người đồng mình"tươi vui, mà rất ngọt ngào . Dáng vẻ tuy thô sơ , công việc tuy nặng nhọc (đan lờ , ken vách ) nhưng tâm hồn "người đồng mình "lãng mạn biết bao nhiêu :Họ làm một cách nghệ thuật những công việc của mình (cài nan hoa ,câu hát ) .Con thật hạnh phúc vì con được sống giữa những con người như vậy -- những con người khéo tay ,yêu thiên nhiên ,yêu lao động, lạc quan và nhân hậu .Thiên nhiên đồng mình cũng rất đẹp : Rừng núi quê hương thơ mộng đã dành cho con những gì tinh tuý nhất (hoa ) ,đã nuôi dưỡng con về cả tâm hồn ,lối sống ,"tấm lòng ". Và từng ngày ,con đã lớn lên ...có cha mẹ nâng đón và mong chờ ,có thiên nhiên thơ mộng, có cuộc sống lao động gắn bó .Con đã trưởng thành trong nghĩa tình của quê hương như vậy đó . Nói với con những điều đó ,cha mong cho con hiểu những tình cảm cội nguồn đã sinh dưỡng con ,để con yêu cuộc sống hơn …
…
Đi từ đề tài quen thuộc :tình cảm cha con ,phụ tử thiêng liêng ,nhưng với Y Phương ,trong làng thơ Việt Nam đã có thêm một lối đi ,1 giai điệu mới . Khác với "Chiếc lược ngà ",tình cha con được đặt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh ,tình cha con trong bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của người cha .Người cha đã bộc lộ lòng yêu thương con qua ước mong con sống xứng đáng ,phát huy truyền thống của,gia đình , quê hương.
Mượn lời người cha nói với con về tình yêu thương của cha mẹ ,sự đùm bọc của quê hương với con ,nhà thơ đã gợi về nguồn sinh dưỡng trong mỗi người chúng ta .Mở đầu bài thơ là khung cảnh gia đình ấm cúng ,đầy ắp tiếng nói cười .Mười một câu thơ như tràn đầy những đầm ấm ,yên vui của tình cảm gia đình ,tình cảm quê hương
C?M ON TH?Y V CC B?N D L?NG NGHE BI GI?NG
CHÚC THẦY VÀ CÁC BẠN SỨC KHỎE
THANK YOU
THANH YOU
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Nhàn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)