Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Tạo |
Ngày 08/05/2019 |
43
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Bài: NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý ( tiết 128)
Môn: Tiếng Việt 9
Ngày soạn: 07/ 3/ 2007
Ngày dạy: 10 / 3 / 2007
Gv: NGUYỄN HỮU TẠO
Trường THCS DUY CẦN.
A. Tìm hiểu bài:
I.ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý:
Hs Đọc đoạn trích ở SGK trang 90.
Nêu hàm ý của những câu:
- " CON CHỈ ĐƯỢC ĂN Ở NHÀ BỮA NÀY NỮA THÔI".
- " CON SẼ ĂN Ở NHÀ CỤ NGHỊ THÔN ĐOÀI"
Hàm ý: C1:Sau bữa cơm này, con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.
C2:Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
-Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?.
- Vì đây là điều đau lòng, nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
Hàm ý trong câu nào của chị Dậu rõ hơn?
- Câu thứ 2.
Vì sao chị Dậu phải nói rõ như vậy?
-Vì cái Tí không hiểu hàm ý của mẹ ở câu 1
- Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý của mẹ?
-Sự "giãy nảy" và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí " U bán con thật đấy ư?" cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.
- Vậy theo em có những điều kiện nào khi sử dụng hàm ý?
- Tổng kết: Ghi nhớ ( SGK trang 91)
Tổng kết - Ghi nhớ
Hs đọc lại 1 - 2 lần phần ghi nhớ.( SGKtrang 91)
Hãy tìm thêm ví dụ trong câu nói ta có sử dụng hàm ý?
Vd: Mẹ ơi, trường con sắp tổ chức đóng trại mừng ngày thành lập Đoàn TNCSHCM vào ngày 26/3.
Theo em hàm ý trong câu nói đó là gì?
- Mẹ ơi cho con tiền đi đóng trại.
B. LUYỆN TẬP:
Hs làm các bài tập 1,2
1a.Người nói:anh thanh niên- người nghe:Ông hoạ sĩ và cô gái.
Hàm ý: Mời bác và cô vào uống nước.
Hai người nghe đều hiểu qua chi tiết: " ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà" và " ngồi xuống ".
1b. Người nói: Anh Tấn - người nghe là chị hàng đậu ( ngày trước).
Hàm ý: " Chúng tôi không thể cho được".
Người nghe hiều thể hiện ở câu nói " Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!".
1c. Người nói: Thuý Kiều - người nghe :Hoạn Thư.
Hàm ý: C1 Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến đây.
C2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán.
Hoạn Thư hiểu hàm ý đó cho nên " Hồn lạc phách xiêu -Khấu đầu dưới trướng liệu điều kiêu ca"
Bài tập 2.
Hàm ý các câu in đậm:
"Cơm sôi rồi nhão bây giờ"
- Chắt nước dùm để cơm khỏi nhão.
Em bé dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng rồi nhưng không thành công.
- Việc dùng hàm ý không thành công vì " Anh Sáu vẫn ngồi im", tức là anh đã không cộng tác.
Bài tập 3, 4
Thảo luận nhóm ( 7 phút )
Đại diện nhóm trả lời:
- Lượt lời của B có thể là:
Mình bận ôn thi, hoặc Mình bận đi thăm cô giáo.
Nếu B trả lời: -Để mình xem đã, có được không? Vì sao?
( Vì không đúng vời yêu cầu của đề bài.).
Trong bài tập này ai nói? ai trả lời?
BT4:
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý:
" Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được".
Tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có ý tương tự?
Ví dụ:
- Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên.
Hs tìm thêm các câu có ý nghĩa tương tự.
- (Tuyên dương các em có câu đúng, hay)
BT5
Câu có hàm ý mời mọc:
- Hai câu đầu: "Bọn tớ chơi..."
-Hàm ý từ chối:
- " Mẹ mình đang đợi ở nhà".
- " Làm sao có thể rời mẹ mà đến được".
Hs lấy thêm các ví dụ cụ thể bên ngoài bài học.
Cũng cố:
- Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý?
Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà học thuộc: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý, Điều kiện sử dụng?.
- Chuẩn bị bài Ôn tập thơ thật tốt, xem lại các nội dung đã ôn để tiết tới tiến hành kiểm tra.
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp.
Thương chúc tất cả các em khối 9 chăm ngoan, học giỏi và đạt kết quả cao trong kì thi học kì II, và thi chuyển cấp.
Thầy giáo bộ môn: Nguyễn Hữu Tạo
Môn: Tiếng Việt 9
Ngày soạn: 07/ 3/ 2007
Ngày dạy: 10 / 3 / 2007
Gv: NGUYỄN HỮU TẠO
Trường THCS DUY CẦN.
A. Tìm hiểu bài:
I.ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý:
Hs Đọc đoạn trích ở SGK trang 90.
Nêu hàm ý của những câu:
- " CON CHỈ ĐƯỢC ĂN Ở NHÀ BỮA NÀY NỮA THÔI".
- " CON SẼ ĂN Ở NHÀ CỤ NGHỊ THÔN ĐOÀI"
Hàm ý: C1:Sau bữa cơm này, con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa.
C2:Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
-Vì sao chị Dậu không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý?.
- Vì đây là điều đau lòng, nên chị Dậu không dám nói thẳng ra.
Hàm ý trong câu nào của chị Dậu rõ hơn?
- Câu thứ 2.
Vì sao chị Dậu phải nói rõ như vậy?
-Vì cái Tí không hiểu hàm ý của mẹ ở câu 1
- Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý của mẹ?
-Sự "giãy nảy" và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí " U bán con thật đấy ư?" cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.
- Vậy theo em có những điều kiện nào khi sử dụng hàm ý?
- Tổng kết: Ghi nhớ ( SGK trang 91)
Tổng kết - Ghi nhớ
Hs đọc lại 1 - 2 lần phần ghi nhớ.( SGKtrang 91)
Hãy tìm thêm ví dụ trong câu nói ta có sử dụng hàm ý?
Vd: Mẹ ơi, trường con sắp tổ chức đóng trại mừng ngày thành lập Đoàn TNCSHCM vào ngày 26/3.
Theo em hàm ý trong câu nói đó là gì?
- Mẹ ơi cho con tiền đi đóng trại.
B. LUYỆN TẬP:
Hs làm các bài tập 1,2
1a.Người nói:anh thanh niên- người nghe:Ông hoạ sĩ và cô gái.
Hàm ý: Mời bác và cô vào uống nước.
Hai người nghe đều hiểu qua chi tiết: " ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà" và " ngồi xuống ".
1b. Người nói: Anh Tấn - người nghe là chị hàng đậu ( ngày trước).
Hàm ý: " Chúng tôi không thể cho được".
Người nghe hiều thể hiện ở câu nói " Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu ! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!".
1c. Người nói: Thuý Kiều - người nghe :Hoạn Thư.
Hàm ý: C1 Quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến đây.
C2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán.
Hoạn Thư hiểu hàm ý đó cho nên " Hồn lạc phách xiêu -Khấu đầu dưới trướng liệu điều kiêu ca"
Bài tập 2.
Hàm ý các câu in đậm:
"Cơm sôi rồi nhão bây giờ"
- Chắt nước dùm để cơm khỏi nhão.
Em bé dùng hàm ý vì trước đó đã nói thẳng rồi nhưng không thành công.
- Việc dùng hàm ý không thành công vì " Anh Sáu vẫn ngồi im", tức là anh đã không cộng tác.
Bài tập 3, 4
Thảo luận nhóm ( 7 phút )
Đại diện nhóm trả lời:
- Lượt lời của B có thể là:
Mình bận ôn thi, hoặc Mình bận đi thăm cô giáo.
Nếu B trả lời: -Để mình xem đã, có được không? Vì sao?
( Vì không đúng vời yêu cầu của đề bài.).
Trong bài tập này ai nói? ai trả lời?
BT4:
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý:
" Tuy hy vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được".
Tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có ý tương tự?
Ví dụ:
- Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển quyết chí ắt làm nên.
Hs tìm thêm các câu có ý nghĩa tương tự.
- (Tuyên dương các em có câu đúng, hay)
BT5
Câu có hàm ý mời mọc:
- Hai câu đầu: "Bọn tớ chơi..."
-Hàm ý từ chối:
- " Mẹ mình đang đợi ở nhà".
- " Làm sao có thể rời mẹ mà đến được".
Hs lấy thêm các ví dụ cụ thể bên ngoài bài học.
Cũng cố:
- Nêu các điều kiện sử dụng hàm ý?
Hướng dẫn học ở nhà:
Về nhà học thuộc: Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý, Điều kiện sử dụng?.
- Chuẩn bị bài Ôn tập thơ thật tốt, xem lại các nội dung đã ôn để tiết tới tiến hành kiểm tra.
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp.
Thương chúc tất cả các em khối 9 chăm ngoan, học giỏi và đạt kết quả cao trong kì thi học kì II, và thi chuyển cấp.
Thầy giáo bộ môn: Nguyễn Hữu Tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Tạo
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)