Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tám | Ngày 08/05/2019 | 40

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Học sinh lớp 9A
THCS Vân Hồ - Hà Nội
Bài 24 - Tiết 123

I. Tìm hiểu bàI
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
(Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long)

Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có 5 phút !", em hiểu nhân vật anh thanh niên muốn nói điều gì ? Hãy đánh dấu vào ý em cho là đúng . Căn cứ vào đâu mà em lại nghĩ như vậy?

a) Muốn thông báo khoảng thời gian còn lại của cuộc gặp gỡ.

b) Muốn nói rằng mình rất tiếc vì thời gian gặp gỡ còn ít quá, vì sắp phải chia tay mọi người rồi.


I. Tìm hiểu bàI

Bài 1: Đọc đoạn trích "Lặng lẽ Sa Pa" (SGK-74) và trả lời câu hỏi:
Qua câu "Trời ơi, chỉ còn có 5 phút !", em hiểu nhân vật anh thanh niên muốn nói điều gì ? Hãy đánh dấu vào ý em cho là đúng . Căn cứ vào đâu mà em lại nghĩ như vậy?
C¨n cø vµo c¸c tõ ng÷ trong c©u
Suy ra tõ c¸c tõ ng÷ trong c©u vµ
t×nh huèng giao tiÕp.
Nghĩa tường minh
Hàm ý
Qua đó em hiểu:
Thế nào là nghĩa tường minh?
Thế nào là hàm ý?

II. Bài học
1.
2.
Nghĩa tường minh: Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Hàm ý : + Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp trong câu nhưng có thể suy ra được.

?
Hàm ý được dùng khi nào?

+ Được dùng khi người nói không muốn hay không thể nói trực tiếp.
Bài 2: Đọc các ví dụ sau. Cho biết các câu in đậm chỉ mang nghĩa tường minh hay còn chứa hàm ý? Em căn cứ vào đâu để nhận ra hàm ý?
a) "Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân."
(Điều 55- Hiến pháp 1992)
b) Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe(.)Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng)
c) Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
d) Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(Ca dao)

"Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân."
Mang nghĩa tường minh
- Vô ăn cơm!
(Quy định quyền và nghĩa vụ lao động
của công dân)
Hàm ý
- Cơm chín rồi!
Cò kè bớt một thêm hai
Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
(bé Thu muốn cha vào ăn cơm nhưng không muốn nhắc lại câu nói lúc trước, cũng không muốn gọi tiếng "ba".)
Hàm ý
(lột trần bản chất con buôn của Mã Giám sinh.)
(diễn đạt bằng hành động, cử chỉ của nhân vật. . .)
(diễn đạt bằng từ ngữ. . .)
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
(thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình . . .)

Hàm ý
(diễn đạt bằng hình tượng thuyền, bến. . .)
Qua đó hãy cho biết hàm ý có thể được thể hiện bằng cách nào?
II. Bài học
*Cách thể hiện hàm ý:
Bằng từ ngữ, bằng các kiểu câu.
Bằng cử chỉ, điệu bộ.
Bằng hình ảnh, hình tượng.
. . . .
?
Bài 3: Đọc đoạn cuối truyện "Bức tranh của em gái tôi"
(Ngữ văn 6):
Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương(.) Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:
- Con có nhận ra con không?
Tôi giật sững người(.) Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? (..)
- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: " Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy."

Về hai câu nói của nhân vật người mẹ có những tranh luận khác nhau:
- Hai câu nói ấy không chứa hàm ý.
- Hai câu nói ấy chứa hàm ý.
Hãy nêu ý kiến của em và giải thích rõ vì sao.



Về khổ thơ kết bài Đồng chí
" Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo."
"...Tôi thấy có bạn phân tích hình ảnh đầu súng là tượng trưng cho người chiến sĩ đang bảo vệ quê hương và vầng trăng tượng trưng cho quê hương thanh bình. Tôi không nghĩ thế khi viết, còn hình tượng thơ có thể gợi cho người đọc nghĩ thế là tuỳ thuộc ở các bạn..."
(Trích lời tác giả Chính Hữu
về bài thơ Đồng chí )

II. Bài học
# Lưu ý!
- Trong giao tiếp:
+ Nói: Thận trọng, rành mạch.
+ Nghe: Tinh tường.
- Trong đọc- hiểu tác phẩm nghệ thuật:
Suy ngẫm để tìm ra được hàm ý
trong đó.
- Phát hiện, suy diễn hàm ý cần hợp lí dựa trên nghĩa tường minh, trên tình huống giao tiếp.
?
III. Luyện tập
Làm bài tập 4 (SGK/ 76)
- Hà, nắng gớm, về nào.
Câu đánh trống lảng, không nhằm vào người nghe nào cả (độc thoại)
Không chứa hàm ý
- Tôi thấy người ta đồn.
Câu nói bỏ dở của bà Hai (vì bị ông Hai "gắt lên" cắt ngang)
Không chứa hàm ý
III. Luyện tập
Bài 6

Viết đoạn văn khoảng 10 câu phân tích nghĩa tường minh và hàm ý trong đoạn thơ:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
(Viếng lăng Bác- Viễn Phương)











.











Bài 7: Thảo luận nhóm:
Người ta nói mỗi tác phẩm nghệ thuật là một hàm ý.
Hãy tìm ví dụ minh hoạ.
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ(.)Anh làm chúng ta nhìn, nghe, rồi sẽ khơi trong trí óc ta những vấn đề suy nghĩ(.)Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn.
(Tiếng nói của văn nghệ-Nguyễn Đình Thi)

Hiểu
biết

















































































































Nghe

Vận
dụng
nói
đọc
Viết

Phần thông báo
được diễn đạt trực tiếp
bằng từ ngữ trong câu

Phần thông báo
tuy không được diễn đạt
trực tiếp nhưng có thể
suy ra được.
Nghĩa
tường minh
hàm ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tám
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)