Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Dũng | Ngày 08/05/2019 | 38

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề ngữ văn
Người thực hiện: Phạm Thị Hợi
Đơn vị: Trường THCS Tân Cương
Phân Môn Tiếng Việt
Bài cũ
Bài cũ
Đáp
án
Xác định câu có hàm ý trong đoạn đối thoại sau. Hàm ý ấy là gì?
"... Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gỗ hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.
Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này để ..."
- ái chà ! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng ? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì dấu nổi chúng tôi đâu!
Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.
- Ôi dào ! Thật là càng giầu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giầu có!
(Lỗ Tấn - Cố Hương)

Bài tập 1
Bài cũ
Đáp
án
Xác định hàm ý trong những câu in đậm ở đoạn thơ sau:
Thoắt trông nàng đã chào thưa
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
Đàn bà dễ có mấy tay.
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
Hoạn thư hồn lạc phách xiêu,
Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca (Nguyễn Du - Truyện Kiều)
Bài tập 2
Đáp án
+ Câu có hàm ý: "Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần bán các thứ này đi, để ..."
+ Hàm ý có thể hiểu là: Chúng tôi không thể cho được.
Câu 1: Hàm ý mỉa mai với Hoạn Thư (Nàng là "tiểu thư", danh giá thế mà cũng phải tới đây, phải cúi đầu trước "Hoa nô" này sao?)
Câu 2: Hàm ý đe doạ trừng trị Hoạn Thư - "gieo gió thì sẽ găt bão".
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài mới
=> Chốt: Hàm ý là những điều người nói muốn người nghe suy ra từ câu nói của mình. Làm cho người nghe hiểu được hàm ý, nghiã là hàm ý đã sử dụng thành công.
nghĩa tường minh và hàm ý
(Tiếp theo)
Ngữ văn 9: Tiết 129
Mời các em làm việc với phiếu học tập theo nhóm
B. Cùng một nội dung với nghĩa tường minh.
D. Thông báo nhiều hơn nghĩa tường minh.
C. ẩn đằng sau nghĩa tường minh.
A. Trái ngược với nghĩa tường minh.
Hãy chọn phương án đúng trong các câu hỏi sau đây
Câu 1: Hàm ý là phần thông báo:
B. Khi không muốn người nghe hiểu.
D. Khi muốn chấm dứt cuộc thoại.
C. Khi không biết nói thế nào cho rõ ý.
A. Khi không muốn hoặc không tiện nói thẳng.
Câu 2: Người ta dùng hàm ý khi nào?
B. Có câu có hàm ý, có câu không có hàm ý.
D. Có câu có nghĩa tường minh, có câu không có nghĩa tường minh.
C. Không câu nào có hàm ý.
A. Tất cả các câu đều có hàm ý.
Câu 3: Trong lời nói hàng ngày?
Phiếu học tập số 01
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Phân tích ngữ liệu, trả lời câu hỏi:
Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)
Nêu hàm ý của những câu in đậm?
Câu 1: "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi" -> Mẹ phải bán con cho cụ Nghị
Câu 2: "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" -> Mẹ sẽ bán con cho cụ Nghị
Câu 2: "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài" -> Mẹ sẽ bán con cho cụ Nghị
Đọc đoạn trích sau:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tý chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một "giây" nức nỡ, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tý nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rỗ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Đọc đoạn trích sau:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tý chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một "giây" nức nỡ, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tý nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rỗ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Phân tích ngữ liệu, trả lời câu hỏi:
Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)
Vì sao chị Dậu phải nói rõ như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tý đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ?
Đọc đoạn trích sau:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tý chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một "giây" nức nỡ, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tý nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rỗ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
Đọc đoạn trích sau:
Chị Dậu vừa nói vừa mếu:
- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.
Cái Tý chưa hiểu hết ý câu nói của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?
Điểm thêm một "giây" nức nỡ, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Cái Tý nghe nói giãy nảy, giống như sét đánh bên tai, nó liệng củ khoai vào rỗ và oà lên khóc:
- U bán con thật đấy u? Con van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng đem bán con đi, tội nghiệp. U để cho con ở nhà chơi với em con.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Phân tích ngữ liệu, trả lời câu hỏi:
Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)
2. Kết luận, ghi nhớ:
Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện sau đây:
Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Đối tượng tiếp nhận hàm ý.
Ngữ cảnh sử dụng hàm ý.
I. Điều kiện sử dụng hàm ý.
1. Phân tích ngữ liệu, trả lời câu hỏi:
Nghĩa tường minh và hàm ý (Tiếp theo)
2. Kết luận, ghi nhớ:
Các em thảo luận và hoàn thành phiếu học tập theo nhóm
II. Luyện tập.

Cho đoạn trích:
- Anh nói nữa đi. - Ông giục.
- Báo cáo hết! - Người trai vụt trở lại giọng vui vẽ. - Năm phút nữa là
mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi
đấy.
- Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người họa sĩ già. Ông theo
liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế.
(Nguyễn Thành Long - Lặng lẽ Sa Pa)
Hãy cho biết:
a. Người nói, người nghe là ai?
b. Hàm ý câu nói là gì?
c. Người nghe có hiểu hàm ý của người nói không?
Phiếu học tập số 02
=> Câu "chè đã ngấm rồi đấy". Người nói là anh thanh niên, người nghe là ông hoạ sĩ và cô kỹ sư- Hàm ý của câu nói: Mời bác và cô vào nhà uống nước chè.
- Ông theo liền anh thanh niên vào nhà, ngồi xuống ghế. chứng tỏ ông hiểu hàm ý của anh thanh niên

Hãy điền vào lượt lời của B trong đoạn thoại sau đây một câu có hàm ý từ chối:
A: Mai về quê với mình đi!
B: /.../
A: Đành vậy
Có những cách trả lời sau:
C1: - Mình không đi với cậu được đâu, mình bận quá !
C2: - Mình mà có thời gian đi với cậu à ?
C3: - Tiếc quá, mai mình có hẹn về thăm ông ngoại rồi.
Phiếu học tập số 03
Trong ba cách trả lời trên theo em câu trả lời nào đúng nhất? Còn các câu kia thì sao?


Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em
bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go).
Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
Phiếu học tập số 04
Qua các phần bài tập em hiểu khi sử dụng hàm ý cần chú ý tới những điều kiện nào ?
=> Khi sử dụng hàm ý tránh nói những câu hàm ý thiếu tế nhị, hoặc có thể bị hiểu lầm (dù người nói vô tình vẫn làm người nghe mách lòng bởi nghĩ rằng bị coi thường)
- Câu nói có hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, đảm bảo tế nhị, lịch sự
*Chú ý:
- Đối tượng tiếp nhận hàm ý
- Ngữ cảnh sử dụng hàm ý

Tìm những câu có hàm ý mời mọc hoặc từ chối trong các đoạn đối thoại giữa em
bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ Mây và sóng của Ta-go).
Hãy viết thêm vào mỗi đoạn một câu có hàm ý mời mọc rõ hơn.
Phiếu học tập số 04
Đọc truyện cười sau:
Nhưng nó phải bằng hai mày
Lúc kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi
Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Cải sợ kém thế, lót trước cho thầy lý năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi xử kiện, thầy lí nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà.
Thầy lí cũng xoè năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói:
- Tay biết mày phải . nhưng nó lại phải . bằng hai mày.
(Trương Chinh - Phong Châu)
a. Xác định các câu có chứa hàm ý trong chuyện ?
b. Hành vi nào trong quá trình xử kiện của thầy lí cho biết hàm ý của câu nói?
Đáp án:
a. Câu nói có chứa hàm ý trong chuyện:
- Lời của Cải: .. lẽ phải về con mà
- Hàm ý: Xin xét lại, con đã đưa cho thầy năm đồng, như vậy con mới là phải.
Lời của thầy lí: Tao biết mày phải .. Nhưng nó lại phải .. Bằng hai mày! Hàm ý: Ta biết mày đưa cho tao năm đồng đúng ra mày phải, nhưng nó đưa cho tao mười đồng nên nó phải hơn
b. Hành vi trong quá trình sử kiện cho biết hàm ý: - Cải vội xoè năm ngón tay.
Thầy lí cung xoè năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt.
Đọc truyện cười "Lợn cưới, áo mới"

Chú ý câu hỏi và câu trả lời:
Bác có thấy con lợn cứoi của tôi chạy qua đây không ?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
a. Câu hỏi và câu trả lời của hai anh chàng trong truyện có hàm ý không ? Nếu có thì hàm ý đó là gì ?
b. Từ lợn cưới, áo mới có phải là thông tin cần thiết đối với người được hỏi và người được trả lời hay không? Anh ta đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Tác dụng của nó trong truyện?
A. Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện
B. Tạo nên tiếng cười trong truyện
C. Tạo nên tiếng cười nhằm phê phán thói khoe khoang
Trả lời:
a. Câu hỏi và câu trả lời trong truyện đều chứa đựng hàm ý
- Hàm ý của người hỏi: Tôi (có một con lợn) cưới vợ
- Hàm ý của người trả lời: Tôi mới có một cái áo mới
b. - Từ ngữ lợn cưới áo mới không phải là thông tin cần thiết trong hai câu nói (không tuân thủ phương châm về lượng).
=> Tác dụng của hai từ trên trong tuyện: C
=> Tóm lại bài học hôm nay cần nhớ những nội dung gì ?

Điều kiện sử dụng hàm ý:
- Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.
- Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Hàm ý là phần thông báo:
A. Trái ngược với nghĩa tường minh
B. Cùng một nội dung với nghĩa tường minh
C. ẩn đằng sau nghĩa tường minh
D. Thông báo nhiều nghĩa hơn nghĩa tường minh

Câu 2: Dùng hàm ý khi nào?
A. Khi không muốn nói thẳng
B. Muốn người nghe không hiểu
C. Không biết nói rõ ý
D. Muốn chấm dứt cuộc đối thoại

Câu 3: Trong lời nói hàng ngày:
A. Tất cả các câu đều có hàm ý
B. Không câu nào có hàm ý
C. Có câu có, có câu không có hàm ý
D. Có câu có nghĩa tường minh; có câu không có nghĩa tường minh
C
A
C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Dũng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)