Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Cẩm Em | Ngày 08/05/2019 | 32

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Câu hỏi: Các đoạn văn trong văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau trên những phương diện nào?

BÀI MỚI
Tiết 123:
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1. Ví dụ: (sgk/74.75)
Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy
tiếc rẻ.Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái
làn.Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại
chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở
lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới
trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay
vội đi.
- Tiếc là không còn nhiều thời gian để chuyện trò.


- Anh thanh niên không nói thẳng có thể vì ngại ngùng,
vì muốn che giấu tình cảm của mình.

- Câu nói này không có ẩn ý gì.
Tiết 123:
I. PHÂN BIỆT NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý:
1. Ví dụ: (sgk/74.75)
Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

- Tiếc là không còn nhiều thời gian để chuyện trò.


- Anh thanh niên không nói thẳng có thể vì ngại ngùng,
vì muốn che giấu tình cảm của mình.

---> Nghĩa hàm ý

Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

- Câu nói này không có ẩn ý gì.
---> Nghĩa tường minh

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo tuy không
được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể suy ra
từ những từ ngữ ấy.
Theo em, trong khi nói (hoặc viết), nghĩa tường minh quan trọng hơn hay hàm ý quan trọng hơn? Vì sao?
Gợi ý: Quan trọng như nhau. Ngôn ngữ phải được dùng hợp lí, phù hợp hoàn cảnh mới có giá trị. Cần ý thức rõ điều này để tránh lạm dụng.
Một người bạn có nhã ý mời em
đến dự sinh nhật nhưng em lại không
thể đến (hoặc không muốn đến).
Trong trường hợp trên, theo em,
nên dùng hàm ý hay câu có nghĩa
tường minh? Em sẽ nói thế nào?
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Trống vào lớp đã 10` Hiếu mới hớt hải chạy vào. Thầy giáo nhìn đồng hồ, nói:....
Yêu cầu:
Em hãy diễn đạt ý muốn nói của thầy bằng 2 câu. Một câu có nghĩa tường minh, một câu dùng hàm ý.
Hướng giải:
Nghĩa tường minh: Em đến trễ 10 phút rồi đấy!
Hàm ý: Em có đồng hồ không?
Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
(Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 /sgk.75:
a. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy: chưa muốn chia tay.
b. Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái:.mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn, quay vội đi --> Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng, cô định kín đáo để khăn làm kỉ vật cho anh thanh niên, nhưng anh thanh niên quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi cô để trả lại.
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1 /sgk.75:
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 2 /sgk.75:
-> Hàm ý: Ông hoạ sĩ chưa kịp uống nước chè.
Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm trong đoạn trích sau đây:
Bác lái xe dắt anh ta lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái:
- Đây, tôi giới thiệu anh một hoạ sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp. Anh đưa khách về nhà đi. Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá. Anh hãy đưa ra cái món chè pha nước mưa thơm như nước hoa của Yên Sơn nhà anh.
Bài tập 1 /sgk.75:
II. LUYỆN TẬP:
Bài tập 3 /sgk.75:
Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý.
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
Câu: "Cơm chín rồi !" có chứa hàm ý. -> ông vô ăn cơm đi!
Bài tập 2 /sgk.75:
Bài tập 1 /sgk.75:
II. LUYỆN TẬP:
- Hà, nắng gớm, về nào..... : hiện tượng "đánh trống lảng", cố ý nói
sang chuyện khác.
Bài tập 4 /sgk.75:
---> Cả hai câu trên đều không chứa hàm ý.
- Tôi thấy người ta đồn.... : câu nói dở dang, chưa trọn ý hoặc không muốn
nói hết ý.
Bài tập 3 /sgk.75:
Bài tập 2 /sgk.75:
Bài tập 1 /sgk.75:
HS chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau.
1. Hàm ý là phần thông báo:
Trái ngược với nghĩa tường minh.
Ẩn đằng sau nghĩa tường minh.
Không diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
Được diễn đạt trực tiếp trong câu.

2. Dùng hàm ý trong trường hợp nào sau đây?
Khi không biết diễn đạt rõ ý.
Khi không muốn nói rõ ý.
Khi không muốn người nghe hiểu ý.
Khi muốn chấm dứt cuộc thoại.
Học bài:
- Đọc kĩ bài trong SGK - Thuộc ghi nhớ.
- Luyện tập để phân biệt được nghĩa tường minh & hàm ý. Rèn luyện kĩ năng dùng hàm ý & hiểu hàm ý.

2. Chuẩn bị :
NGHỊ LUẬN VỀ 1 ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
- Đọc kĩ bài KHÁT VỌNG HOÀ NHẬP, DÂNG HIẾN CHO ĐỜI; trả lời các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài trong SGK.78
- Học bài cũ: Nghị luận về tác phẩm truyện.
HƯỚNG


DẪN


HỌC


BÀI





NHÀ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Cẩm Em
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)