Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý
Chia sẻ bởi Đàm Thị Thanh Hoà |
Ngày 08/05/2019 |
37
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Bài 24 Tiết 123 : Nghĩa tường minh và hàm ý
I Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
" Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này" .
"Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút".
trực tiếp thông báo sự việc, không có ẩn ý
- Thông báo: thời gian sắp hết
- Bày tỏ thái độ luyến tiếc
- Không nói trực tiếp
- Có thể suy ra từ những từ ngữ trong câu
* Ghi nhớ:
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
-Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
N1+ N2:
a). Tìm nội dung hàm ý trong câu "Cơm chín rồi"?
b). Việc sử dụng hàm ý đó có hiệu quả không? Vì sao?
c). Nếu chỉ dựa vào câu: "Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi!" thì có tìm được hàm ý hay không?
d). Từ đó rút ra kết luận gì về việc sử dụng và giải đoán hàm ý?
a). Tìm nội dung của hàm ý trong những câu thơ sau, cho biết dựa vào đâu để tìm được hàm ý đó?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
N3+N4
b).Cho biết cách nói hàm ý còn có thể được dùng trong lĩnh vực nào?
* Thảo luận nhóm
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
N1+ N2:
Đáp án:
a). Nội dung: mời ông Sáu vào ăn cơm.
a). Tìm nội dung hàm ý trong câu "Cơm chín rồi"?
b). Việc sử dụng hàm ý đó có hiệu quả không? Vì sao?
c). Nếu chỉ dựa vào câu: "Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi!" thì có tìm được hàm ý hay không?
d). Từ đó rút ra kết luận gì về việc sử dụng và giải đoán hàm ý?
b). Việc dùng hàm ý để mời như vậylà thiếu lễ phép, không có hiệu quả (ông Sáu không quay lại)
c). Nếu chỉ dựa vào một câu thì không tìm được hàm ý. Để hiểu hàm ý đó phải dựa vào cả đoạn văn và phải đọc văn bản.
d). Kết luận:
- Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng hàm ý. Dùng hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Muốn hiểu được hàm ý phải dựa vào tình huống hoặc ngữ cảnh cụ thể.
a). Tìm nội dung của hàm ý trong những câu thơ sau, cho biết dựa vào đâu để tìm được hàm ý đó?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
Từ việc miêu tả cái bánh trôi nước, điều Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm qua bài thơ là:
- Lòng cảm thông thương xót đối với nỗi truân chuyên vất vả (bảy nổi ba chìm...) của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
- Lời ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ: Đẹp về ngoại hình, đẹp về phẩm chất, đặc biệt là vẻ đẹp của lòng thuỷ chung son sắt (tấm lòng son).
Tính hình tượng (dặc điểm nổi bật của văn bản nghệ thuật)
Trong văn chương nghệ thuật thường dùng cách nói hàm ý
N3+N4
b).Cho biết cách nói hàm ý còn có thể được dùng trong lĩnh vực nào?
Có thể nhận ra hàm ý đó dựa vào những từ ngữ , hình ảnh trong bài thơ
Khi phân tích tác phẩm văn chương cần chú ý đến điều mà tác giả gửi gắm (cảm xúc, tư tưởng, thái độ) thông qua hình ảnh, ngôn từ...
2. Để hiểu được hàm ý phải dựa vào tình huống và văn cảnh cụ thể.
3. Hàm ý thường được sử dụng trong đời sống, trong văn chương.
Hàm ý trong văn chương là biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ hình
tượng. Khi phân tích tác phẩm văn chương cần chú ý đến điều mà
tác giả gửi gắm thông qua hình ảnh , ngôn từ...
1. Sử dụng hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
* Lưu ý:
II/. Luyện tập:
1). Bài tập1
a). Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy
Chưa muốn chia tay
b).Cô gái:
- Mặt đỏ ửng, quay vội đi
- Nhận lại chiếc khăn
- Rất ngượng ngùng, xấu hổ
Dùng hình ảnh để diễn đạt ý
(Đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng)
2). Bài tập 2: Điền câu thích hợp vào chỗ trống:
A.- Bài tập này khó quá, cậu giảng giúp mình với!
B a)- .....
b) -.....
A.- Để mình hỏi thầy giáo vậy.
Tớ cũng còn chưa làm được đây này. ( Hàm ý)
Khó thật, tớ không giảng cho cậu được đâu. (Tường minh)
3). Bài tập 3: Cho nội dung sau: " Bây giờ là 12 giờ trưa". Hãy diễn đạt nội dung đó bằng những cách khác nhau để thể hiện hàm ý:
- Coi là còn sớm quá để thực hiện một việc nào đó
- Coi là đã quá muộn để thực hiện một việc nào đó
- Coi là đúng lúc để thực hiện một việc nào đó
Bây giờ mới 12 giờ trưa, 2 giờ chiều trận bóng mới bắt đầu
Bây giờ đúng 12 giờ, chúng ta xuất phát thôi
Bây giờ đã 12 giờ rồi, khi khác mình đến thăm Hoa vậy.
6) Bài tập 4
a) Đọc những lời trao đáp sau đây, em thấy có chỗ nào không ổn? Vì sao?
A - Khoai này ngon nhỉ!
B - ờ ngon thật, mình có thể ăn no
C - Ngon đấy. Mà ở quê mình nhiều vô kể, toàn giã cho heo ăn mà.
a). Lời của C không ổn .Đó là lời nói tường minh nhưng có thể B sẽ hiểu nhầm thành hàm ý khác: B ăn thức ăn của heo
Dù nói bằng lời tường minh hay hàm ý, trước khi nói phải suy nghĩ, lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để đạt được hiệu quả giao tiếp (Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)
b) Theo dõi cuộc đối thoại:
A- Tối nay bọn mình đi xem ca nhạc đi.
B - Tối nay mình bận rồi, không đi được đâu
C - Tớ mà có thời gian đi chơi với cậu à?
D - Tiếc quá , mình còn nhiều bài tập chưa làm.
Có gì giống và khác nhau trong câu trả lời của B, C, D
Từ đó rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
b). Đều là lời từ chối
B .từ chối trực tiếp ( Lời nói tường minh)
C. dùng hàm ý nhưng sỗ sàng , thiếu tế nhị
D. dùng hàm ý, từ chối một cách tế nhị
Bài tập 5: Đọc truyện cười sau đây
Thừa một con
Chàng Ngốc được vợ giao cho đi chăn đàn bò 10 con. Chiều tối, anh ta cưỡi lên lưng một con và lùa đàn bò về. Đến cổng, anh ta dừng lại đếm xem có đủ bò không nhưng đếm đi đếm lại vân chỉ thấy có 9 con . Hoảng quá, anh ta thất thanh gọi vợ. Chị vợ lật đật chạy ra hỏi "có chuyện gì mà mình kêu hốt hoảng thế". Anh chàng mếu máo: "Mình ơi, tôi làm mất... 1 con bò rồi." Chị vợ nhìn nhanh đàn bò rồi cười " Tưởng gì, thừa một con thì có!".
a). Tìm câu có hàm ý, nêu nội dung
của hàm ý
b). Cho biết hàm ý đó có tác dụng gì?
Tưởng gì, thừa một con thì có
(Hàm ý: mình thật ngốc quá, còn một con đang cưỡi sao không đếm?)
Hàm ý tạo cho câu chuyện sắc thái hài hước
Bài tập 6:
...Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Phân tích đoạn thơ trên. (Gợi ý: Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Tâm niệm ấy thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào? Nét đặc sắc của những hình ảnh ấy? Qua đoạn thơ, Thanh Hải muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì?)
* Tham khảo đoạn văn:
Mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện sáng tạo của Thanh Hải. Từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ vừa bình dị khiêm nhường, vừa mới mẻ độc đáo, thể hiện một tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để dâng cho đời. Phải chăng đó là ước muốn được sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một phần "nho nhỏ" để "lặng lẽ dâng cho đời"?. Ngữ "dù là" được láy lại khẳng định nguyện ước thiêng liêng ấy như một lẽ sống, một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía: Sống là phải đóng góp, phải cống hiến, phải hi sinh. Làm được điều đó mỗi người đã là "một mùa xuân nho nhỏ" tươi đẹp trong mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Như nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Bài tập về nhà:
1). Làm bài tập 2, 4 - trang 76 SGK
2). Soạn bài "Mây và sóng" của R.Tago
3). Phân tích ý nghĩa của câu thơ:
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào
(Mây và sóng - R.Ta Go)
I Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
" Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này" .
"Trời ơi! Chỉ còn có 5 phút".
trực tiếp thông báo sự việc, không có ẩn ý
- Thông báo: thời gian sắp hết
- Bày tỏ thái độ luyến tiếc
- Không nói trực tiếp
- Có thể suy ra từ những từ ngữ trong câu
* Ghi nhớ:
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
-Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
N1+ N2:
a). Tìm nội dung hàm ý trong câu "Cơm chín rồi"?
b). Việc sử dụng hàm ý đó có hiệu quả không? Vì sao?
c). Nếu chỉ dựa vào câu: "Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi!" thì có tìm được hàm ý hay không?
d). Từ đó rút ra kết luận gì về việc sử dụng và giải đoán hàm ý?
a). Tìm nội dung của hàm ý trong những câu thơ sau, cho biết dựa vào đâu để tìm được hàm ý đó?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
N3+N4
b).Cho biết cách nói hàm ý còn có thể được dùng trong lĩnh vực nào?
* Thảo luận nhóm
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
- Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
- Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
N1+ N2:
Đáp án:
a). Nội dung: mời ông Sáu vào ăn cơm.
a). Tìm nội dung hàm ý trong câu "Cơm chín rồi"?
b). Việc sử dụng hàm ý đó có hiệu quả không? Vì sao?
c). Nếu chỉ dựa vào câu: "Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi!" thì có tìm được hàm ý hay không?
d). Từ đó rút ra kết luận gì về việc sử dụng và giải đoán hàm ý?
b). Việc dùng hàm ý để mời như vậylà thiếu lễ phép, không có hiệu quả (ông Sáu không quay lại)
c). Nếu chỉ dựa vào một câu thì không tìm được hàm ý. Để hiểu hàm ý đó phải dựa vào cả đoạn văn và phải đọc văn bản.
d). Kết luận:
- Không phải lúc nào cũng có thể sử dụng hàm ý. Dùng hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
- Muốn hiểu được hàm ý phải dựa vào tình huống hoặc ngữ cảnh cụ thể.
a). Tìm nội dung của hàm ý trong những câu thơ sau, cho biết dựa vào đâu để tìm được hàm ý đó?
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Hồ Xuân Hương)
Từ việc miêu tả cái bánh trôi nước, điều Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm qua bài thơ là:
- Lòng cảm thông thương xót đối với nỗi truân chuyên vất vả (bảy nổi ba chìm...) của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
- Lời ngợi ca vẻ đẹp của người phụ nữ: Đẹp về ngoại hình, đẹp về phẩm chất, đặc biệt là vẻ đẹp của lòng thuỷ chung son sắt (tấm lòng son).
Tính hình tượng (dặc điểm nổi bật của văn bản nghệ thuật)
Trong văn chương nghệ thuật thường dùng cách nói hàm ý
N3+N4
b).Cho biết cách nói hàm ý còn có thể được dùng trong lĩnh vực nào?
Có thể nhận ra hàm ý đó dựa vào những từ ngữ , hình ảnh trong bài thơ
Khi phân tích tác phẩm văn chương cần chú ý đến điều mà tác giả gửi gắm (cảm xúc, tư tưởng, thái độ) thông qua hình ảnh, ngôn từ...
2. Để hiểu được hàm ý phải dựa vào tình huống và văn cảnh cụ thể.
3. Hàm ý thường được sử dụng trong đời sống, trong văn chương.
Hàm ý trong văn chương là biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ hình
tượng. Khi phân tích tác phẩm văn chương cần chú ý đến điều mà
tác giả gửi gắm thông qua hình ảnh , ngôn từ...
1. Sử dụng hàm ý phải phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp.
* Lưu ý:
II/. Luyện tập:
1). Bài tập1
a). Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy
Chưa muốn chia tay
b).Cô gái:
- Mặt đỏ ửng, quay vội đi
- Nhận lại chiếc khăn
- Rất ngượng ngùng, xấu hổ
Dùng hình ảnh để diễn đạt ý
(Đặc trưng của ngôn ngữ hình tượng)
2). Bài tập 2: Điền câu thích hợp vào chỗ trống:
A.- Bài tập này khó quá, cậu giảng giúp mình với!
B a)- .....
b) -.....
A.- Để mình hỏi thầy giáo vậy.
Tớ cũng còn chưa làm được đây này. ( Hàm ý)
Khó thật, tớ không giảng cho cậu được đâu. (Tường minh)
3). Bài tập 3: Cho nội dung sau: " Bây giờ là 12 giờ trưa". Hãy diễn đạt nội dung đó bằng những cách khác nhau để thể hiện hàm ý:
- Coi là còn sớm quá để thực hiện một việc nào đó
- Coi là đã quá muộn để thực hiện một việc nào đó
- Coi là đúng lúc để thực hiện một việc nào đó
Bây giờ mới 12 giờ trưa, 2 giờ chiều trận bóng mới bắt đầu
Bây giờ đúng 12 giờ, chúng ta xuất phát thôi
Bây giờ đã 12 giờ rồi, khi khác mình đến thăm Hoa vậy.
6) Bài tập 4
a) Đọc những lời trao đáp sau đây, em thấy có chỗ nào không ổn? Vì sao?
A - Khoai này ngon nhỉ!
B - ờ ngon thật, mình có thể ăn no
C - Ngon đấy. Mà ở quê mình nhiều vô kể, toàn giã cho heo ăn mà.
a). Lời của C không ổn .Đó là lời nói tường minh nhưng có thể B sẽ hiểu nhầm thành hàm ý khác: B ăn thức ăn của heo
Dù nói bằng lời tường minh hay hàm ý, trước khi nói phải suy nghĩ, lựa chọn từ ngữ cho phù hợp để đạt được hiệu quả giao tiếp (Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau)
b) Theo dõi cuộc đối thoại:
A- Tối nay bọn mình đi xem ca nhạc đi.
B - Tối nay mình bận rồi, không đi được đâu
C - Tớ mà có thời gian đi chơi với cậu à?
D - Tiếc quá , mình còn nhiều bài tập chưa làm.
Có gì giống và khác nhau trong câu trả lời của B, C, D
Từ đó rút ra được bài học gì trong giao tiếp?
b). Đều là lời từ chối
B .từ chối trực tiếp ( Lời nói tường minh)
C. dùng hàm ý nhưng sỗ sàng , thiếu tế nhị
D. dùng hàm ý, từ chối một cách tế nhị
Bài tập 5: Đọc truyện cười sau đây
Thừa một con
Chàng Ngốc được vợ giao cho đi chăn đàn bò 10 con. Chiều tối, anh ta cưỡi lên lưng một con và lùa đàn bò về. Đến cổng, anh ta dừng lại đếm xem có đủ bò không nhưng đếm đi đếm lại vân chỉ thấy có 9 con . Hoảng quá, anh ta thất thanh gọi vợ. Chị vợ lật đật chạy ra hỏi "có chuyện gì mà mình kêu hốt hoảng thế". Anh chàng mếu máo: "Mình ơi, tôi làm mất... 1 con bò rồi." Chị vợ nhìn nhanh đàn bò rồi cười " Tưởng gì, thừa một con thì có!".
a). Tìm câu có hàm ý, nêu nội dung
của hàm ý
b). Cho biết hàm ý đó có tác dụng gì?
Tưởng gì, thừa một con thì có
(Hàm ý: mình thật ngốc quá, còn một con đang cưỡi sao không đếm?)
Hàm ý tạo cho câu chuyện sắc thái hài hước
Bài tập 6:
...Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...
Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Phân tích đoạn thơ trên. (Gợi ý: Điều tâm niệm của nhà thơ là gì? Tâm niệm ấy thể hiện qua những từ ngữ hình ảnh nào? Nét đặc sắc của những hình ảnh ấy? Qua đoạn thơ, Thanh Hải muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì?)
* Tham khảo đoạn văn:
Mùa xuân nho nhỏ là một phát hiện sáng tạo của Thanh Hải. Từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ vừa bình dị khiêm nhường, vừa mới mẻ độc đáo, thể hiện một tâm niệm chân thành, tha thiết của nhà thơ: muốn làm một mùa xuân nho nhỏ để dâng cho đời. Phải chăng đó là ước muốn được sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một phần "nho nhỏ" để "lặng lẽ dâng cho đời"?. Ngữ "dù là" được láy lại khẳng định nguyện ước thiêng liêng ấy như một lẽ sống, một lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc, thấm thía: Sống là phải đóng góp, phải cống hiến, phải hi sinh. Làm được điều đó mỗi người đã là "một mùa xuân nho nhỏ" tươi đẹp trong mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc. Như nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng nói:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Bài tập về nhà:
1). Làm bài tập 2, 4 - trang 76 SGK
2). Soạn bài "Mây và sóng" của R.Tago
3). Phân tích ý nghĩa của câu thơ:
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào
(Mây và sóng - R.Ta Go)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đàm Thị Thanh Hoà
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)