Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Quyên | Ngày 08/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Nghĩa tường minh và hàm ý thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

các thầy giáo, cô giáo về dự giờ
NG? VAN 9
Giáo viên: Lê Thị Thanh Hải
Kiểm tra bài cũ:
Liên kết là gì? Hãy xác định các phép liên kết được sử dụng
trong các cí dụ sau?
Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng
tạo. Điều đó thật hữu ích (....)
(Vũ Khoan)
b) Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức.
Và khác với cách đọc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai
Chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta
dừng lại hơn.
(Nguyễn Đình Thi)
Phép thế
Phép nối
Ví dụ: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười
nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào
liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô
gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ
bác già.
- Ô! Cô còn quên chiếc khăn mùi soa này!
Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở
lại bàn, anh lấy chiếc khăn còn vo tròn cặp giữa cuốn sách
tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn
và vội quay đi.
( Theo Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Hai đặc tính của hàm ý:
- Hàm ý có thể giải đoán
được: Người nghe có năng
lực thì có thể đoán ra hàm
ý trong lời nói có chứa hàm
ý.
Hàm ý có thể chối bỏ được:
Người nói luôn luôn có thể
chối bỏ rằng họ không thông
báo hàm ý nào đó trong lời
nói của mình, tức là người nói
có thể không chịu trách
nhiệm về hàm ý chứa trong lời
nói của chính họ.

Hàm ý dùng chung và hàm ý dùng riêng:
Hàm ý dùng chung:
Hàm ý dùng riêng:
- Là kiểu hàm ý được nhiều
người dùng, dùng một cách
phổ biến trong những tình
huống tương tự.
Ý nghĩa hàm ẩn trong
những tình huống này
thường dễ dàng nhận biết
vì nó thông dụng.
Cũng có những hàm ý
chỉ có thể giải đoán được
khi gắn nó với những tình
huống cụ thể, tách ra khỏi
Tình huống đó thì hoặc có
thể không giải đoán được
hoặc là có thể hiểu khác đi.
- Kiểu hàm ý này được
gọi là hàm ý dùng riêng hay
hàm ý đặc dụng.
? Cho hai ví dụ sau, đâu là ví dụ có chứa hàm ý dùng
chung, đâu là vớ d? ch?a hàm ý dùng riêng?
B trọ học ở thành phố, B có
người bạn là A. Một lần mẹ
của B lên thăm. Tối hôm
sau bà mẹ phải ra ga xe lửa
để về quê. A gặp B, hai người
nói chuyện với nhau.
A: Tối mai cậu có đi sinh nhật
Nam không?
B: Tối mai mẹ tớ về quê.
A: Đành vậy.
Một nhóm bạn 5 người
rủ nhau đi xem phim,
trong đó A và B chịu
trách nhiệm mua vé cho
cả nhóm.
A: Mua được vé chưa?
B: Mua được 3 vé rồi.
Hàm ý dùng riêng
Hàm ý dùng chung
Đọc đoạn hội thoại sau:

An: Hôm nay bạn cho tớ đi nhờ nhé!
- Bình: Tớ đã hẹn đón Nam hôm qua rồi.
? Hãy cho biết, Bình có cho An đi nhờ không? Dựa
vào đâu mà em biết được điều đó?
- Bình không cho An đi nhờ. Vì Bình đã hẹn đón Nam từ hôm qua, nghĩa là Bình đã cho Nam đi nhờ, nhưng Bình không nói thẳng ra là “Không, tớ không cho bạn đi nhờ được!” mà nói có hàm ý để An hiểu.
Đäc kÜ ®o¹n héi tho¹i sau:
A: Này, hôm qua tớ đi qua chợ thấy một cái áo rất đẹp, hợp với tuổi mỡnh lắm!
B: Thế à? Bạn mua nó rồi à?
A: Con lợn nhựa của tớ đã bỏ ra để mua sách vở hồi đầu nam rồi!
? Cho biết: A nói với người bạn có mua cái áo hay không?
Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
A nói với người bạn của mình về cái áo nhưng không mua áo.
Vì tiền của bạn để dành đã dùng vào việc mua sách vở hồi đầu năm rồi, nên không còn tiền để mua áo nữa.
- A không nói rõ với B là “Tớ không có tiền” mà nói theo kiểu hàm ý.
? Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý xem
chúng giống và khác nhau như thế nào?
Nghĩa tường minh
Nghĩa hàm ý
Giống
Khác
- Là nghĩa hiểu trực
tiếp.
- Là nghĩa phải suy
ra từ những từ ngữ
diễn đạt
- Đều là nội dung thông báo của người nói
Gửi đến người nghe.
Bài tập tình huống
Trống vào lớp đã 10 phút mà Hiếu mới hớt hơ hớt hải
chạy vào lớp. Thầy giáo nhìn đồng hồ nói: “......................”
Em hãy diễn đạt ý muốn nói của thầy giáo trong tình huống
sau đây bằng một câu có nghĩa tường minh và một câu có
dùng hàm ý?
- Nghĩa tường minh: “Em đến muộn mất 10 phút.”
- Nghĩa hàm ý: 1, “Em có đồng hồ không?”
2, “Em có nghe thấy trống báo vào lớp không?”
3, “Tối qua em thức khuya hả?”

Ghi nhớ:
Nghĩa tường minh là phân thông báo được diễn đạt trực tiếp
bằng từ ngữ trong câu. Hàm ý là phân thông báo tuy không
được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ nhưng có thể suy ra
từ những từ ngữ ấy.
Bài tập 1.a(75): Câu nào trong đoạn trích trên cũng
cho thấy ông họa sĩ cũng chưa muốn chia tay anh
thanh niên? Từ ngữ nào giúp em nhận ra điều ấy?
Câu “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy nhà họa
sĩ cũng chưa muốn chia tay anh thanh niên.
Cụm từ “tặc lưỡi” giúp em nhận ra điều ấy. Đây là
cách dùng “hình ảnh” để diễn đạt ngôn ngữ nghệ thuật.
Bài tập 1.b(75): Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái
trong câu cuối đoạn văn. Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên
quan đến chiếc khăn mùi soa?
Trong câu cuối đoạn văn, những từ ngữ miêu tả thái độ của cô
gái liên quan đến chiếc khăn mùi soa là:
+ Mặt đỏ ửng(ngượng)
+ Nhận lại chiếc khăn(không tránh được)
+ Quay vội đi(quá ngượng)
Qua các hình ảnh này, có thể thấy cô gái đang bối rối đến vụng
về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại chiếc khăn
làm kỉ niệm cho người thanh niên, thế mà anh lại thật thà tưởng
cô bỏ quên nên gọi cô để trả lại. Thực ra cô ngượng vì ông
họa sĩ dày dạn kinh nghiệm và tinh tế sẽ nhận ra tất cả.
Bài tập 2(75): Hãy cho biết hàm ý của câu in đậm
trong đoạn trích :
- Câu in đậm là “Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi
sớm quá.”
Hàm ý là “Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè
đấy, hãy pha nước chè và mời ông ấy uống đi.”
Bài tập 3(75+76): Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn
trích sau và cho biết nội dung của hàm ý:
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải
gọi nhưng lại nói trổng:
Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi
“Ba vô ăn cơm”.
Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Hàm ý: Ông vô ăn cơm đi.
Bài tập 4(76): Đọc các đoạn trích sau đây (trích từ
truyện ngắn “Làng” của Kim Lân), cho biết những
câu in đậm có phải là câu chứa hàm ý không. Vì sao?
“- Hà, nắng gớm, về nào...”
Là câu nói lảng sang chuyện khác, không chứa hàm ý.


b) “- Tôi thấy người ta đồn...”



L� cõu núi d? dang, chua h?t ý, cõu b? l?ng khụng ch?a
h�m ý gỡ.
C?n phõn bi?t rừ s? khỏc nhau gi?a h�m ý v� cõu núi l?ng
(núi trỏnh sang chuy?n khỏc d? trỏnh d? t�i dang b�n vỡ m?t
lớ do t? nh? n�o dú; cũn núi l?ng l� dang núi thỡ b? ngu?i khỏc
c?t ngang ho?c khụng mu?n núi h?t cõu)
Bài tập vận dụng:
Hãy viết một đoạn đối thoại trong đó có
sử dụng nghĩa tường minh hoặc nghĩa hàm ý.
Học thuộc lòng ghi nhớ(SGK).
Hoàn thành các bài tập còn lại.
Tiếp tục viết đoạn văn có sử dụng nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý.
- Chuẩn bị bài “Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ”
Hướng dẫn về nhà:

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Quyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)