Bài 24. Cường độ dòng điện
Chia sẻ bởi Nguyễn Kim Trang |
Ngày 22/10/2018 |
22
Chia sẻ tài liệu: Bài 24. Cường độ dòng điện thuộc Vật lí 7
Nội dung tài liệu:
TIẾT 28:
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cường độ dòng điện:
Số chỉ của Ampe kế mắc trong một mạch điện là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó. Dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe kí hiệu là A.
Để đo dòng điện có cường độ nhỏ hơn người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu mA.
2. Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện: trên mỗi Ampe kế đều có ghi chữ A (hoặc mA); mỗi Ampe kế có GHĐ và ĐCNN nhất định nào đó.
3. Để đo cường độ dòng điện, ta lựa chọn ampe kế có GHĐ phù hợp rồi mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn cần đo theo đúng quy định về cách nối dây vào các núm của Ampe kế.
1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 4
CÂU 5
CÂU 6
CÂU 7
CÂU 8
CÂU 9
CÂU 10
CÂU 11
CÂU 12
B. BÀI TẬP
1. Mối liên hệ giữa số chỉ Ampe kế với cường độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?
Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
2. Chọn cụm từ chính xác nhất điền vào chỗ trống.
Số chỉ của ampe kế là……..dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì………của nó càng lớn.
cường độ, cường độ
giá trị, giá trị
giá trị của cường độ, cường độ
giá trị của cường độ, giá trị
3. Phát biểu nào dưới đây chưa thật chính xác?
Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng.
Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng.
Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không.
Liên hệ giữa ampe với miliampe là: 1A = 1000mA.
Liên hệ giữa miliampe với ampe là: 1mA = 0,01A.
Đơn vị của cường độ dòng điện là: ampe, kí hiệu là: A.
Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế và miliampe kế.
4. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
5. Ampe kế nào đưới dây phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin có cường độ lớn nhất là 0.35A:
Ampe kế có giới hạn đo: 100mA.
Ampe kế có giới hạn đo: 2A.
Ampe kế có giới hạn đo: 0,5A.
Ampe kế có giới hạn đo: 1A
6. Nên chọn ampe kế nào dưới dây để đo dòng điện có cường độ trong khoảng 1A chạy qua quạt điện?
GHĐ: 2A; ĐCNN: 0,2A.
GHĐ: 500mA; ĐCNN: 10mA.
GHĐ: 200mA; ĐCNN: 5mA.
GHĐ: 1,5A; ĐCNN: 0,1A.
7.Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị là sai ?
1,28A = 1280mA.
32mA = 0,32A.
0,35A = 350mA.
425mA = 0,425A.
8. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất?
0,7A.
0,4A.
0,45A.
0,48A.
9. Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có cường độ sau đây qua bếp, hỏi trường hợp nào sau dây may-so của bếp sẽ bị đứt?
4,5A.
4,3A.
3,8A.
5,5A.
10. Chọn kết luận sai trong các kết luận dưới đây?
Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng sinh lý càng yếu.
Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt của nó càng lớn.
Cường độ dòng điện càng lớn thì tính chất từ của nam châm điện càng mạnh.
Trong cùng một khoảng thời gian, cường độ dòng điện càng lớn thì lượng đồng bám vào thỏi than càng nhiều.
11. Kí hiệu nào sau đây ghi trên mặt dụng cụ đo điện không tương ứng với dụng cụ đo cường độ dòng điện?
Chữ V.
Chữ A.
Chữ mA.
Chữ µA.
12. Trên một cầu chì có ghi con số 1A. Ý nghĩa của con số này là:
cường độ dòng điện đi qua cầu chì nhỏ hơn 1A.
cường độ dòng điện đi qua cầu chì bằng 1A.
cường độ dòng điện đi qua cầu chì lớn hơn 1A.
cường độ dòng điện đi qua cầu chì vượt quá 1A thì cầu chì sẽ bị đứt.
2. CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT
a. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh, yếu khác nhau tùy thuộc vào …………………………
Để đo cường độ dòng điện người ta dùng một dụng cụ gọi là ………… Số chỉ của ampe kế là giá trị của ……………………….. qua mạch.
……………...............được kí hiệu bằng I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ……….. Kí hiệu là ……
cường độ dòng điện
Ampe
cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện
A
Ampe kế
b. Đổi đơn vị cho các giá trị cường độ dòng điện sau đây:
0,375A = …………mA
1,15A = …………mA
0,08A = …………mA
320mA = …………A
1025mA = ………..A
58mA = …………A
375
1150
80
0,32
1,025
0,058
TUỔI TRẺ CỦA AN-ĐRÊ MA-RI AM-PE MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
C. BÀI ĐỌC THÊM
An-đrê Ma-ri Am-pe sinh ngày 20 tháng 1 năm 1775, ông là con một nhà buôn tơ lụa khá giả ở thành phố Li-ông nước Pháp.
Khi còn nhỏ, Am-pe rất ham thích đọc sách. Năm lên bốn tuổi, Am-pe đã tự học đọc, học viết, lên tám tuổi cậu bé Am-pe đã thuộc lòng nhiều trang sách có hình vẽ trong bộ Bách khoa toàn thư.
Năm lên muời tuổi, vì muốn đọc sách toán của các nhà khoa học học nổi tiếng, Am-pe đã tự học thành công tiếng La-tinh. Khi mới mười hai tuổi, câu bé đã đọc xong 20 tập của bộ Bách khoa toàn thư và tất cả các sách có trong tủ sách gia đình. Từ đó Am-pe phải đi đọc sách trong thư viện của thành phố Li-ông. Năm mười hai tuổi, Am-pe đã đọc gần hết các tác phẩm về vật lý học, toán học, triết học … xuất bản từ trước đến thời đó.
Sau khi cha chết, gia đình Am-pe sa sút, với vốn kiến thức của mình, Am-pe xin đi dạy học nhưng không trường nào nhận vì ông không có bằng cấp! Tuy cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng Am-pe vẫn say mê nghiên cứu môn toán và đặc biệt hứng thú với việc ứng dụng công thức toán học vào vật lý … cuối cùng ông cũng nhận được một công việc ở nhà trường như một thầy giáo thực thụ.
Am-pe có một trực giác khoa học hết sức nhạy bén, đồng thời cũng là một một nhà thực nghiệm tài ba, ông đã tự thiết kế, chế tạo những công cụ thí nghiệm phục vụ cho những thí nghiệm của minh. Những thành tựu rực rỡ của 10 năm nghiên cứu khoa học đã nâng người giáo viên Trung học lên địa vị Viện sĩ viện hàn lâm nước Pháp, giáo viên Đại học Bách khoa Pa-ri. Điện học là một trong số những công trình lớn của ông, Am-pe mất ngày 10 tháng 7 năm 1836, để ghi nhớ công lao của ông với khoa học người ta đã dùng tên ông để đặt cho đơn vị cường độ dòng điện.
BÀI HỌC KẾT THÚC
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Cường độ dòng điện:
Số chỉ của Ampe kế mắc trong một mạch điện là giá trị của cường độ dòng điện trong mạch đó. Dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe kí hiệu là A.
Để đo dòng điện có cường độ nhỏ hơn người ta dùng đơn vị miliampe, kí hiệu mA.
2. Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện: trên mỗi Ampe kế đều có ghi chữ A (hoặc mA); mỗi Ampe kế có GHĐ và ĐCNN nhất định nào đó.
3. Để đo cường độ dòng điện, ta lựa chọn ampe kế có GHĐ phù hợp rồi mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn cần đo theo đúng quy định về cách nối dây vào các núm của Ampe kế.
1. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
CÂU 1
CÂU 2
CÂU 3
CÂU 4
CÂU 5
CÂU 6
CÂU 7
CÂU 8
CÂU 9
CÂU 10
CÂU 11
CÂU 12
B. BÀI TẬP
1. Mối liên hệ giữa số chỉ Ampe kế với cường độ sáng của đèn được 4 học sinh phát biểu như sau. Hỏi phát biểu nào dưới đây là sai?
Đèn chưa sáng khi số chỉ ampe kế còn rất nhỏ.
Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
Số chỉ của ampe kế giảm đi thì độ sáng của đèn giảm đi.
Số chỉ của ampe kế và độ sáng của đèn không liên hệ gì với nhau.
2. Chọn cụm từ chính xác nhất điền vào chỗ trống.
Số chỉ của ampe kế là……..dòng điện. Dòng điện càng mạnh thì………của nó càng lớn.
cường độ, cường độ
giá trị, giá trị
giá trị của cường độ, cường độ
giá trị của cường độ, giá trị
3. Phát biểu nào dưới đây chưa thật chính xác?
Cường độ dòng điện càng lớn thì đèn càng sáng.
Độ sáng của đèn phụ thuộc vào cường độ dòng điện.
Cường độ dòng điện quá nhỏ thì đèn không sáng.
Đèn không sáng có nghĩa là cường độ dòng điện bằng không.
Liên hệ giữa ampe với miliampe là: 1A = 1000mA.
Liên hệ giữa miliampe với ampe là: 1mA = 0,01A.
Đơn vị của cường độ dòng điện là: ampe, kí hiệu là: A.
Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế và miliampe kế.
4. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
5. Ampe kế nào đưới dây phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin có cường độ lớn nhất là 0.35A:
Ampe kế có giới hạn đo: 100mA.
Ampe kế có giới hạn đo: 2A.
Ampe kế có giới hạn đo: 0,5A.
Ampe kế có giới hạn đo: 1A
6. Nên chọn ampe kế nào dưới dây để đo dòng điện có cường độ trong khoảng 1A chạy qua quạt điện?
GHĐ: 2A; ĐCNN: 0,2A.
GHĐ: 500mA; ĐCNN: 10mA.
GHĐ: 200mA; ĐCNN: 5mA.
GHĐ: 1,5A; ĐCNN: 0,1A.
7.Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị là sai ?
1,28A = 1280mA.
32mA = 0,32A.
0,35A = 350mA.
425mA = 0,425A.
8. Một bóng đèn pin chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,5A. Nếu cho dòng điện có cường độ dưới đây chạy qua đèn thì trường hợp nào đèn sáng mạnh nhất?
0,7A.
0,4A.
0,45A.
0,48A.
9. Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có cường độ sau đây qua bếp, hỏi trường hợp nào sau dây may-so của bếp sẽ bị đứt?
4,5A.
4,3A.
3,8A.
5,5A.
10. Chọn kết luận sai trong các kết luận dưới đây?
Cường độ dòng điện càng lớn thì tác dụng sinh lý càng yếu.
Dòng điện càng mạnh thì tác dụng nhiệt của nó càng lớn.
Cường độ dòng điện càng lớn thì tính chất từ của nam châm điện càng mạnh.
Trong cùng một khoảng thời gian, cường độ dòng điện càng lớn thì lượng đồng bám vào thỏi than càng nhiều.
11. Kí hiệu nào sau đây ghi trên mặt dụng cụ đo điện không tương ứng với dụng cụ đo cường độ dòng điện?
Chữ V.
Chữ A.
Chữ mA.
Chữ µA.
12. Trên một cầu chì có ghi con số 1A. Ý nghĩa của con số này là:
cường độ dòng điện đi qua cầu chì nhỏ hơn 1A.
cường độ dòng điện đi qua cầu chì bằng 1A.
cường độ dòng điện đi qua cầu chì lớn hơn 1A.
cường độ dòng điện đi qua cầu chì vượt quá 1A thì cầu chì sẽ bị đứt.
2. CÂU HỎI ĐIỀN KHUYẾT
a. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống:
Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh, yếu khác nhau tùy thuộc vào …………………………
Để đo cường độ dòng điện người ta dùng một dụng cụ gọi là ………… Số chỉ của ampe kế là giá trị của ……………………….. qua mạch.
……………...............được kí hiệu bằng I. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ……….. Kí hiệu là ……
cường độ dòng điện
Ampe
cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện
A
Ampe kế
b. Đổi đơn vị cho các giá trị cường độ dòng điện sau đây:
0,375A = …………mA
1,15A = …………mA
0,08A = …………mA
320mA = …………A
1025mA = ………..A
58mA = …………A
375
1150
80
0,32
1,025
0,058
TUỔI TRẺ CỦA AN-ĐRÊ MA-RI AM-PE MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
C. BÀI ĐỌC THÊM
An-đrê Ma-ri Am-pe sinh ngày 20 tháng 1 năm 1775, ông là con một nhà buôn tơ lụa khá giả ở thành phố Li-ông nước Pháp.
Khi còn nhỏ, Am-pe rất ham thích đọc sách. Năm lên bốn tuổi, Am-pe đã tự học đọc, học viết, lên tám tuổi cậu bé Am-pe đã thuộc lòng nhiều trang sách có hình vẽ trong bộ Bách khoa toàn thư.
Năm lên muời tuổi, vì muốn đọc sách toán của các nhà khoa học học nổi tiếng, Am-pe đã tự học thành công tiếng La-tinh. Khi mới mười hai tuổi, câu bé đã đọc xong 20 tập của bộ Bách khoa toàn thư và tất cả các sách có trong tủ sách gia đình. Từ đó Am-pe phải đi đọc sách trong thư viện của thành phố Li-ông. Năm mười hai tuổi, Am-pe đã đọc gần hết các tác phẩm về vật lý học, toán học, triết học … xuất bản từ trước đến thời đó.
Sau khi cha chết, gia đình Am-pe sa sút, với vốn kiến thức của mình, Am-pe xin đi dạy học nhưng không trường nào nhận vì ông không có bằng cấp! Tuy cuộc sống khó khăn và thiếu thốn nhưng Am-pe vẫn say mê nghiên cứu môn toán và đặc biệt hứng thú với việc ứng dụng công thức toán học vào vật lý … cuối cùng ông cũng nhận được một công việc ở nhà trường như một thầy giáo thực thụ.
Am-pe có một trực giác khoa học hết sức nhạy bén, đồng thời cũng là một một nhà thực nghiệm tài ba, ông đã tự thiết kế, chế tạo những công cụ thí nghiệm phục vụ cho những thí nghiệm của minh. Những thành tựu rực rỡ của 10 năm nghiên cứu khoa học đã nâng người giáo viên Trung học lên địa vị Viện sĩ viện hàn lâm nước Pháp, giáo viên Đại học Bách khoa Pa-ri. Điện học là một trong số những công trình lớn của ông, Am-pe mất ngày 10 tháng 7 năm 1836, để ghi nhớ công lao của ông với khoa học người ta đã dùng tên ông để đặt cho đơn vị cường độ dòng điện.
BÀI HỌC KẾT THÚC
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Kim Trang
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)